Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt
Video1 |
Video1 |
Video2 |
XIN SÂM TẠI LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU |
Lăng Tả Quân Lê văn Duyệt, Bà Chiểu 1955 |
New Year In Vietnam (1949) |
|
Tổng quan
Lăng Ông Bà Chiểu, nói vắn tắt là Lăng Ông, có tên chữ là Thượng Công miếu. Đây là khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Vị trí, tên gọi
Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500 m² trên một gò đất cao[1], nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng .
Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt. Và do lệ kiêng cử tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân.
Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu [2].
Lịch sử
Trong công trình kiến trúc của lăng, được xây dựng sớm nhất là phần mộ [3].
Năm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếp gây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, xiềng xích sắt, trên dựng bia đá có khắc tám chữ Quyền yêm Lê Văn duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ. Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt[4]. Nhà vua xem sớ cảm động, truy phong cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ [5]. Theo nhà văn Sơn Nam, thì sau đó dân làng Long Hưng đem trình quan sở tại một người cháu nội của Lê Văn Phong (Phong là em ruột Tả quân) tên Lê Văn Thi, bấy lâu sợ tội với triều đình nên mãi trốn tránh. Sau đó, ông Thi được phép đến Bà Chiễu, lo việc chăm sóc Lăng Ông. Ngày nay ở trong miếu vẫn còn thờ ông Thi làm Tiền hiền [6].
Và từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914[7], việc cúng tế được tổ chức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần. Ngày 6 tháng 12 năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
(wikipedia)
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
Ảnh chụp năm 1967 (?). Tư liệu do bạn Nguyễn Mạnh Trung (fb Trung Manh) cung cấp.
Bài viết
- .:: Dung lac ::.
www.dunglac.org
- Đòn thù của vua Minh Mạng | Pháp lý Online
phaply.net.vn Nghị án đưa lên, vua Minh Mạng ra dụ có đoạn rằng: “Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau
- Báo Giáo dục Việt Nam - Bản in | Ngày Rằm tháng Bảy, thăm lại lăng Ông Bà Chiểu
giaoduc.net.vn
- bố susu: LĂNG ĐỨC TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (PHẦN 1)
bosusu.blogspot.com
- DIỄN ĐÀN XE HƠI VIỆT NAM • Xem chủ đề - Những ngôi mộ cổ xưa ở Sài Gòn,Gia Định
www.xehoivietnam.net
- Lê Văn Duyệt – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
- Lăng Ông (Bà Chiểu)
vi.wikipedia.org
- Lăng Ông Bà Chiểu - Cảm nhận Việt Nam
www.vncgarden.com Trang thông tin và chia sẻ về du lịch, văn hóa, cuộc sống.
Được thực hiện bởi Phạm Hoài Nhân và các bạn.
- Sài Gòn và những địa danh mang tên 'Ông', 'Bà' - VnExpress
vnexpress.net Từ Lăng Ông Bà Chiểu, đến xã Bà Điểm '18 thôn vườn trầu', cầu Thị Nghè, chợ Bà Hoa... đều mang những câu chuyện lịch sử của một thành phố hơn 300 năm tuổi.
- TP HCM dựng tượng đồng tả quân Lê Văn Duyệt - VnExpress
vnexpress.net TP HCM dựng tượng đồng tả quân Lê Văn Duyệt - VnExpress
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
22 Trịnh Hoài Đức, 1, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2012-09-30 08:39:00 |
Các thành viên |
|
|
|
(1.10 km) |
(1.35 km) |
(1.53 km) |
(1.57 km) |
(1.68 km) |
(1.77 km) |
(1.89 km) |
(2.00 km) |
|