Hà Nội: Hàng quán, bãi đậu xe xâm lấn 'băm nát' đình chùa phố cổ

(GDVN) - Không ai có thể ngờ tới được, tại các đình chùa - di tích lịch sử đã được xếp hạng lại bị xâm lấn, chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán được. Vốn dĩ chốn cửa chùa, đình đền miếu mạo là nơi tôn nghiêm vậy nhưng một số hộ đã bất chấp, lấn chiếm để tư lợi cá nhân. Điều này vốn tồn tại từ nhiều năm nay, ấy vậy nhưng dường như chính quyền các phường, quận sở tại không hề hay biết?

Đình Thanh Hà, thờ đại vương Trần Lựu - một vị tướng có nhiều công lao đóng góp trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc thời Trần (thế kỷ 13). Đình được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử kiến trúc năm 1989 và gắn biển cấm xâm phạm.
Tuy nhiên, ngay ngoài cổng đình, một số hộ dân đã lấn chiếm và biến thành nơi kinh doanh.
Thậm chí, ngay cả bên dưới tấm biển cấm xâm phạm của đình cũng được gắn giá để... mắm muối, đũa thìa... của một quán bún.
Chùa Vĩnh Trù, tọa lạc trên phố Hàng Lược được xây dựng từ thời Nguyễn. Chùa Vĩnh Trù được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là "Di tích lịch sử nghệ thuật văn hóa năm 1994". Nó cũng chung số phận với Đình Thanh Hà.
Nơi đây bị lấn chiếm, chiếm dụng và có thể nói "bị băm nát" trở thành quán ăn, quán bán đồ vàng mã, trà đá, trà chanh...
Đây là miếu thờ được một đơn vị của Tổng cục Hậu cần xây tặng. Tuy nhiên, nay nó lại trở thành thế này. Liệu sự tôn nghiêm chốn cửa chùa có còn hay không?
Thậm chí, sân của ngôi chùa còn bị biến thành... bãi gửi xe.
Cùng chung số phận bị xâm lấn là ngôi chùa Thái Cam (số 44 phố Hàng Vải). Phía ngoài cổng chùa, hàng loạt quán chè chén, hàng cắt tóc... chiếm dụng. Thậm chí ngay cả lối vào bên trong khuôn viên chùa cũng bị một hộ gia đình biến thành nơi bán nước.
Bên trong sân chùa thì trở thành nơi tập kết che nứa.
Hay ngôi đền Vọng Tiên trên phố Hàng Bông cũng bị lấn chiếm nghiêm trọng. Cổng ngôi đền đã trở thành nơi kinh doanh của 3 cửa hàng bán quần áo, giày dép và cửa hàng thêu cờ.
Để vào được bên trong thắp hương, mọi người phải đi vào con ngõ liền kề vào vào cửa phụ.

Tin mới