Phủ Giầy
Video1 |
Video1 |
Video2 |
Tín ngưỡng thờ mẫu và nét đẹp kiến trúc Phủ Giầy |
|
Tổng quan
Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10 từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh.
Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng.
Thành ngữ có câu:
Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ
Cha là Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
PHỦ CHÍNH TIÊN HƯƠNG
Vân Cát giáng sinh, Vân Đình hiển tích. Ngọc phả lưu truyền Đệ Nhất Tiên Thiên Thánh Mẫu, là Liễu Hạnh công chúa con của Ngọc Hoàng Thượng đế, hạ sinh lần thứ hai vào nhà họ Lê tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, xứ Sơn Nam.
Lê thái bà sinh ra đức Tiên chúa vào năm Thiên Hựu thứ nhất (1557) đời vua Lê Anh Tông. Lê thái ông, nguyên gốc họ tông thất nhà Trần, vì loạn Hồ Quý Ly mà phải cải đổi tính danh, theo giấc mộng báo nên biết con mình ở cõi tiên giáng xuống, mới đặt tên là Thắng, hiệu Giáng Tiên. Lên 10 tuổi, đức Tiên chúa đã thuộc làu kinh sử, cầm kỳ thi hoạ tinh thông.
Sợ rằng con gái mệnh cao, sự nuôi dưỡng sinh bề bất trắc, trong thôn có nhà họ Trần, cũng thuộc dòng dõi hoàng gia tại Vân Cát ẩn cư, là chỗ thân tộc với Lê thái công. Công bàn với Lê thái bà cho Tiên chúa làm con mượn cửa, Trần công và phu nhân hết sức vui mừng, liền xây một lâu đài, khai mở vườn hoa để cho Tiên chúa dùng làm nơi tĩnh tâm đọc sách ngâm thơ.
Năm Tiên chúa 18 tuổi, lại có nhà họ Trần ở thôn Vân Đình cùng thuộc làng An Thái, cậy xin hỏi cưới Tiên chúa cho con mình là Trần Đào Lang. Tiên chúa chẳng muốn vấn vương chuyện cõi trần, một lòng tu đạo nhưng vì hiếu nghĩa với bốn vị cha mẹ nên đành thuận theo việc thế gian. Sau cũng sinh được một người con trai đặt tên Trần Nhâm, đến năm 20 tuổi Tiên chúa không bệnh mà thăng về cõi trời xác phàm bỏ lại.
Lưu luyến nhân gian, Tiên chúa nhiều lần linh hiển, vang danh nước Việt khắp nơi quốc đảo dân cầu. Nhà xưa ở Vân Cát triều đình cho dựng phủ thờ đánh dấu nơi Cố trạch, quê chồng thôn Vân Đình lại lập chính từ thờ phụng. Lịch triều ban tặng sắc phong, mỹ tự nối dài trăm chữ, thần kỳ bất tử được tôn làm thánh chủ đạo Mẫu Việt Nam!
Làng xưa là xã An Thái, thuộc đất Kẻ Dầy, từ thời Lê trung hưng Vân Cát tách ra lập xã riêng, chỉ còn các thôn Vân Đình, Tây Cầu, Nham Hiếu vẫn thuộc trong An Thái, đến đầu triều Nguyễn thì đổi thành Tiên Hương.
Cùng với phủ Dầy Vân Cát thì phủ Chính Tiên Hương là những di tích chính của quần thể di tích quốc gia Phủ Dầy, thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tại làng Tiên Hương ngày nay xoay quanh phủ Chính là rất nhiều các di tích liên quan như phủ Tổ, phủ Bóng (Du Nguyệt cung), lăng Thánh Mẫu, phủ Công Đồng, đền Khải Thánh.... Tạo thành một hệ thống đền phủ dày đặc, là nơi Thánh địa tối linh của đạo Thánh Mẫu.
Phủ Chính Tiên Hương hiện bảo tồn kiến trúc từ đợt trùng tu cuối triều Nguyễn, nên mang phong cách rất Huế. Trong phủ còn lưu giữ nhiều thần phả, thần sắc, hiện vật từ thời Lê - Nguyễn. Hai bên tả hữu là những tấm bia đá chủ yếu từ thời Nguyễn, san khắc về lịch sử xây dựng phủ và công đức của tín đạo thập phương. Trước cửa phủ là hồ bán nguyệt, lan can đá bao quanh, chạm khắc tỉ mỉ công phu, lại có tấm bình phong cũng bằng đá, mặt trước khắc bài minh văn. Giữa sân dựng phương đình, lan can và thành bậc chạm đá, hình rồng hình hổ sống động vô cùng.
Câu đối trong phủ đề rằng:
- Tam thế luân hồi, vu Vỉ Nhuế vu Vân Cát vu Nga Sơn, ngũ bách dư niên quang thực lục,
- Lịch triều ba cổn, vi đế nữ vi đại vương vi chúng mẫu, ức thiên vạn cổ điện danh bang.
Bài viết
- Khu di tích Phủ Dày | Huyện Vụ Bản | Nam Định | Việt nam
datphonghangngay.com Khu di tích thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Dóng
- Nam Định Portal - Khu di tích Phủ Giầy
namdinh.gov.vn
- Phủ Dầy – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
- Vns360 - Ẩm thực, Du lịch, Giải trí, Làm đẹp, Gian hàng
vns360.vn Vns360 - Ẩm thực, Du lịch, Giải trí, Làm đẹp, Gian hàng
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
TL 56, Phủ Giày, Kim Thái, Vu Ban District, Nam Dinh, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2012-10-08 03:11:23 |
Các thành viên |
|
|
|
(2.14 km) |
(5.57 km) |
(6.70 km) |
(7.35 km) |
(10.91 km) |
(11.07 km) |
(11.92 km) |
(12.12 km) |
|