Mộ Cự thạch Hàng Gòn - Công trình kiến trúc mộ cổ huyền bí
Đây có thể được xem là 1 ngôi mộ đá lớn nhất Đông Nam Á đã phát hiện vào thời điểm hiện nay, nhưng rất ít người trong tỉnh và ngoài tỉnh biết đến. Công trình khuôn viên ngôi mộ cổ hiện đang được thi công, nhưng du khách vẫn có thể tham quan ngôi mộ bình thường. Đây là công trình tương đối lớn, hy vọng sẽ là 1 điểm thu hút du khách của tỉnh nhà.
Từ thành phố Hồ Chí Minh đến di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn có thể đi về phía Đông khoảng 80km theo quốc lộ 1 đến thị xã Long Khánh. Từ đây tiếp tục đi về phía Nam, qua ngã ba Tân Phong, đi thẳng vào quốc lộ 56 khoảng 5km. Di tích nằm phía bên phải và chỉ cách quốc lộ khoảng 150m.
Di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn đã được phát hiện và khai quật từ năm 1927. Năm 1928, di tích đã được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử "mộ Đông Dương - mộ Dolmen Hàng Gòn" và đến năm 1984, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Mộ Cự thạch Hàng Gòn là di tích quốc gia, một trong mười di tích quan trọng ở Nam bộ. Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.
Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30 đến 40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7 mét, cao 1,6 mét được ghép bới 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; bốn tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, hai tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5 mét, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,10m X 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.
Toàn cảnh công trường đang thi công
người Việt cổ đã biết tập hợp nhau lại tạo thành sức mạnh phi thường mới có thể vận chuyển được những cấu kiện bằng đá lớn như vậy, ngay cả đền Angkor (Campuchia) cũng không thấy những tảng đá nặng như thế. Các nhà khảo cổ cho rằng, để xây dựng công trình trên, người Việt cổ phải huy động sức lao động của cả cộng đồng, tổ chức lao động một cách rất chặt chẽ. Đây là một công trình giống như "thạch tự tháp" của miền văn hóa sông Đồng Nai.
Điều thú vị là loại đá hoa cương của ngôi mộ này không hề có ở Đồng Nai.
Cận cảnh ngôi mộ cổ
Toàn cảnh ngôi mộ trước khi trùng tu