Landmarks

Đình Hương Canh

Tags: đình

Đình Tam Canh trùng tu như phá: Dân phẫn nộ | VTC

Đình Tam Canh trùng tu như phá: Dân phẫn nộ | VTC
Vĩnh Phúc - mảnh đất địa linh nhân kiệt (P1)

Tổng quan

Đình Hương Canh làm thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Đây là ngôi đình có kiến trúc đồ sộ, chạm trổ tinh vi điêu luyện.  

Cùng với đình Ngọc Canh, Tiên Canh, chùa Kính Phúc (đều đã được xếp hạng Quốc gia) và các điếm, miếu cổ trong một khu vực không rộng của làng gốm cổ Hương Canh - đình Hương Canh tạo thành cụm di tích dầy đặc về mật độ, độc đáo về mỹ thuật kiến trúc gỗ cổ dân gian, rất quý hiếm của tỉnh Vĩnh Phúc, của xứ Đoài và vùng đồng bằng - trung du Bắc bộ.

Nằm ở vị trí giữa làng, gần 300 năm nay đình Hương Canh vẫn đứng đó như thách thức với nắng mưa, như khoe với thiên nhiên cỏ cây về bộ mái đồ sộ xinh duyên của mình. Lợp bằng ngói mũi hài, mái đình được các hiệp thợ ngoã Hương Canh xếp đặt theo kiểu “đóng óc vẩy rồng” rất chặt chẽ, phẳng đẹp. Bờ nóc được đắp thẳng ke, hai đầu cong lên, các đầu đao cũng vút lên tương tự, toàn bộ mái đình trông như một cánh diều khổng lồ. Nhờ vậy mà đình Hương Canh trông toàn cảnh rất đồ sộ nhưng không nặng nề, to cao mà duyên dáng, không kém phần mềm mại, uyển chuyển. Xưa kia, đình Hương Canh có 3 toà kiến trúc bố cục theo kiểu chữ “vương”, năm 1964 trong khi tu sửa đã dỡ đi toà cuối cùng, nay còn toà tiền tế và đại đình. Tiền tế đình Hương Canh gồm 3 gian, mái được làm kiểu 2 tầng 8 mái, toà đại đình 5 gian 2 dĩ, dài 26m, rộng 13,50m, 4 mái. Để chống đỡ bộ mái nặng hàng chục tấn ấy, các nhà thiết kế thời bấy giờ đã tạo ra cho đình một bộ khung rất chắc chắn. Riêng toà đại đình với 6 hàng chân - 48 cột gỗ tốt, đại khoa, cột cái có chu vi 2,40m, cao 6m; cột con chu vi 1,80m, cao 4m. Sự tài tình của người thợ ở đây là ngoài việc mộng sàm chặt khít, còn phải tính toán chính xác để phân phối lực đều cho toàn đình, từ đó tạo cho đình một thế cân bằng (nếu không thì đình sẽ bị lật đổ theo kiểu “nặng bồng nhẹ tếch”). Mỗi bộ phận cấu tạo nên đình đều chịu một lực nhất định tương xứng với chức năng của nó. Các xà ngang dọc giằng co với nhau, thu hút lực đưa về ngọn cột để cột chịu lực là chính. Làm được điều đó chắc phải tính toán, đo đạc kỹ lưỡng đến mức nào. ở xó đình bên phải có một đầu bẩy còn cả lỗ sẹo gỗ do người khai thác chặt bằng rìu để luồn dây kéo gỗ về, phần đó thường phải cắt đi nhưng ở đây vẫn được tận dụng hết. Việc làm ngẫu nhiên đó của người xưa nói lên sự tính toán chính xác của họ khi thi công đình này.

Không làm kiểu “chồng bồn tứ trụ” như một số đình khác mà kết cấu bộ vì đình Hương Canh làm kiểu “cột đội cảnh sẻ” rất khoẻ và giữ được nóc đình vững bền. Có thể nói, các bộ phận cấu tạo nên đình được bố trí rất hợp lý, từ các thành phần to đến chi tiết nhỏ đều có một tác dụng nhất định, chúng đều phải “làm việc” với hiệu xuất cao. Để nâng một góc đình với bộ đao khá nặng một số xó nhỏ thôi mà phải ăn mộng tiếp xúc với 6 đầu xà ngang dọc… 

Trong ngôn ngữ của người Việt, sự đồ sộ hoành tráng của ngôi đình được dùng làm hình tượng so sánh, ví với những vật thể to lớn hay công việc trọng đại, như “việc tày đình”, “to bằng cột đình” hay:

Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

Đình Hương Canh quả là như vậy.

Như đã nói, đồ sộ nhưng không nặng nề, đình Hương Canh đã được các nghệ nhân giải quyết điều đó bằng kỹ thuật chạm trổ hết sức tinh vi, điêu luyện. Tất cả các đầu dư, họng cột, những phần thừa ra, các nghệ nhân đều biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật: Những con kìm được chạm lộng sâu hàng gang tay, những nét mác cong đều vút lên hùng dũng, những đầu hoành, đòn tay là chú voi mập mạp như đang đứng đó cùng nhau khiêng đội mái đình. Đặc biệt là các bức cốn, các bức chạm trên ván gió mới thật là tuyệt tác. Với 19 bức chạm tạo thành 6 mảng trang trí lớn khiến cho nội thất đình Hương Canh thêm uy nghi, sinh động. Tiêu biểu là các bức chạm: Đấu võ, đấu vật, bơi chải, bầu rượu túi thơ, đi săn về, người cưỡi rồng, táng mộ vào hàm rồng, bát tiên…Đây là hình ảnh thu nhỏ của ngày hội làng, nó phản ánh được phần nào sinh hoạt của xã hội thời Lê Trung hưng.

Là công trình kiến trúc đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian, trong thời gian tới đình Hương Canh không chỉ giới hạn ở sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học, mà còn là địa chỉ đỏ trong những chuyến hành hương tham quan thưởng ngoạn của du khách gần xa.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Bộ ảnh do Nguyễn Hoài Nam & Vương Duy Khoái thực hiện ngày 30-11-2014





















































Bài viết



Liên kết [Google search]

  • Đình Hương Canh
    vinhphuc.tourism.vn
    Đình Hương Canh làm thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Đây là ngôi đình có kiến trúc đồ sộ, chạm trổ tinh vi điêu luyện.
  • ĐÌNH HƯƠNG CANH CÁC THỜI KỲ QUA NHỮNG BỨC ẢNH TƯ LIỆU | HƯƠNG CANH
    huongcanh.wordpress.com
    Đình Hương Canh vốn được xây dựng vào những năm đời cuối đơi  Chính Hòa  (1680-1705) và đầu đời  Vĩnh Thịnh nhà Lê (1705-1729), tuy nhiên hình bóng ngôi đình để lại trong tâm trí người Hương Canh là ngôi đình được tu sửa vào đầu thể kỷ XX. Theo cụ Nguyễn Khắc Miễn (1919-1991) là…
  • HÌNH BÓNG QUÊ HƯƠNG | HƯƠNG CANH
    huongcanh.wordpress.com
    Hương Canh 2002 Bộ ảnh do Kiến Trúc Sư Trần Hiếu Gửi Tặng Đình Hương Canh Đình Hương Canh được làm khoảng từ năm Chính Hòa đến Vĩnh Thịnh (1680-1705) nằm trung tâm làng Hương Canh. Đình Hương Canh nhìn từ Chùa Kính Phúc. Vào thời hợp tác, một số hộ dân được chia đất sinh…
  • NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÌNH HƯƠNG CANH | HƯƠNG CANH
    huongcanh.wordpress.com
    Nghệ thuật điêu khắc đình Hương Canh trích trong sách "ĐIÊU KHẮC MÔI TRƯỜNG". Tác giả Thiện Tâm  Nhan đề Điêu khắc môi trường / Thiện Tâm  Nơi xuất bản H. : Xây dựng, 2003  Mô tả vật lý 119tr. : ảnh ; 24cm  Phụ chú chung Thiện Tâm là tên chung của hai tác…


Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Đình Hương Canh
Địa chỉ cầu Tam Canh, Hương Canh, Bình Xuyên, Vinh Phuc province, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2014-02-14 21:06:27
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất