Bạn vui lòng Đăng nhập nếu đã có tài khoản tại Yume.vn
Hoặc Đăng ký tài khoản miễn phí.
Bút ký: Cao Minh Tèo
Đất Mũi Cà Mau, đến gì nên thơ và giàu đẹp, đi với niềm lưu luyến; bởi đất đã hóa tâm hồn . Cà Mau - miền quê địa đầu cực Nam Tổ quốc còn những điều bí ẩn mà đầm Thị Tường vẫn còn đó mênh mông.
Đầm Thị Tường cách TP Cà Mau khoảng 40 km, cách QL 1A 7 km, có diện tích mặt nước khoảng 700 ha, dài hơn 10 km, rộng 2km, nằm trên phần đất hai huyện: Trần Văn Thời và huyện Phú Tân. Đầm chia làm 3 đoạn: Đầm trên, đầm giữa, đầm dưới. Đầm trên và dưới nước tương đối cạn, đầm giữa có chỗ sâu đến 10m, nghe đâu, người dân ở đây nói có người chết đuối nên dân đi đầm rất cẩn thận khi đi qua đây.
Ảnh: Internet
Về đầm Thị Tường với mênh mông sóng nước, những căn chòi bé tí xa xa ẩn hiện, được người dân cất trên đầm để “mần ăn” cùng nò, đó, lú… công cụ của dân sống bằng nghề “Bà Thủy” là hình ảnh đầu tiên ta bắt gặp. Cuộc sống trên đầm như tất bật; sóng, gió… những căn chòi lá và cả tình người ở đây đã sẽ “khiêu gợi” lòng du khách.
Nếu như về xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân mà không ghé vào khu căn cứ Xẻo Đước thì cũng rất tiếc.Tại nơi đây, trong những năm đầu chống thực dân Pháp, các đồng chí ở Khu ủy và Trung ương Cục miền Nam, đã ẩn náu, dựa vào dân xây dựng phong trào cách mạng. Đầu năm 1961, chính tại nơi này, Tỉnh ủy Cà Mau chỉ thị: Phát huy hơn nữa cao trào nổi dậy khởi nghĩa của quân dân trong tỉnh, ra sức xây dựng lực lượng cách mạng, kiên quyết tấn công địch giành thắng lợi lớn hơn.
Được anh Hữu “trông nôm” khu di tích Căn cứ Xẻo Đước giới thiệu, đoàn chúng tôi ghé nhà bác Huỳnh Văn Thân; chúng tôi có một cảm giác vừa gần vừa thân thiện như bà con trong nhà. Được chủ nhà tiếp đải hiếu khách, buổi cơm trưa với thức ăn toàn là đặc sản địa phương. Chúng không ngớt lời khen ngợi: Nào là cá lớn quá bác Bảy ơi; ghẹ rang me ngon quá… Chúng tôi gồm bốn người ai cũng ăn ngon lành! Bác Bảy Thân gắp thức ăn vào chén chúng tôi “đầy nhóc”. Bác Bảy cứ kêu: Tụi bây ăn đi, mấy cái này mới bắt ở ngoài đầm. Chú nói, mấy cái thứ này ở “ngoải” (ngoài thành phố) có tươi như vầy đâu; bác Bảy biểu tụi tui ăn cá nâu phải bẻ khúc chứ rỉa tí tí thì đâu có ngon, ăn cho no, nằm nghỉ lát rồi kêu mấy đứa chở mình ra đầm bắt cá, sò nướng ăn tiếp màn hai.
Theo dự kiến của anh Minh Nhựt - phóng viên Tạp chí văn nghệ Cà Mau thì khoảng 16h đoàn chúng tôi ra đầm, nhưng cơm nước xong một chút thì đã xuất phát khi nhìn đồng hồ mới có 14h .
Mấy anh em chúng tôi lo lắng vì chưa biết du ký đầm bằng phương tiện gì.
Tụi nhỏ lấy vỏ composite chở mình đi.
Ảnh: Internet
Đoàn chúng tôi chia ra hai tốp; một tốp thì cóng. Gió lớn, sóng mạnh, chú Sáu giảm vận tốc. Nhìn theo mũi vỏ, tôi có cảm giác mù mù, lạ lẩm đến hiếu kỳ. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ hiện ra dưới cái nắng chang chang; cuộc sống gắn bó giữa con người với thiên nhiên là đây, nó vừa dân dã, mộc mạc nhon bác Bảy làm tài xế chở theo hai người, tốp còn lại bốn người; anh Quynh công tác ở thư viện tỉnh Cà Mau, anh Nhựt và tôi, chú Sáu Chờ thì làm tài xế. Vỏ composite chạy ngang qua con kênh sông nhỏ trước khu căn cứ Xẻo Đước, chui qua đám lá non rồi “đâm đầu” tiến thẳng ra đầm. Ba người chúng ngồi kế nhau trên chiếc vỏ, chiếc vỏ quá mỏng manh khi chở chúng tôi băng băng trên sóng nước.
Chú Sáu Chờ vừa lái vỏ vừa nói: Đi ra đây mà không sóng nước thì đâu đã đi đầm. Chiếc vỏ dần tiến xa bờ, những con sóng cứ chợp lấy chiếc vỏ tạo cho chúng tôi một cảm giác khó tả; đi giữa đầm Thị Tường cứ như đi trên mặt biển. Trước mặt tôi, đầm Thị Tường như thể một quả bóng phình to, những dãi nhà sàn lớn nhỏ rải rác phơi mình trên mặt nước mênh mông. Những cây trụ chà cắm giăng giăng trên đầm,nó cản chở bước tiến của chiếc vỏ composite, nhưng không, chú Sáu Chờ như người nghệ sĩ cứ uốn lượn quanh chúng. Chú Sáu thiệt tài! Chiếc vỏ chạy chòng chềnh trên mặt nước dậy sư bức tranh của người họa sĩ tài hoa.
Sau hơn mười lăm phút chúng tôi đã tới căn chòi, mà có thể gọi là căn nhà thì đúng hơn. Ở căn chòi mà chú Sáu và bác Bảy giới thiệu với đoàn có tới ba thế hệ cùng chung sống. Ngôi nhà đủ tiện nghi, có cái tủ thờ ông bà, từ cái ti vi, cái bộ ván dầy tới dài phân lót bên hông nhà….thậm chí có giếng nước khoan, khác hẳn tưởng tượng với những gì khi tôi vừa bước xuống vỏ ra đây.
Căn nhà mà tôi kể đấy là gia đình anh Hùng, mà bác Bảy gọi vui “ông vua đầm”, gia đình thật hiếu khách. Hình như những con người chúng tôi gặp ở đây ai cũng vậy; cũng chí thú làm ăn; thật thà, chân chất gắn bó với mảnh đất của ông cha. Họ yêu mến thiên nhiên. Họ buồn rười rượi khi người ta khai thác nguồn thủy sản ở đầm một cách vô tội vạ: “bây giờ ít rồi”, giọng bác Bảy nghe buồn thiu.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Hùng cho biết nhà có bốn đứa con; dựng vợ gã chồng hết. Vợ chồng anh hơn mười bốn năm ra đầm sống. Tôi liếc mắt nhìn những cái lú bắt tôm năm trên sàn nhà, vợ anh Hùng như hiểu ý tò mò; chị liền chỉ chúng tôi cách đặt lú và cho biết mỗi ngày gia đình cũng được hơn trăm ngàn là cái chắc, có hôm trúng mánh tới bốn đến năm trăm. Đầm Thị Tường - anh giới thiệu cho chúng tôi biết ở đây có đủ các loại cá: Cá trẽm, cá ngát, cá mè, tôm, sò huyết…Gia đình chiêu đải đoàn chúng tôi món cá ngát nướng, cua đá nướng. Anh Hùng nhìn đồng hồ nói : Mấy đứa thấy giờ này còn vắng hoe, vậy chớ chiều chiều đông lắm! Có xuồng đi giăng câu, lưới, đặt lú… Hồi đó mỗi cái lú là một cây đèn, mấy đứa nhìn như sao trời, đẹp lắm, giờ thì không còn vụ đó. Con trai anh Hùng trả lời gọn hơ: Tùy cơ mà ứng phó, con nào lưới đó. Khi chúng tôi hỏi đủ loại hải sản thì bắt cách nào cho phù hợp, vừa nói anh cùng nhiếp ảnh Ngôn cho chiếc xuồng phân phân “vọt” ra đầm như tên bay để “mần ăn”. Nghĩ dân mình tài thật! Những người nơi chúng tôi gặp ở đây, họ thật thà như đếm, như cây mắm, cây đướt, dừa nước ưỡn ngực vươn xây dựng quê hương!
Ảnh: Internet
Được biết ở đầm Thị Tường có hệ sinh thái đa dạng, phong phú mang đặc thù riêng của vùng đất ngập nước ở tỉnh Cà Mau. Đầm Thị Tường được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch – dịch vụ, đây cũng là nơi cư trú, sinh sản và phát triển của nhiều giống loài thuỷ sản nước lợ có giá trị kinh tế cao. Từ những lợi thế trên ngành thủy sản Cà Mau và các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc xây dựng các dự án, mô hình… bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như Dự án xây dựng Khu bảo tồn thuỷ sản đầm Thị Tường thuộc Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020; Mô hình đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản đầm Thị Tường – do Chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản Cà Mau (FSPS-II) thực hiện với sự hỗ trợ vốn của Hợp phần SCAFI.
Bác Bảy Thân, tay vừa nâng ly rượu ngâm ong mật vừa chỉ ra đầm, qua phía bên kia bờ, nhắc lại câu chuyện kể với chúng tôi hồi sáng: “Bên đó Đất Cháy… xóm Mỹ Thành, hay vì sao gọi là Mười Tế, Mười Cư, Năm Cứng. Đầm này nuôi sống người ta bằng nguồn cá tôm. Mấy ông ở tỉnh ủy hồi đó vô đây cũng nhờ đầm, mà bây giờ mới còn sống, giữ chức này, vụ nọ để xây dựng Nhà nước”. Sau đó chú kể chuyện hồi đánh Mỹ, hồi ông Ba Vị, ông Tư Quờn ở đây, rồi cái chuyện cứ cách địch ba – bốn cây số mà vì sao nó không dám đánh vô. Chúng tôi cả đoàn ngồi chăm chú, bác đối với chúng tôi như một nhân chứng sống về tội ác của thằng Mỹ - Diệm.
Vô đi mấy cháu, rượu này với rượu ở nhà tao, tự nấu. Ăn cá đi, cá này ăn nướng chỉ ăn mình, đầu nấu chua. Bác Bảy cứ gấp mồi vun chén của chúng tôi, anh Hùng thì rót thêm rượu. Rượu ngon, mồi bén, tình đậm và cả một đầm Thị Tường mênh mông, chúng tôi cả đoàn đã say. Tôi nhớ bác Bảy còn nói: “Sống ở đâu không bằng ở đầm”, mà thiệt là vậy, đầm là nhất theo chúng tôi.
Có thể nói, đầm Thị Tường như “cái hứng” của giới nghệ sĩ như chúng tôi, bởi tôi nghe anh chị Hùng cùng bác Bảy Thân, chú Sáu Chờ nhắc tới những người có máu mặt trong giới như: Chung Thủy, Vũ Hoàng, Quang Minh, Ngọc Tư… Vừa ru cháu nội: Ầu ơ… ngủ đi con. Chị Hùng chỉ cách làm mắm tôm, chị nói còn tôm ở đầm khó làm lắm, không biết ý thì đem bỏ, nghe chị nói mà tôi thèm. Đầm Thị Tường bí ẩn quá!
Tiệc tàn, tình chưa cạn, hoàng hôn thì đã buông xuống đầm Thị Tường như tấm lụa vàng khoát lên thân hình người thiếu nữ; chia tay gia đình anh Hùng, chúng tôi ra về mà lòng luyến lưu.
Bác Bảy Thân, chú Sáu Chờ, xin cảm ơn bác và chú, cùng gia đình với thiện tình đã dành cho chúng tôi!
Đầm Thị Tường, nơi đây sẽ là một điểm đến lý tưởng cho các du khách chọn lựa khi đến với Cà Mau.
Hẹn một ngày không xa Thị Tường ơi!
Hội Văn Học – Nghệ thuật Cà Mau