Landmarks

Mộ ông bà Bá hộ Xường

Mộ ông Lý Tường Quan và bà Nguyễn Thị Lâu

Tổng quan

Bá hộ Lý Tường Quang (1842 – 1896) hay còn gọi là Bá hộ Xường, tự là Phước Trai, gốc người Minh Hương. Đương thời, ông làm thông ngôn cho chính quyền Pháp, về sau ông bỏ việc ra làm thương mại và giàu lên nhanh chóng. Ông được xếp thứ ba trong “Tứ đại phú gia” ở Sài Gòn xưa gồm: Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.

Sau khi qua đời, ông được các con xây ngôi mộ to lớn có kiến trúc pha trộn kiểu Việt-Hoa-Pháp. Năm 1917, người vợ thứ của ông là bà Nguyễn Thị Lâu qua đời cũng được an táng cạnh ông. Hơn trăm năm bể dâu, ngôi mộ của ông bà hiện vẫn còn nguyên trạng và đã được xếp hạng là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp thành phố.

(Nguyễn Hữu Lộc)

Bá hộ Xường: Đại gia ngành thực phẩm
Bá hộ Xường (1842 – 1896) tên thật là Lý Tường Quan, tên tự là Phước Trai, là nhân vật thứ ba trong Tứ đại phú hộ đất Sài Gòn. Cuộc đời và sự nghiệp của Bá hộ Xường - Lý Tường Quan được ghi chép lại rất ít, hầu hết chỉ còn lưu lại trong những giai thoại. Theo đó, Lý Tường Quan là người Minh Hương (Hoa Kiều trung thành với nhà Minh) chống lại nhà Thanh nên đến lánh nạn ở miền Nam Việt Nam. Thông thạo cả tiếng Hoa lẫn tiếng Pháp, Lý Tường Quan trở thành thông ngôn cho Pháp và được chính quyền thực dân tin tưởng, trọng dụng. Tuy vậy, địa vị mà nghề thông ngôn mang lại không làm Lý Tường Quan thỏa mãn. Khoảng năm 30 tuổi, ông bỏ nghề này và nhảy vào thương trường. Lĩnh vực mà Lý Tường Quan nhắm đến là cung cấp lương thực, thực phẩm cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Biết tranh thủ thời cơ khan hiếm hàng hóa, lại giỏi lấy lòng quan Tây để được che chở, nâng đỡ, ông nhanh chóng trở thành đại gia số một trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm lúc bấy giờ. Do Tường Quan còn có tên khác là Xường, lại rất giàu có, nên người dân thường gọi ông là Bá hộ Xường. Với lợi nhận từ việc kinh doanh thịt cá, Bá hộ Xường bắt đầu mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán, gia sản lại càng được mở rộng. Dinh thự của Bá hộ Xường rất bề thế, ngày nay tọa lạc trên đường Hải Thượng Lãn Ông, được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Một công trình khác ông để lại là khu nhà mồ cổ xây dựng năm 1896, hiện thuộc địa phận quận Tân Bình, TP HCM. Toàn bộ công trình tuy không đồ sộ nhưng rất khoáng đạt và tinh tế, là sự kết hợp của lối kiến trúc gôtich với phong cách Á Đông. Bá hộ Xường qua đời năm 1896. Sau khi ông mất, hầu hết tài sản bị con cháu ăn xài, tiêu phí hết.

Bài viết: http://news.zing.vn/4-phu-ho-lung-danh-dat-Sai-Gon-giau-co-nao-post289932.html

Nguồn Zing News

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Khu mộ cụ Lý Tường Quan nằm trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP.HCM), trên khu đất khá rộng. Mộ cụ Lý Tường Quan mang nhiều nét độc đáo của kiến trúc cổ Trung Hoa: có nhà mồ (nhà mái che), mặt tiền nhà mồ có cửa vòm chính giữa, trên vòm cửa có chữ Lý (Hán tự, chỉ họ Lý) hai bên trang trí dây leo hoa lá, trái quả...
Sinh thời, ông Lý Tường Quan và bà Nguyễn Thị Lâu sống trong ngôi nhà lớn cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp ngói. Ngôi nhà cổ có niên đại hơn 130 năm hiện vẫn còn tại số 292 Hải Thượng Lãn Ông, Q.5, TP.HCM.
Mộ của cụ Lý Tường Quan (lập năm 1896) và của bà Nguyễn Thị Lâu (lập năm 1913) là những ngôi mộ cổ đã hơn 100 năm. Đến nay khu mộ này vẫn giữ được dáng vẻ khang trang, uy nghi và mỹ thuật là nhờ vẫn còn nhiều hậu duệ sớm hôm gìn giữ nhang khói.
Con cháu cụ Lý hiện nay vẫn còn đông. Đa số sống rải rác tại TP.HCM, một số khác hiện sống ở nước ngoài (Mỹ, Canada…). Mỗi năm đến ngày cúng giỗ cụ Lý, con cháu đều tề tựu đông đủ bên lăng mộ cụ, thắp nhang bày cỗ tỏ lòng tri ân…
Dưới đây là loạt ảnh cận cảnh khu mộ cụ Lý Tường Quan:



 © Chữ “Lý” (biểu trưng cho họ Lý) và tấm “Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố” trước cổng chính nhà mồ...

 © Tượng đá khắc chạm 2 người nam nữ đứng hầu, quay mặt vào hương án trước mộ. Theo tư liệu lưu truyền của dòng họ...

 © Bia mộ cụ ông có 3 hàng chữ Hán (dịch nghĩa: “Phần mộ ông hiền khảo Lý Tường Quan, nhận chức Chánh đại phu vào đời...

 © Tượng người nữ (Kiều Thoại Hương) có khuôn mặt nhu mì, sống mũi cao, miệng như hé cười, hai tay nâng tách nước. Tóc...


 © Tượng người nam (Lương Phước Thắng) có thân hình vạm vỡ, đầu đội nón chóp, mặc áo dài, tay bưng hộp. Gấu áo và...


 © Mộ bà Nguyễn Thị Lâu (1847-1917) được an táng trong khuôn viên khu mộ, nằm song song với mộ chồng nhưng là mộ lộ thiên...


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Mộ ông bà Bá hộ Xường
Địa chỉ Phú Thọ Hòa, Phú Thọ Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2015-01-04 19:15:05
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất