Landmarks

Chùa Keo

Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo tỉnh Thái Bình

Chùa Keo tỉnh Thái Bình
VÃNG CẢNH CHÙA KEO - THẦN QUANG TỰ
Chùa Keo tỉnh Thái Bình
Cửa rồng - chùa Keo Thái Bình (3D model)
Flycam chùa keo-thái bình

Tổng quan

Thần Quang Tự tên chữ của Chùa Keo. Chùa được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng, và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng đến 58.000m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Điểm nổi bật của chùa là gác chuông. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04 m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng một treo khánh đá 1,20 m và chuông đồng cao 1,30 m, đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69 m đúc vào năm 1796. Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, sở hữu kỷ lục: Ngôi chùa có gác chuông bằng gỗ cao nhất.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

(VOV5) - Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian theo kiểu “Nội Công, ngoại Quốc” trên 2022m2. Đó là các công trình kiến trúc chính như: tam quan, chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, hành lang, vườn tháp v.v…

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo gồm 2 cụm kiếm trúc: chùa là nơi thờ Phật và Đền thánh là nơi thờ đức Dương Không Lộ - vị quốc sư triều Lý đã có công dựng chùa.

Theo sử sách, Thiền sư Dương Không Lộ người làng Giao Thủy, phủ Hà Thanh, sinh năm 1016. Năm 29 tuổi ông đi tu. Năm 1061 sau khi sang Tây Trúc tu luyện về đạo Phật, ông về nước và cho dựng chùa Nghiêm Quang- tiền thân của chùa Thần Quang ngày nay. Năm 1167, đời vua Lý Anh Tông, nhà vua xuống chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang Tự thành Thần Quang tự.

Năm 1611, do sông Hồng sạt lở, chùa bị bão lũ làm đổ, nửa làng Dũng Nhuệ phiêu dạt sang tả ngạn sông Hồng. Thời đó có quan Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng cùng vợ là bà Lại Thị Ngọc Lễ xin chúa Trịnh Giang cho mời Cường Dũng Hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, vận động cả nước góp của xây dựng lại chùa. Qua 19 năm chuẩn bị, 28 tháng thi công, đến tháng 11 năm Nhâm Thân (1632) chùa Keo được tái tạo, khánh thành.

Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000m2.

Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian phân bố theo kiểu “Nội Công, ngoại Quốc” trên 2022m2. Đó là các công trình kiến trúc chính như: tam quan, chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, hành lang, vườn tháp v.v…

Trải qua gần 500 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo có từ thời Lê Trung hưng thế kỉ 17. Tháng 9-2012, Chùa Keo được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước.

Trong ánh nắng chiều tà của những ngày đầu hạ, cùng thưởng lãm nét kiến trúc độc đáo của chùa Keo cùng phóng viên Lan Anh:


 © Chùa Keo được xây dựng theo lối “Nội Công, ngoại Quốc”, tức là bên trong giống chữ Công (工), bên ngoài giống chữ...

 © Từ trên đê sông Hồng nhìn xuống, tam quan ngoại ẩn mình dưới bóng lá sum suê của cây đa cổ thụ tạo sự gần gũi.


 © Góc nhìn từ tam quan ngoại đến đến tam quan nội qua những hàng cột lim.

 © Tam quan nội nhìn từ xa in bóng xuống hồ xanh, mát lành. Hồ chữ nhật tạo sự tĩnh lặng ngăn cách thế giới ồn ào bên...

 © Men theo hồ là những hàng gạo cổ thụ



 © Tòa Tiền đường – tòa Thiêu hương – Phật kết cấu theo hình chữ Công là điểm đầu tiên khi bước qua tam quan nội.

 © Tấm bia đá điển hình về mỹ thuật thời Lê trung hưng đặt ở trước hiên Tiền đường.

 © Ánh nắng ban chiều qua khe hở giữa tòa Giá roi và Điện Phật




 © Khung cảnh sân chùa Keo yên bình

 © Con son đỡ đầu dư


 © Những nét chấm phá của chốn thiền môn

 © Trong tòa Giá roi có nhiều hoành phi và câu đổi cổ, có niên đại từ thời Nguyễn. Bức hoành phi lớn nhất ở giữa là “Lý...

 © Tháp chuông chùa Keo- một trong những biểu tượng không những của chùa Keo mà của cả những ngôi chùa Việt Nam


 © Những trang trí gỗ trên gác chuông chùa Keo. Điểm độc đáo của gác chuông là bằng những mộng gỗ xếp vào nhau mà không...

 © Khánh đá và cột cái gác chuông.


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Chùa Keo
Địa chỉ ĐT220B, làng Keo, Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình, Vietnam
Tôn giáoPhật giáo
Năm tạo lậpThời nhà Lý
Hệ pháiBắc tông
Tên chữThần Quang Tự
Thêm bởi admin
Vào ngày 2012-09-30 04:32:45
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất