Thịnh Liệt, xưa là cổ Liệt, kẻ Sét của đất văn hiến nam Thăng Long (nay là phường Thịnh Liệt quận Hoàng Mai, Hà Nội). Thịnh Liệt nơi Địa linh Nhân kiệt, nơi cận Thị cận Giang hình thành và phát triển, liệt hàng thịnh vượng, có truyền thống văn hóa tồn tại cùng đất nước.
1. Chùa Đại Bi ở đâu
Nơi đây có Chùa Đại Bi (Chùa Sét) nổi tiếng tự ngàn xưa và được phục hưng ở đầu thế kỷ XVII. Thịnh Liệt xưa là một xã có tám làng cổ lâu đời của Thanh Đảm, có nhiều dòng họ cư trú. Những phát hiện khảo cổ học ở vùng đất Thanh Đàm như: ở Di chỉ Văn Điển có các hiện vật như Tượng đá hình người thuộc văn hóa Phùng Nguyên – cách ngày nay khoảng 4000 -3500 năm (tức đầu của thời đồng thau với thời đại buổi đầu dựng nước Văn Lang); hoặc tìm thấy các mẫu gạch, đồ Gốm có hoa văn trang trí đào được ở Thịnh Liệt, cùng với các hiện vật cùng cận, với gạch nung, đồ gốm khai quật khu mộ ở Hoàng Mai, xác định niên đại, cho thấy Thịnh Liệt có lịch sử hình thành và phát triển từ rất xa xưa.
Từ giữa thế kỷ thứ II, Sơn Nam đã có việc xây dựng chùa Tứ Pháp và đưa tượng Tứ Pháp từ chùa Dâu (Siêu Loại – Bắc Ninh) về Chùa Đậu ở Thường Tín, đều trên đường qua Thịnh Liệt. Nhiều nhà nghiên cứu còn tìm được dấu tích của dòng sông Tương cổ chảy vòng vèo phía sau chùa Tương Mai (nay cùng một địa bàn hành chính với Thịnh Liệt), nối liền sông Tô Lịch với Đầm Sét. Thời kỳ sơ khai, giữa các vùng đầm hồ, sinh lầy của Thanh Đàm xưa, xuất hiện dòng Tương Giang là đường lối cho sự phát triển kinh tế của các vùng đất cổ Thanh Đàm (Thanh Trì) với kinh thành. Các dòng sông khép nối với nhau tạo thành một. đường giao thông thuận lợi (lúc ấy đường bộ lớn cồn chưa phát triển).
Chính vì vậy mà cáọ Vua – Quan thời Lý – Trần bằng đường lưu thủy này di du ngoạn cảnh đẹp phía nam Thăng Long và về dãy. Nơi đây có sông Tô chảy qua, nối vào dẩm Đại, rồi từ đầm Đại bắt ra sông Nhuệ. Các đầm hồ nơi đây, mà trong cuốn: “Dư Địa Chí” Nguyễn Trãi nói đến làng Thịnh Liệt với giống cá rô đầm Sét nổi tiếng. Trong sách “Ca dao ngạn ngữ Hà Nội” cũng nói tới cá rô đầm Sét. Từ thời Lý, Thịnh Liệt đã có cư dân trù phú. Thời ấy gọi là Kẻ Sét, kề liền Kẻ Mơ. Phật giáo thời Lý phát triển mạnh, có chủ trương phát tỏa Phật Tứ Pháp vé Sơn Nam, nên có điển tích vé Chùa Đại Bi: khi đưa tượng Tứ Pháp vừa đến đây thi gặp mưa, người ta đã trú dưới gốc đa đầu làng, lại gặp Sét đánh đúng cây đa, làm sạt gẫy môt số cảnh lớn. Chỗ đặt tượng trú mưa ở bên cây đa dân cho là linh đã lập Am và đặt tượng Tứ Pháp đó để thờ là Am Sét; và tiếp sau dựng Chùa Đại Bi to đẹp nguy nga bẻ thế. Làng cũng được gọi là làng Sét.
Trong nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật cổ, thì những di vật (dù là nhỏ) đều góp vào làm sáng lại văn hóa quá khứ. Bởi vậy từ điển tích, đến các hiện vật di tích, đồ thờ, hoành phi, câu đối, văn bia, phả tích, gia phả dòng họ, đều góp tiếng nói hiện tồn của con người và thời đại xưa cho hôm nay. Bia đá không chỉ để người xưa đề chữ, ghi niên hiệu, văn bản cần lưu lại đời sau mà nó còn tạo khắc những hình mẫu, phong cách nghệ thuật một thời. Điêu khắc: trên trán bia, diêm bia với những hình chạm nổi hình Rồng, Phượng, mây, chim, thủ, hoa lá… mà nghệ nhân đã thể hiện tài khéo của mình. Qua đấy ta nhận xét so sánh đối chiếu nhận diện phong cách thời đại, niên đại, lịch sử, giá trị thẩm mỹ. Bởi người xưa có bao nhiêu điều muốn nói qua bia đá. ở đây lưu giữ những giá trị lịch sử vãn hóa và mỹ thuật. Bia đá là một bộ nhớ hiện hữu truyền lại cho đời sau.
2. Những tấm bia còn lại ở Chùa Đại Bi
Những tấm bia đá còn lại ở Chùa Sét như Bia Đức Long năm thứ sáu (1634) với giá trị mỹ thuật chạm khắc của đầu thế kỷ XVII quý hiểm, còn ghi lại sự tích dựng chùa, và phản ánh vé vị thế đ|a lý của Thịnh Liệt: “Kính xét Chùa Đại Bi (tức Chùa Đại Bi) là ngôi chùa cổ của Thịnh Liệt. Phía nam Rồng hợp dòng Nhuệ Giang, phô lụa trắng ngàn tầm (tầm chỉ đơn vị đo lường bằng 8 thước), phía tây vòng quanh Sông Tô Lịch trải sóng xanh vạn khoảnh. Bên trái bầy chín khúc trong xanh. Bên phải chặn khúc Long Thành trắng xóa. Ngoài trống Chùa Phật lập ở phương này, điện các nguy nga, tháp Tổ chót vót, hoa cỏ tươi. Sắc xanh ngan ngát là Trúc chân như, màu vàng rực rỡ là hoa bát nhã, thật là trời thiên bậc nhất, phức địa (đất tốt lành) bậc nhất trong chốn tùng lâm”.
Trải qua thời gian thời cuộc Chùa Đại Bi đã bị đổ nát. Bia đá (Đức Long 1634) cũng ghi rõ: “Vật đổi sao dời, chùa đổ nát, ai trông đều bùi ngùi thương cảm Sự mong đợi đó đến thời Lê, được chính phi của Triết vương Trịnh Tung là Đặng Thị Ngọc Giao (con gái Hàn Trạch Công – tức Đặng Huấn ở Lương Xá. Đặng Thị Ngọc
Giao còn là chắt 4 đời và gọi Lê Bá Ly (1475 – 1557) quê Thịnh Liệt là cụ ngoại, người đã từng giữ chức Nam đạo tướng quân, Thái tể, Phụ quốc công. Dưới triều Mạc Lê Bá Ly đem quân quy phục nhà Lê ở Thanh Hóa). Đặng Thị Ngọc Giao đã cung tiến xây Chùa Đại Bi thờ Phật theo hệ Tứ Pháp như xưa. Còn có cung tần Lê Ngọc Trân (cũng người làng Thịnh Liệt) đã cùng bà Đặng Thị Ngọc Giao đem của cải cung tiến cho việc tôn tạo Chùa. Trên bia Đức Long năm thứ sáu (1634) ghi: “Bây giờ có cung tần phủ chúa họ Lê, pháp hủy Ngọc Trân, người xã Thịnh Liệt, Huyện Thanh Tri lại đem ruộng nhà mình cúng làm Tam Bảo. Bà vốn có nền nhân, bồi đắp nhân ái cho con thuyền phúc.
Bà đàn na này đã xuất của trong nhà kho, trong lòng vui vẻ mua gỗ Kinh châu, mua ngói ở Côn Sơn, khởi xướng việc bố thí. Lúc ấy những người có lòng thiện đều tình nguyện giúp tiến của vào công việc ấy”. Cùng với công sức lao động và công đức của nhân dân làng Thịnh Liệt, thêm vào sự giúp đỡ của chúa Trịnh Tráng (là con trai của Thái phi Đặng Thị Ngọc Giao). Trong vòng ba năm từ 1630 -1663 hoàn thành bốn công trình to lớn: Năm 1630 Trùng tu Chùa Đại Bi (Chùa Đại Bi) dựng Tam Bảo (gồm nhà Tiền đường, hậu đường, tả hữu hành lang, nhà tăng). Năm 1631 xây Ngũ Quan Môn, Gác Chuông, Vườn Tháp) Năm 1633 làm khu vườn chùa, tạo đầm sen nối Nguyệt Tiêu Kiều cầu có mái che, trên hồ có hoa sen nở với hương thơm ngào ngạt. Chùa bên sông Tô (cận Giang) trên bến dưới thuyền, có Giếng ngọc trước Ngũ Quan Môn bề thế với Gác Chuông, khi thỉnh chuông vọng ngân vang. Ngôi chùa được dựng lại khang trang đẹp đẽ. Lại có các quán chợ đông vui , bên con đường Thiên Lý nối liền kinh đô với các mảnh đất phía Nam (cận Thị).
Trên bia đá (1634) có ghi: “Vào giờ hợi ngày 27 tháng 6 năm canh ngọ, niên hiệu Đức Long thứ 2 (1630) bởi ngày lành. Rồi họp thợ thuyền đốc thúc gác xà, thợ khéo nảy mực. Tới ngày 26 tháng 10 thì hoàn thành. Thế là thờ Phật có Điện, thắp hương có nhà, mở rộng nhà đón khách thập phương, tiền đường, hậu đường, hành lang bên trái, bên phải và các phòng sau. Giờ Nhâm Tý ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi (1631) dựng cột, đặt thượng lương Gác Chuông. Lâu đài to tát rõ ràng chọc trời chót vót, như chim bay, như tên vút, chế độ đổi mới, quy mô lớn lao, đồ sộ thay.
Cung tạo gió hiu hiu, trăng dạo nhòm song cửa, cột vẽ mây lành bay, rèm hồng hoa mưa giáo hóa. Khảm ngọc long lanh, tượng Phật rõ ràng, mắt tuệ sáng tròn, cửa thiến yên lặng. Pháp thân (tượng Phật) sáu trượng sừng sững, nghìn thế giới lung linh, ý Phật từ bi, sư ngồi thiền định. Trong Bầu (ý nói Bầu tiên của ông Thi Tồn ngày xưa đựng trong đó có đủ cả trời đất trăng sao) thêm cảnh đẹp, ngoài vật lắng xôn xao.
Người xuất gia tầm đạo, theo dõi kinh kệ có nơi cầu khẩn khánh, kẻ cầu phúc trong nước, thắp hương dâng hoa cúng chay ở đây. Già trẻ ra vào cùng vui nơi cảnh Phật, xóm làng soi bóng chốn trời biển. Hớn hở lên bờ Đạo bến Thánh, mừng vui trong ánh tuệ mây lành.. Làm ngày lành tháng tốt năm Giáp Tuất niên hiệu Đức Long thứ sáu (1634)”. Tháng 11 năm Quý Dậu (1633) ở đây còn xây cầu qua con ngòi mới khơi từ đầu Giáp Thất sang Giáp Lục để thuận tiện đi lại. Cầu được lâm theo nghệ thuật kiểu Thượng gia hạ kiểu phía trên có mái che. Con ngòi này bắt đầu khơi từ Cầu Muống (cẩu Muống xã Phương Liệt lá con sông đáo chảy từ thôn Xã Đản vé đến Thịnh Liệt) đào khơi tiếp tới tận Yên Duyên. Sông ngòi này hợp với sông Kim Ngưu, và ăn thông gần với các giếng làng Thịnh Liệt phục vụ sinh hoạt và nghề nông.
3. Những giá trị văn hóa còn lưu giữ tại Đại Bi Tự
Những giá trị văn hóa phong phú của Thịnh Liệt, có ngôi Chùa Đại Bi nổi tiếng từ thời xưa vẫn là thành tựu tự hào. Thời gian, thời cuộc, thời đại có những biến động không còn giữ nguyên được mặt bằng với những công trình nghệ thuật bề thế của người xưa văn hóa – trên đất Thịnh Liệt. Chiến tranh kéo dài mà địch họa thiên tai là kẻ thù, là sự hủy hoại; Phật đạo cũng túc thịnh lúc suy; dân lúc giàu lúc bần, đã kéo theo mất mát dần thành quả. Song tiềm ẩn của những tinh hoa truyền thống vẫn không mất trong tâm thức nhân dân, dân tộc, để khi có điều kiện lại phục hồi, trùng tu phục hưng gìn giữ tôn vinh những giá trị di sản. Sau nhiều thời gian quên lãng, lại hai cuộc kháng chiến gian khổ chống lại hai đế quốc to (Pháp 89 năm – Mỹ 30 năm) khu vực đất chùa nổi tiếng bị xâm lấn. làm thu hẹp đất chùa, làm mất đi rất nhiều cảnh quan.
Năm 1983 trong quá trình san ủi mặt bằng để dựng nhà năm tầng thì gặp phải một ngôi mộ hất xuống ao phía vườn Chùa Đại Bi, làm nắp của Quách Quan bị lật tung, để lộ bên trong một khối vải liệm quanh xác ướp tới hàng chục lớp, là loại vải gấm hoa có thêu chỉ kim tuyến. Đây là loại Mộ trong Quan ngoài Quách. Theo thông số tư liệu của khảo cổ học: Quách mộ được làm khá cầu kỳ (dài 2.80 m, rộng 1m, cao 0.50m, dày 0.1 Om). Cả ngoài lẫn trong Quách Quan đều sơn son thếp vàng. Do chôn sâu lâu ngày, bị thấm nước, khi bị ủi xuống ao Quách Quan bị bật tung nắp nên xác ướp bị hỏng, không còn giữ được ngoài bộ xương.
Khám nghiệm còn nhận diện: tóc đen dài, xương mu góc tù là của một người phụ nữ, cao khoảng 1,53m, đoán chừng người đó có gương mặt đẹp, cơ thể cân đối. Qua xác định nhân chủng học, độ mòn của răng số 8 biết được người chết ở độ tuổi 37 hoặc 38. Những hoa văn trang trí trên áo và váy cho thấy đó của người phụ nữ quyền quý trong cung đình khoảng thế kỷ XVII. Khớp với sự đối chứng các tư liệu liên quan đến Chùa Đại Bi với Đặng Thị Ngọc Giao. Khi bà mất đã được đưa vé mai táng tại vườn Chùa Đại Bi, nơi bà đã có nhiều công đức, và là đất quê của cụ ngoại, vừa là đất thực ấp của mình.
Từ trong lịch sử hình thành xây dựng và phát triển làng xã Thịnh Liệt, với ngôi Chùa Đại Bi nổi tiếng, còn có sự đóng góp tích cực của nhân dân – trong đó có các thành viên của các dòng họ – và cả khách thập phương với “Bách gia trăm họ” hướng vào xây dựng các công trình văn hóa Đền-Chùa- Đình, và trùng tu tôn tạo, tôn vinh, gìn giữ duy trì cho đến nay. Ta biết được những điều ấy qua nghệ thuật chạm khắc các bia còn lại có tại Chùa Đại Bi: như Bia Đức Long (1634) đã trích dẫn, còn có Bia Trùng tu Chùa Đại Bi (làm năm ất Hợi 1635) ghi: “Công đức của các chức sắc, sãi vãi, thiện nam tín nữ các phủ, huyện, xa các nơi trong thập phương được ghi chép họ tên- liệt kê..” (bia lập vào giờ tốt, ngày tốt cuối xuân ất Hợi – niên hiệu Đức Long năm thứ 7).
Người viết chữ văn bia là: Thị nội phủ Tăng lục tư tăng thống, Thụy Khê tự là Trần Kim Thành tên chữ Minh Diễn, người xã Đổng Viên, huyện Tiên Du, Phủ Từ Sơn. Bia Báo Án (khối chữ nhật đứng – Khắc chữ cả 4 mặt) làm niên hiệu Chính Hòa 13, cuối đông ngày tốt năm Tân Mùi (1691) ghi tên các vị cung tiến ruộng cho chùa. Năm Quý Tỵ (1893) thời vua Thành Thái đúc Chuông Đồng có nổi ba chữ Đại Bi Tự. Tôn tạo Ngũ Môn Quan Chùa Đại Bi. Năm 1925 thời vua Khải Định đúc Lư Hương bằng đồng, mặt chính có nổi Rồng chầu mặt nguyệt. Bia Trùng Tu chùa Đại Bi (làm 1927) ghi: “Xã Thịnh Liệt ta có chùa từ thời xưa.
Trải qua bao ngày tháng Chùa không thiếu những người đến trị tu lên tới bậc hòa thượng, mà kể lại cột kèo đổi hay mái ngói cùng không kể xiết. “Bia làm vào thời Khải Định (1916 – 1925) Sư Nguyễn Văn Sắm chủ trì đúc tượng đồng Cửu Long và xây lại hành lang hai bên, xây tòa linh điện, và tu bổ một cổng Ngũ Quan Môn công trình lớn, được dân bản xã và khách thập phương ủng hộ, hoàn thành năm 1927. Năm 1954 chùa còn đúc tượng A Di Đà đứng trên đài sen, đúc bằng đồng. Trong Gia phả dòng họ Lê Bả Ly hiểu thêm về nhiều nét phát triển của làng xã Thịnh Liệt.
Cuốn phả có mục ghi “Công đức sự tích bảo lục”, ta thấy được những việc quan trọng như: Việc trùng tu Chùa Đại Bi vào các năm từ (1630 -1663). Mua đất dựng chợ với diện tích 5 mẫu cạnh Chùa Đại Bi và sát đường Thiên Lý vào tháng 2 – 1632. Tạo Đầm sen và khơi sông, đào ngòi thông thủy, làm cầu đi lại, sình hoạt, và làm ruộng vào năm 1663. Sự nhiệt tinh có công đức lớn với quê hương Thịnh Liệt – quê của cung tần Lê Ngọc Trân, và Lê Đá Ly là cụ ngoại bổn đời của chính phi Đặng Thị Ngọc Giao. Nên hai người đã đem của cải cung tiến cho các công trình xây dựng ồ Chùa Đại Bi, tạo diện mạo mới, Chùa trang nghiêm mỹ lệ, thành nơi trù phú xinh tươi.
Trên bia Đức Long (1635) ta biết về công đức của bà. Bia ghi: “Kính nghĩ Triều ta nắm giữ quốc chính, họ Lê sinh ra người có tư chất nhân hậu, có chí giúp anh hùng, trung hưng ngôi đế, gây dựng nhà vương, đất này mùa xuân, cơ đồ thịnh vượng, lại biết hớn hở vui với điều thiện không quên ban phát điều nhân, mở rộng thiện tâm, thi hành thiện chính, cung điện trong ngoài đều khôi phục lại, chùa Phật tu sửa thêm ra. Đẹp tốt thay, có chính phi của bậc tiên thánh Triết Vương khuôn phép rất mực trong nội phủ, là Tiên trên đời, là Thánh trong Phật, đức thừa nối hào thuận trong quẻ Khôn, ngôi phối với hào nguyên trong quẻ Càn, phúc địa trong tâm bắt nguồn từ Trời thiện.”
Nay Hồi cổ Tri Tân viết về Nghệ thuật người xưa, vé vùng đất Địa linh Nhân kiệt, về một địa danh của nam Thăng Long với Văn hóa truyền thống, hướng tới Thăng Long Đông Đô -Hà Nội ngàn năm văn hiến
Nguồn: https://tienamphu.com