Đình Khê Tang
Đình Thượng đình Hạ
Tổng quan
Với lịch sử lâu đời, Khê Tang giờ phát triển thành bốn thôn, có hai ngôi đình, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đình Cả tại thôn Thượng, vẫn còn dòng niên đại dựng đình khắc trên câu đầu, vào năm Chính Hoà thứ 19 (1698), đời vua Lê Hy Tông. Một bên câu đầu khắc năm trùng tu là niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 (1717), đời vua Lê Dụ Tông. Đình Hạ, hay gọi là đền, nguyên xưa là một am thờ nhỏ, đến cuối thời Lê đầu thời Tây Sơn được tu bổ lớn thành đình. Trước cửa có đôi linh vật voi, sấu rất cổ, bên trong có nhiều câu đối, hoành biển ca ngợi hai vị thành hoàng. Trước cửa hai ngôi đình hiện nay đều dựng tượng đài Hưng Đạo đại vương. Ba năm một lần, luân phiên mở hội làng Khê Tang vào ngày 15 tháng 2. Đình nào đăng cai, sẽ rước nhị vị Đại vương về đình đó đóng đám. (Nguồn: Nguyễn Phong)
Toạ độ
KHÊ TANG - TRỢ THÁNH HỘ QUỐC
Thuở nhỏ, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, được đưa về chùa Thắng Nghiêm của trang Khúc Thủy để Thiền sư Đạo Huyền dạy dỗ. Ngài ở đây tới 21 năm mới được đón ra kinh thành Thăng Long.
Năm 1285, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã về Thanh Oai, kêu gọi trai tráng trong phủ Ứng Thiên tham gia tòng quân, đánh giặc Nguyên Mông. Trang Khúc Thủy có 370, Khê Tang có 271 thanh niên tham gia quân ngũ, rèn vũ khí, luyện tập võ nghệ, thích trên tay hai chữ “Sát Thát”. Sau khi thắng giặc Nguyên Mông, Hưng Đạo vương đã trở lại mảnh đất này để tổ chức khen thưởng tướng sĩ và khao làng, khao xã. Lại xin với triều đình bảo hộ hai trang, miễn hết thuế khoá, phu dịch vĩnh viễn. Dân làng Khê Tang, cảm ơn ân đức dựng miếu phụng thờ Hưng Đạo đại vương làm phúc thần bảo hộ.
Sau này, đến cuối thời Trần, có con trai của Thượng tướng Trần Khát Chân là Trần Thông. Do cha bị Hồ Quý Ly giết hại, ngài phải ẩn cư ở vùng Khê Tang - Khúc Thuỷ rồi xuất gia tu hành tại chùa Yên Tử. Nhà Hồ bị diệt, giặc Minh xâm lược Đại Việt, Ngài đã xuống núi tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, mang theo 500 trai tráng Khê Tang, Khúc Thủy tòng binh. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ngài lại trở về đây sinh sống. Sau khi ngài hoá, nhân dân phối thờ cùng Hưng Đạo đại vương, nhà Lê gia phong thần hiệu là: Linh Thông Phổ Tế đại vương.
Với lịch sử lâu đời, Khê Tang giờ phát triển thành bốn thôn, có hai ngôi đình, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đình Cả tại thôn Thượng, vẫn còn dòng niên đại dựng đình khắc trên câu đầu, vào năm Chính Hoà thứ 19 (1698), đời vua Lê Hy Tông. Một bên câu đầu khắc năm trùng tu là niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 (1717), đời vua Lê Dụ Tông. Đình Hạ, hay gọi là đền, nguyên xưa là một am thờ nhỏ, đến cuối thời Lê đầu thời Tây Sơn được tu bổ lớn thành đình. Trước cửa có đôi linh vật voi, sấu rất cổ, bên trong có nhiều câu đối, hoành biển ca ngợi hai vị thành hoàng. Trước cửa hai ngôi đình hiện nay đều dựng tượng đài Hưng Đạo đại vương. Ba năm một lần, luân phiên mở hội làng Khê Tang vào ngày 15 tháng 2. Đình nào đăng cai, sẽ rước nhị vị Đại vương về đình đó đóng đám.
Thần tích có bài ca ngợi rằng:
Hai vị danh thần phụng một triều
Non sông vạn cổ mãi kính yêu
Cha con trung hiếu thơm trang sử
Cùng đất cùng trời đẹp, hùng, kiêu.
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
|
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2023-11-17 03:06:43 |
Các thành viên |
|
|
|
(715 m) |
(1.70 km) |
(1.90 km) |
(1.95 km) |
(1.97 km) |
(2.73 km) |
(3.26 km) |
(3.13 km) |
|