Lăng Nguyễn Công Triều
Tổng quan
Lăng mộ của ông Nguyễn Công Triều, ở xã Đông La, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Ông là vị quan triều Lê. Lăng dựng năm 1677, khuôn viên dài 13,57m, rộng 4,87m. Kết cấu còn lại là ba nếp nhà.
Từ
đường gồm 2 nếp nhà đều 5 gian – nhà ngoài để hành lễ, nhà trong đặt 5
bậc thờ. Hiện ở đây còn một số đồ thờ, 1 bia đá và nhiều sắc phong. Kiến
trúc lăng mộ gồm: nhà tiền tế 5 gian dựng năm 1840, toà trung 3 gian
xây lại năm 1940, hậu cung dựng lại năm 1940. Kiến trúc lăng hiện nay có
niên đại năm 1690, bằng đá, hai tầng. Di vật còn 1 hương án, 2 chó đá, 2
voi đá và 2 ngựa gỗ.
Nguyễn Công Triều sinh ngày 17/11/1614
ở làng Đông Lao. Ông là con một gia đình nông dân nghèo, sau khi cha mẹ
qua đời, ông ra nương nhờ chùa Đại Bi. Năm 18 tuổi, Nguyễn Công Triều
ra kinh đô Thăng Long, làm lính dạy voi, rồi làm hoạn quan. Từ một người
lính huấn luyện voi chiến, có tài dùng tượng binh, ông trở thành một vị
tướng lập được nhiều công trong việc đánh giặc ở phương Bắc, dẹp các
cuộc nổi loạn ở Tuyên Quang, được cử giữ chức đô đốc, thiếu bảo, tước
Kiên quận công.
Đối
với quê hương, ông luôn quan tâm đến đời sống của dân làng Đông Lao.
Ông đã dùng tiền lương của mình để xây dựng trường học, đào giếng, mở
chợ, làm đường, xây đình, chùa, đào mương dẫn nước vào ruộng... được dân
làng biết ơn. Năm 1690, ông qua đời, thọ 76 tuổi.
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
Ảnh của Nguyễn Phong & Dư Toàn.
Đương Cảnh Thành Hoàng Đặc Tiến Phụ Quốc Tướng Quân Bắc Quân Đô Đốc Phủ,Đề Đốc Trấn Vũ truy tặng Thái Bảo Quận Công Nguyễn Công Triều Đại Vương
Ngài là 1 vị võ tướng đời Lê Trung Hưng, quê ở Đông Lao, huyện Hoài Đức.
Ông xuất thân trong gia đình nông dân nghèo ở làng Kẻ Sau thuộc thôn Đông Lao, xã Đông La. Thuở bé có lúc ông tu ở chùa Bi trong làng một thời gian, rồi ra Thăng Long.
Thời biến loạn, ông tòng quân. Từ một nguời lính huấn luyện đàn voi chiến, ông trở thành viên tướng chỉ huy tượng binh. Ông có công bình định ở vùng biên giới, dẹp loạn nhóm Mạc Kính Khoan ở Tuyên Quang, Hưng Hóa.
Lúc ngoài 60 tuổi, ông xuất ngũ, rồi chăm lo đời sống cho nhân dân vùng quê ông. Cùng với dân làng ra sức đào kênh, làm đình, xây dựng lại chùa Đại Bi và chùa Hưng Phúc, Thọ Vực ( Ứng Hòa), mở chợ, đào giếng, đắp đường, ông tích cực tận tụy phục vụ nhân dân địa phương.
Năm Canh ngọ 1690, ngày 29-5 ông mất tại trấn Sơn Tây, thọ 76 tuổi.
Nay tại Đông Lao còn lăng mộ, đền thờ ông, nơi chùa Bi cũng còn di tích.
Câu đối ca ngợi công đức của ông :
Bồ Tát hiện chân hình tương tướng huân lao thùy vũ trụ
Danh lam truyền cổ tích hầu vương cảnh thắng dật ân ba !
( theo Dư Toàn )
VỊ TƯỚNG CÓ TÀI LUYỆN VOI
Kiên quận công Nguyễn Công Triều, người làng Đông Lao (kẻ Sau), huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông sinh năm 1614, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ra lương tựa cửa chùa Đại Bi trong làng. Với ý chí quyết tâm gây dựng sự nghiệp, ông nhập cung làm tới chức Tổng quản nội cung, được nhà chúa tin dùng, với tài thao lược ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình.
Suốt cuộc đời cầm quân, đánh nhà Mạc, quản chúa Bầu uy danh lừng lẫy, thêm biệt tài huấn luyện voi chiến, mà lên công huân nghiệp. Lại đối với quê hương ông có nhiều công đức như làm kênh mương, sửa đường, xây dựng chùa miếu, mở chợ bắc cầu....vì vậy sau khi ông mất năm 1690, dòng họ và dân làng lập đền thờ cúng, phối hưởng cùng thành hoàng ở đình làng, tạc tượng nghiêm trang thờ cúng tại hậu điện chùa Đại Bi. Đã mấy trăm năm, sắc phong thượng đẳng tối linh, bốn mùa cúng tế, thế thời thay đổi mà sự nghiêm cẩn chẳng vơi, sự kính ngưỡng của muôn dân không giảm.
Am mộ Kiên quận công được xây bằng đá xanh, tường bao xung quanh là những khối đá ong rất lớn, cổ kính rêu phong. Phía trước là đền thờ ông vừa được nhà nước tu bổ gần chục tỷ đồng, tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật có từ thời Lê như án thờ, ngựa gỗ hai đôi voi quỳ phục hai bên, được tạc theo lối tả thực, quỳ gối bên chủ nhân đã mấy trăm năm. Ngoài cửa là đôi hổ đá, chạm lộ yết hầu cuồn cuộn, dũng mãnh uy phong, chầu vào cửa chính.
Cảnh vật đền thờ, am mộ của Kiên quận công Nguyễn Công Triều vừa mang dáng vẻ thâm nghiêm lại vừa gần gũi với đời thường. Đến thăm đền (nhà thờ) nhìn những voi chiến, ngựa chiến chầu chực án thờ thấy như sự uy phong của chủ nhân lúc sinh thời, uy linh của phúc thần khi tạ thế. Trong voi chầu, ngoài hổ phục, chúa sơn lâm cũng được vị tướng tài thuần hoá, thấy ý như rằng chúa Mạc, chúa Bầu ở núi rừng phía bắc cũng phải nể tài ngài như vậy!
( theo Nguyễn Phong )
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Unnamed Road, Đông Lao, Đông La, Hoài Đức District, Hanoi, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2012-12-04 04:23:33 |
Các thành viên |
|
|
|
(1.37 km) |
(1.80 km) |
(2.11 km) |
(3.40 km) |
(3.86 km) |
(3.79 km) |
(4.03 km) |
(4.13 km) |
|