|
|
|
Giới thiệu bản sắc văn hóa
|
|
Thứ hai, 16/04/2012, 14:53:38 PM | | | Tiếng vang làng trống Đọi Tam | | | Ý kiến của bạn | Gửi tin qua E-mail | Bản để in | | Theo nhiều tài liệu ghi chép, nghiên cứu thì nghề làm trống ở Đọi Tam (xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có từ hàng ngàn năm nay. Trải qua nhiều thăng trầm của đất nước, nghề làm trống ở đây vẫn được truyền từ đời này qua đời khác. Đã từ lâu, tiếng trống luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân ở thành thị cũng như nông thôn: tiếng trống trường, trống trong lễ hội, sự kiện lớn của đất nước… Tiếng trống đã trở nên quen thuộc và ăn sâu vào tiềm thức của người dân khắp mọi miền đất nước.
Căng mặt trống là một trong những khâu đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo tiếng vang của trống
|
Từ năm 986, khi vua Lê Đại Hành về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em ông Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản làm một cái trống để đón vua. Khi lễ tịch điền diễn ra, hai ông cùng dân làng ra cổ vũ và đánh trống vang rền một góc trời.
Cảm kích trước tấm lòng của Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản nên sau này nhà vua đã cho phép hai ông lên kinh thành lập phố làm nghề. Cũng từ đây, dân làng đã tôn hai ông là “Trạng Sấm”. Qua nhiều thế kỷ tồn tại, phố nghề này tuy không còn nhưng vẫn mang tên Hàng Trống ở khu phố cổ Hà Nội.
Để làm được một chiếc trống phải trải qua nhiều công đoạn và vật liệu chủ yếu là gỗ mít, da trâu, tre cùng bí quyết riêng của làng nghề.
Chính từ bí quyết được truyền lại nên trống ở Đọi Tam đã trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước, bởi độ căng của da bề mặt, của độ bền và âm của tiếng trống mỗi khi vang lên. Mỗi loại trống đòi hỏi cách căng mặt trống khác nhau tạo ra âm thanh vang, trầm, bổng mang đậm dấu ấn trống Đọi Tam.
Tinh xảo trên từng chi tiết của sản phẩm
|
Hiện nghề làm trống đem lại nguồn thu nhập chủ lực của làng. Trong vài năm trở lại đây trước nhu cầu đặt trống của các nhà trường, đình, chùa, miếu… ở nhiều địa phương nên nghề làm trống phát triển mạnh hơn. Bên cạnh việc nhận đặt theo đơn hàng của khách, làng còn có hàng trăm thợ đi khắp cả nước để nhận đặt làm trống.
Dù ở đâu thợ của làng cũng phát huy được tay nghề, làm ra những chiếc trống chất lượng cao, tạo được niềm tin nơi khách hàng. Cũng bởi lẽ ấy, những chiếc trống diện “hàng khủng” ở nhiều địa phương đều có dấu tay của nghệ nhân làng nghề, góp phần nối dài tiếng vang của làng nghề trống Đọi Tam đến khắp mọi miền đất nước.
Thái Hà (theo TTO) | | | |
|
|
|
|
|
| Lễ trưởng thành của người Sán Chỉ | | Cũng như một số dân tộc thiểu số khác ở nước ta, đồng bào Sán Chỉ vẫn còn lưu giữ một tập tục cổ sơ: Tổ chức lễ trưởng thành cho người con trai khi bước vào tuổi từ 10 - 16. | | |
| Cách đây 7 năm tôi đến Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) lần đầu bằng xe máy. Thị trấn Đồng Văn mới có vài khách sạn mini, phòng ốc đơn sơ. Quay lại Đồng Văn hôm nay thấy nhà cửa, phố phường khang trang, nhiều khách sạn mới, hàng quán sầm uất đông vui. | | |
| Ghè Yang của người Tây Nguyên | | Với người Tây Nguyên, sự giàu có và quyền uy của mỗi gia đình, dòng họ không phải là nhà to, trâu bò lắm mà ở hai thứ gia bảo: Chiêng và ghè. | | |
| Những bậc cao niên ở Tà Phìn (Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La) cho biết, trò đấu pao đã có từ rất lâu rồi, nó chính là biểu tượng cho sức khỏe, phẩm chất khéo léo, dẻo dai, tình đoàn kết, gắn bó của phụ nữ Mông. | | |
| Rộn ràng hội buôn làng Pơr’ning | | Đến bản làng vùng cao Tây Giang, chúng tôi đã có dịp cùng đồng bào Cơtu ở buôn Pơr’ning (xã Lăng, huyện Tây Giang) vui múa cồng chiêng trong ngày hội “Ăn mừng lúa mới” của buôn làng. | | |
|
|
|
| Người Tày yêu quý chó đá Ma-hin | | "Chẳng biết tự bao giờ tục thờ chó đá (Ma-hin) đã trở thành một thói quen, in sâu vào tâm thức của bà con vùng này. Người Tày chúng tôi chọn hai cách, hoặc là chôn Ma-hin trước cổng nhà như con vật thiêng để canh cổng với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc, hoặc đặt Ma-hin trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, thờ phụng...", cụ Nông Tiến Quyết (78 tuổi) ở bản Long Đầu, xã Yên Khoái (Lộc Bình, Lạng Sơn) cho hay. | | |
| Về Hà Giang xem hội chọi dê | | Những ngày đầu xuân này, du khách lên Hà Giang không chỉ để ngắm cảnh cao nguyên đá nổi tiếng, mà còn được chứng kiến lễ hội chọi dê độc đáo, nét sinh hoạt văn hoá đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây... | | |
| “Chợ lứa đôi” ở bản Tam Lộng | | “Chợ đông dễ chọn vợ hiền/ Kén chồng giữa chốn chợ tiền mới khôn". Chẳng biết tự bao giờ, đồng bào Dao ở bản Tam Lộng dưới chân núi Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã thuộc nằm lòng những câu ca ấy. | | |
| Xích lô - nét đẹp trong văn hóa du lịch Hà Nội | | Đã từ lâu, trong lòng mỗi người dân Hà Nội, xích lô là một phương tiện độc đáo, làm nên nét riêng của văn hóa Hà Nội. Rất nhiều du khách nước ngoài khi đến Thủ đô cũng lựa chọn phương tiện di chuyển này để tham quan, khám phá nét đẹp cổ kính và tìm hiểu cuộc sống của người dân khu Kẻ chợ… | | |
| Làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là làng nghề chuyên chế tác các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tì bà... | | |
| Một tuyệt tác nghệ thuật đúc đồng ở chùa Thần Quang | | Được xây dựng gần 250 năm trước vào cuối đời Hậu Lê, khởi đầu từ một am tranh thờ Phật, chùa Thần Quang ngày nay trở nên uy nghi, bề thế, là một trong những nơi nhiều thế hệ Phật tử của Thủ đô ngưỡng vọng. Nhưng còn một điểm đặc biệt nữa là kỹ thuật đúc có một không hai, giữ kỷ lục tượng Phật to đẹp nhất ở nước ta. | | |
| Những con số ở vùng đất Tổ | | Theo truyền thuyết có 18 đời Hùng Vương, nhưng sao khi kể chuyện ta chỉ nhắc đến đời Hùng Vương thứ 6 hay đời Hùng Vương thứ 18. Hai con số này ẩn dấu điều gì... | | |
| Thần Lúa (Mó-pêê) được người Ca Dong hết lòng tôn kính, lễ tạ Mó-pêê không chỉ đơn thuần là kết thúc một vụ lúa bội thu, cầu một vụ mới đầy hứa hẹn mà còn có ý nghĩa tâm linh tạo cuộc sống no đủ, đầm ấm... | | |
| Hội xuân Say Sán ở Sín Chéng | | Có một lễ hội mùa xuân ở rất sâu sau những dãy núi cao, nơi đầu nguồn sông Chảy, nơi sa mộc reo vi vu trên những đỉnh đồi gió lộng, nắng lấp lánh trên những chiếc ô màu và chân váy căng phồng của người Mông ở Simacai. Xuân về, bạn hãy cùng chúng tôi đi “say sán” ở Sín Chéng (Simacai, Lào Cai). | | |
| Theo thông lệ, đúng ngày 2 tháng 2 Âm lịch hằng năm, bà con khắp nơi lại nô nức kéo nhau về thôn Thụt, xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang) để dự “phiên chợ mỗi năm chỉ có một lần”. | | |
| Xuôi theo quốc lộ 21 chúng tôi đến với làng ươm tơ Cổ Chất vào một ngày thu mát mẻ. Ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Ninh thơ mộng... | | |
| "Gà Ma Dó" là tên khu rừng cấm của mỗi bản người Hà Nhì ở xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai). Với người Hà Nhì, rừng cũng như cây cỏ, vật nuôi đều có linh hồn, có đời sống như con người, có thần cai quản. | | |
| "Họ Vàng - Trang tháng 7, Giàng - Sùng Mảy tháng 9", là quy ước về lịch lễ cúng họ của người Mông Si ở Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái). | | |
| Nhẫn mái - nhẫn trống, nên vợ nên chồng | | Tục truyền rằng, thiếu nữ Chu-ru nào đến tuổi "cập kê" đều chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc "nhẫn mái" (Srí Kmay) bằng bạc để khi gặp chàng trai mình thích sẽ đem ra tặng. | | |
| Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu | | Dân tộc Cơ Tu sống chủ yếu ở ba huyện miền núi cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam), A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và một bộ phận khác cư trú ở huyện Đắc Chưng và Kà Lùm (Seekoong, Lào)... | | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiêu điểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhớ lúa nếp xưa
|
Vùng châu thổ sông Hồng không chỉ nổi tiếng về giống lúa tám xoan, mà các loại lúa nếp vùng này ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Daily news from Vietnam's most popular Online Magazine Includes world national sports business |
Tạp chí, quê hương, việt nam, báo, tin tức, xuất khẩu, việt kiều, tiếng việt, đất nước, con người, cộng đồng, nước ngoài, văn bản, pháp luật, bản sắc, văn hóa, ủy ban, ngoại giao, đối ngoại, tìm người thân, nghệ thuật, kinh doanh, đầu tư, video, media, clip |
Copyright © 2007-2008 QuehuongOnline.vn |
|
|