Cột kinh Lăng Nghiêm tại chùa Nhất Trụ

(Thứ 4, 17/07/2013 - 09:20)

(ninhbinhnay) - Chùa Nhất Trụ, còn gọi là chùa Một Cột là ngôi chùa cổ từ thế kỷ X thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Chùa còn lưu giữ được nhiều cổ vật gắn với lịch sử hình thành kinh đô Hoa Lư, nổi bật nhất là cây cột kinh bằng đá trước sân chùa.

Chùa Nhất Trụ cùng với chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh là những chùa cổ thời Đinh – Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư. Trong số đó, chùa Nhất Trụ nằm ở vị trí trung tâm, là di tích quan trọng nhất. Chùa là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỷ X như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.

vietnamnay.com cot-kinh-lang-nghiem-tai-chua-nhat-tru-default

Nhất Trụ Tự nằm cạnh đình Yên Thành, rất gần đền thờ công chùa Phất Kim và đền vua Lê Đại Hành. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “đinh”, hướng chính tây, gồm có cột kinh, chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, tháp... chùa có tên như vậy là do trước chùa có một cột đá cao hơn 3m, tiết diện hình bát giác, trên mỗi mặt khắc bài thần chú trong Kinh Lăng Nghiêm và một số bài kệ. Cột đá này được dựng khoảng năm 995. Trên cột đá còn thấy các chữ “Đệ tử Thăng Bình hoàng đế tả tạo” (Hoàng đế Thăng Bình tức vua Lê Hoàn).

vietnamnay.com cot-kinh-lang-nghiem-tai-chua-nhat-tru-default

Giá trị văn hóa của chùa Nhất Trụ trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư được thể hiện ở câu đối:

“Tràng An thắng cảnh hoàng đô thủy

Nhất Trụ danh lam Phật tích linh”.

Ở kinh đô Thăng Long sau này, người cháu ngoại của vua Lê Đại Hành là Lý Thái Tông cũng cho xây dựng chùa Một Cột, có nhiều nét kiến trúc tương đồng với chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư.

Hàng năm, vào ngày 15 tháng giêng, tại chùa diễn ra lễ khao tống thuyền rồng, đây là lễ cúng Phật cầu nguyện cho quốc thái dân an. Ngày 8 tháng 4 âm lịch có lễ lập hạ tại chùa, cầu thời tiết thuận hòa, mùa màng tốt tươi.

vietnamnay.com cot-kinh-lang-nghiem-tai-chua-nhat-tru-default

Thạch Kinh cổ nhất Việt Nam

Nói tới nghệ thuật điêu khắc đá trong dòng chảy văn hóa Việt Nam phải kể đến các tượng Phật bằng đá và bia đá mà Thạch Kim chùa Nhất Trụ là một minh chứng còn tồn tại. Thưở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá: Rìu đá, dao đá, lưỡi cày đá... Nên đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại ngày nay thành linh khí. Thạch kinh xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 971 khi được vua Tống cho khắc kinh Đại Tạng lên cột đá để cúng dường. Chỉ hai năm sau, Nam Việt Vương Đinh Liễn con trai vua Đinh Tiên Hoàng đã cho dựng 100 cột kinh Phật bằng đá, khắc kinh Đà La Ni ở Hoa Lư. Từ đây về sau tạo thành một dòng chảy thạch kinh trong văn hóa Việt Nam.

Kinh tràng Hoa Lư là biểu tượng của Pháp trong Tam Bảo nhà Phật (gồm Phật, Pháp, Tăng), với mong muốn làm nên những cuốn kinh phật bền vững tới muôn đời sau. Sau nhà Đinh, Lê Hoàn cho dựng thạch kinh ở chù Nhất Trụ. Từ đây về sau, nhân dân Việt Nam có truyền thống dựng Thạch Kinh trước điện thờ Phật.

Khi khai quật lòng đất cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Đinh khoảng 2km, các nhà khảo cổ đã tìm ra được gần 20 cột kinh thời Đinh. Đó là những cột đá có 8 mặt, dài khoảng từ 0,5 đến 0,7m. Trên tất cả các cột này đều khắc bài thần chú Phật đinh tôn thắng Dà La Ni. Các cột đinh này được dựng trong các năm khác nhau. Trên một cột kinh tìm được năm 1964, ngoài bài thần chú trên, còn có một bài kệ bằng chữ Hán khá dài, liên quan đến Phật điện Đại Thừa.

VIETNAMNAY.COM