Landmarks

Đền Sái

LỄ HỘI RƯỚC VUA GIẢ ĐỀN SÁI ( THỤY LÔI - THỤY LÂM - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI )

LỄ HỘI RƯỚC VUA GIẢ ĐỀN SÁI ( THỤY LÔI - THỤY LÂM - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI )
TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỀN SÁI ( XUÂN LÔI - THỤY LÂM - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI )

Tổng quan

Đền Sái tọa lạc trên núi Sái, ngọn núi lớn nhất trong bảy ngọn núi thiêng Thất Diệu Sơn, dân gian truyền rằng phong thủy của núi Sái được gọi là "Quy Xà hợp hình". Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ, cũng là nơi có lễ hội rước vua quy mô, độc đáo.

Đền ở làng Nhội (Đông Anh, Hà Nội) vốn có lịch sử lâu đời. Trong đền còn lưu giữ được nhiều di vật, đồ thờ nhưng đặc biệt có cây hương đá (1701) và những viên gạch lát vân rồng thời Lê. Hậu cung có tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là tượng thổ nhưng rất to lớn bề thế, ở thế ngồi tĩnh tại, dưới chân đế có chạm hình Quy - Xà tạo nên vẻ linh thiêng.

Thời vua An Dương Vương đền có tên gọi là Kim Khuyết Cung, thời nhà Mạc (1590) gọi là Quán Chân Linh, dân gian gọi là đền Sái.

Tương truyền vua An Dương Vương xây thành cứ ngày đắp đêm lại bị đổ, vì yêu ma Bạch Kê Tinh (tinh gà trắng) phá hoại. Ngày Tinh gà trắng trú ẩn ở núi Thất Diệu, đêm lại xuất hiện. Vua không có cách nào trừ khử, bèn lập đàn cầu khẩn, được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy (tức sứ Thanh Giang) hiện ra mách bảo kế giết Bạch Kê Tinh nên thành ốc mới xây xong. Tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên, vua đã cho xây đền trên đỉnh núi Thất Diệu để thờ. Đây cũng là nơi Huyền Thiên đã tu luyện và cũng được gọi là Vũ Đương Sơn.

Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra Thăng Long, đã đến núi Sái cầu Huyền Thiên và sinh được hoàng tử. Thấy công đức của Huyền Thiên rất to lớn, nhà vua đã cho xây đền Trấn Vũ (tức đền Quán Thánh) ở phía bắc kinh thành, xin rước hiệu duệ Huyền Thiên về ở đó để thờ. Đến năm 1677, tượng được đúc bằng đồng đen cao 3,96 m nặng bốn tấn. Huyền Thiên trở thành vị thần trấn ngự phía bắc của "Thăng Long tứ trấn".

Hằng năm cứ đến tiết xuân, vua Thục lại đại hội quan quân về bái yết. Về sau thấy đại giá đi lại làm hao phí của dân nên vua giao cho dân làng thay mặt mình thực hành nghi vệ Thiên tử, giả xưng quan tước, một đô tướng, một phó đô tướng, một quan trấn thủ, một quan Tán lý, một quan Đề Lĩnh, thay mặt Vua mà làm cho mạch nước bền dân cư yên ổn mãi mãi. Ngày nay, hằng năm dân làng lại chọn ra một người có đủ tài đức và có uy tín đóng vai vua và các quan tứ trụ cận vệ như Trấn thủ, Tán lý, Đề lĩnh, Thự vệ để rước vào ngày 11 tháng giêng.

Tuy lễ hội diễn ra vào những ngày đầu xuân, nhưng đến nơi đây vào dịp nào người dân cũng thấy hương vị lễ hội, cái uy nghi của văn hóa một thời. Sự tiếp nối truyền thống giúp cho nhân dân sống đoàn kết và phát huy hào khí cha ông./.

(dulich.org.vn)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Khi đang được rước từ đền về đình làng ở Đông Anh, kiệu chở chúa đã lật đổ xuống đường. Rất may, do được buộc bảo hiểm chặt nên cụ ông 70 tuổi không bị rơi ra ngoài.


 © Lễ hội đền Sái ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) diễn ra lúc 13h ngày 11/1 âm lịch nổi bật với nghi...

 © Hàng năm vào ngày này, người dân trong làng lại tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ...

 © Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành...

 © Và từ đó đến nay vào mỗi dịp ăn Tết xong, cả làng lại rộn rã tổ chức hội. Bắt đầu từ 13h, lễ khênh kiệu từ...

 © Chúa được vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua, cả hai ngồi trên kiệu buộc bảo hiểm chặt nhưng cũng phải hãi hùng mỗi...

 © Chúa được vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua, cả hai ngồi trên kiệu buộc bảo hiểm chặt nhưng cũng phải hãi hùng mỗi...

 © Khi kiệu về gần đến đình làng, pha lúng túng vấp chân của một thanh niên khênh kiệu đi đầu đã kéo theo hàng loạt người...

 © Chàng trai ngã bật ra xa 2 mét, may mắn người đóng vai chúa không bị chấn thương do đã được buộc chặt.

 © Người được đóng vai chúa (hay còn gọi là Thanh Trang) năm Giáp Ngọ là cụ Lê Quang Hân (70 tuổi). Đây là một trong hai lão...

 © Còn vua là cụ Trần Văn Chương (72 tuổi). Thỉnh thoảng vua đứng hẳn lên kiệu khua kiếm náo động đường làng.

 © Ngoài ra còn có bốn vị "quan tứ trụ triều đình", quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ (trên 60 tuổi)...

 © Dân làng được bữa cười sảng khoái, thích thú khi kiệu đi qua.

 © Trẻ em cũng được tham gia đóng vai quân lính tại lễ hội này.


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đền Sái
Địa chỉ Đường Thụy Lâm, Thuỵ Lâm, Đông Anh, Bắc Ninh, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2015-01-05 04:53:43
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất