Landmarks

Đình Lâu Thượng

Đình Sử

Đình Lâu Thượng - ĐTH Phú Thọ

Tổng quan

Đình Lâu Thượng còn gọi là đình Sử toạ lạc tại làng Lâu Thượng, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.  Đình thờ thành hoàng là Hai Bà Trưng, là những người phụ nữ tiêu biểu cho nước Nam buổi đầu Công Nguyên.

Đình được xây dựng ở cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa, lần trùng tu lớn cuối cùng là vào năm 1936, lát gạch nền, thay tám đầu dư bằng tám con nghê, thay một số ngui và đảo lại ngói. Đình là nhà 4 mái cao rộng, lợp ngói mũi hài và với 4 góc đao cong vút. Các bộ phận xà, cốn, kẻ, đầu kèo đều được chạm theo lối đục kênh bong, thể hiện rồng phượng, nghê. Đình có cấu trúc kiểu chữ Đinh 丁 chiều dài 28m, chiều rộng cả hậu cung là 22m, với 60 cột gần 5 gian. Đình có lầu bằng gỗ xoan. Trong đình có nhiều bức chạm đặc biệt, ở bức chạm thứ 7 là một cụ già mặc áo dài, nét mặt hiền hậu hai tay đặt lên gối, chân xếp chữ ngũ, toàn bộ toát lên một cụ già khoan thai, nhân hậu. Phong cách trang trí ở đình Lâu Thượng khác với các đình cùng thời ở khối lượng công việc, hình khối, lối chạm bong đục thủng với bàn tay phóng khoáng hơn và đa dạng hơn.

Hiện trong đình còn lưu giữ khá nhiều đồ thủ công mỹ nghệ, tượng tròn Hai Bà Trưng, hương án, sập thờ, hoành phi, câu đối…được chạm trổ khá tinh vi, có thể tháo lắp, tương truyền do ông giám quốc họ Vũ quê ở Thọ Lão, người hộ tống vua Lê chạy loạn qua đây để lại cho làng thờ.

Hàng năm làng Lâu Thượng mở hội tại đình Lâu Thượng từ ngày 9 đến ngày 11 tháng Giêng âm lịch.

Đình Lâu Thượng còn gọi là đình Sử toạ lạc tại làng Lâu Thượng, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Đình thờ thành hoàng là Hai Bà Trưng, là những người phụ nữ tiêu biểu cho nước Nam buổi đầu Công Nguyên.

Lịch sử - kiến trúc

Đình được xây dựng ở cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa, lần trùng tu lớn cuối cùng là vào năm 1936, lát gạch nền, thay tám đầu dư bằng tám con nghê, thay một số ngui và đảo lại ngói. Đình là nhà 4 mái cao rộng, lợp ngói mũi hài và với 4 góc đao cong vút. Các bộ phận xà, cốn, kẻ, đầu kèo đều được chạm theo lối đục kênh bong, thể hiện rồng phượng, nghê. Đình có cấu trúc kiểu chữ Đinh chiều dài 28m, chiều rộng cả hậu cung là 22m, với 60 cột gần 5 gian. Đình có lầu bằng gỗ xoan. Trong đình có nhiều bức chạm đặc biệt, ở bức chạm thứ 7 là một cụ già mặc áo dài, nét mặt hiền hậu hai tay đặt lên gối, chân xếp chữ ngũ, toàn bộ toát lên một cụ già khoan thai, nhân hậu. Phong cách trang trí ở đình Lâu Thượng khác với các đình cùng thời ở khối lượng công việc, hình khối, lối chạm bong đục thủng với bàn tay phóng khoáng hơn và đa dạng hơn.

Di vật

Hiện trong đình còn lưu giữ khá nhiều đồ thủ công mỹ nghệ, tượng tròn Hai Bà Trưng, hương án, sập thờ, hoành phi, câu đối…được chạm trổ khá tinh vi, có thể tháo lắp, tương truyền do ông giám quốc họ Vũ quê ở Thọ Lão, người hộ tống vua Lê chạy loạn qua đây để lại cho làng thờ.

Lễ hội

Hàng năm làng Lâu Thượng mở hội tại đình Lâu Thượng từ ngày 9 đến ngày 11 tháng Giêng âm lịch.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]















Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đình Lâu Thượng
Địa chỉ Unnamed Road, tp. Việt Trì, Phu Tho Province, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2014-10-17 18:04:06
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất