Trong 2176 di tích lịch sử hiện còn ở Thái Bình, có khoảng gần 18% là di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong các di tích đó, có khoảng 20% là di tích kiến trúc nghệ thuật thời Lê, còn lại là di tích thời Nguyễn.. Các di tích kiến trúc nghệ thuật được thể hiện, rất đa dạng đình, chùa, đền, miếu, từ đường…
|
Đền Đồng bằng
|
Trong 2176 di tích lịch sử hiện còn ở Thái Bình, có khoảng gần 18% là di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong các di tích đó, có khoảng 20% là di tích kiến trúc nghệ thuật thời Lê, còn lại là di tích thời Nguyễn.. Các di tích kiến trúc nghệ thuật được thể hiện, rất đa dạng đình, chùa, đền, miếu, từ đường…
Sau đây là một số di tích kiến trúc nghệ thuật:
Đình An Cổ (Thụy An, Thái Thụy), đình Tổ, từ đường Tạ Quốc Công và chùa Thư Điền (Tây Giang, Tiền Hải), đình Thượng Phúc (Quang Trung, Kiến Xương), đình Tống Thỏ (Đông Mỹ, Đông Hưng), đình Kênh (Đông Xuân, Đông Hưng), đình Các Đông (Thái Thượng, Thái Thụy), đình Tử Các (Thái Hoà, Thái Thụy), đình Bình Trật (An Bình, Kiến Xương), đình- đền – chùa La Vân (Quỳnh Hồng, Quỳnh Phụ), đình chùa Hú (Hoà Tiến, Hưng Hà), đình Đông Linh (An Bài, Quỳnh Phụ), đình Thuận An (Việt Thuận, Vũ Thư), đình Khả (Duyên Hải, Hưng Hà), đình – chùa – miếu Bình Cách (Đông Xá, Đông Hưng), đình Phất Lộc (Thái Giang, Thái Thuỵ), đình Đá (An Hiệp, Quỳnh Phụ), đình Cổ Trai (Hồng Minh, Hưng Hà, đình Đông Quách( Nam Hà, Tiền Hải), đình Lưu (Đông Phương, Đông Hưng), chùa Keo (Duy Nhất, Vũ Thư), chàu Trừng Mại (Tân Bình, Vũ Thư), chùa Phương Quả (Quỳnh Nguyên, Quỳnh Phụ), chùa Bơn (Hồng Châu, Đông Hưng), chùa kênh (Đông Xuân, Đông Hưng), chùa Cổ Tuyết(An Bình, Quỳnh Phụ), chùa Cần (Đông Dương, Đông Hưng), đình- chùa Thượng Liệt (Đông Tân, Đông Hưng), chùa Đọ (Đông Sơn, Đông Hưng), chùa Đồng Bằng (An Lễ, Quỳnh Phụ), đền Tiên La (Đoan Hùng, Hưng Hà), đền Đồng Xâm (Hồng Thái, Kiến Xương), đền Hệ (Vũ An, Kiến Xương), đền Chòi- chùa Bến, chùa Chỉ Bồ (Thuỵ Trình, Thái Thuỵ), miếu Hai Thôn( Hiệp Hoà, Xuân Hoà,- Vũ Thư), miếu Hoàng Bà (Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ), miếu Hoè Thị ( Đông Tiến, Quỳnh Phụ), từ đường Phạm Huy Quang (Đông Sơn, Đông Hưng), từ Đường Nghiêm Vũ Đẳng (Thái Phúc, Thái Thuỵ)…
Trong các di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật ở Thái Bình phải nhắc tới chùa Keo (Thần Quang Tự). Chùa được xây dựng trên một diện tích rộng khoảng 28 mẫu Bắc Bộ (100.800m2), là một trong 10 kiến trúc cổ tiêu biểu và là một trong ba ngôi chùa tiêu biểu của Việt Nam. Diện tích khu chùa hiện nay còn khoảng 38.000m2 (dài 300m, rộng 125m), quan nhiều lần trùng tu, hiện vẫn còn bia đá rất lớn được khắc năm Chính Hoà thứ 10 (1689) và hiện có 17 toà, 128 gian. Một điều khá độc đáo, chùa có gác chuông 3 tầng cao 12m, được kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ lim. Trong di tích chùa Keo có hàng nghìn mảng chạm khắc rất độc đáo là có giá trị nghệ thuật cao.
Chùa Cổ Tuyết (An Vinh, Quỳnh Phụ) được xây dựng vào triều Lê, trên diện tích gần 3000 m2 có gác chuông hai tầng, có hai toà biệt điện, gần 60 gian, xây dựng trên quần thể kiến trúc có 9 mái rất độc đáo.
Chùa Cẩn (xã Đông Dương, Đông Hưng) được xây dựng vào thời Lê, gồm 3 toà, 10 gian, 26 cột đá và mặt tiền bằng đá.
Về kiến trúc đình, có đình An Cổ (xã Thụy An,Thái Thụy), được xây dựng vào thời Lê với 2 toà, 10 gian. Quy mô kiến trúc rất hoành tráng: Toà tiền đế 7 gian, rộng 250m2, có sức chứa tới hàng nghìn người; Toà hậu cung 3 gian rất nhiều mảng chạm khắc mang tính nghệ thuật cao. Trong các mạng chạm khắc có tới hàng trăm con rồng, con hổ và hàng trăm các linh vật khác; Có mảng chạm khắc về khung cảnh lao động sản xuất rất sinh động. Đây là một kiến trúc nghệ thuật đình tiêu biểu nhất ở Thái Bình.
Trong di tích kiến trúc đình, có một kiến trúc độc đáo, đó là đình Đá (xã An Hiệp, Quỳnh Phụ) với diện tích 200m2, có hai toà, 10 gian được xây dựng hoàn toàn bằng đá; Đình có 5 vì kèo cầu, 20 cột, 14 đầu dư, hệ thống xà liên kết. Các cột hiên tiền, hậu bằng đá xẻ vuông (32x32cm), cao 2,65m; Các cột cái tròn bằng đá, đường kính 50cm, đứng trên tảng đá thắt cổ bồng cao 50cm; Trên thân cột chạm rồng leo, đầu rồng nối với các đầu dư cách điệu ngậm hạc. Các vì kèo là những tảng đá lớn, kết cấu hình tam giác chạm trổ hoạ tiết hổ phù, mây cuộn, phượng hàm thư, văn triện hỷ hà. Các xà thượng, xà hạ liên kết với các vì kèo, cột bằng các mộng thắt. Liên kết cột và các chân tảng bằng các ngõng đá. Đặc biệt là cửa võng nối với hậu cung thuộc gian chính tẩm cũng bằng đá và là một tác phẩm điêu khắc tuyệt tác với hoạ tiết tứ quý, tứ linh sống động như bức tranh vẽ trên giấy. Đây là một ngôi đình độc đáo hoàn toàn bằng đá (ước tính hàng trăm tấn).
Về kiến trúc đền: Đền Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) là một ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn nhất Thái Bình, được xây dựng trên diện tích 6000m2 với 13 toà, 66 gian, có hàng trăm mảng chặm khắc nghệ thuật. Các bức cuốn thư, đai tự, cửa võng được chạm khắc rất sinh động và được sơn non, thếp vàng.
Đền Tiên La (xã Đoan Hùng, Hưng Hà) toạ lạc trên khu đất rộng 400m2. Ngôi đền có quy mô to lớn, đẹp một cách lộng lẫy về cả thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, toà tiền tế, toà trung tế (cột kèo bằng đá) toà thượng điện và toà hậu cung. Toà điện, bái đường của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết. Nội thất được chạm trổ công phu với các nội dung có tính kinh điển như: Long, ly, quy, phượng đan xen với thông, cúc, trúc, mai, theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
Đền Đồng Xâm (xã Hồng Thái, Kiến Xương) là một quần thể kiến trúc gồm 12 công trình lớn nhỏ với 40 gian được xây dựng trên diện tích khoảng 1000m2. Đền có nhiều mảng chạm khắc nghệ thuật tinh xảo; Điều khác biệt là có một bức hoành mã trước cửa đền là một công trình điêu khắc hoành tráng và sinh động.
Miếu Hai Thôn (Hiệp Hoà, Vũ Thư) được xây dựng khá lâu đời, thờ bà Đỗ Thị Khương là vợ của Lý Bí (cách đây 14 thế kỷ). Miếu được đại tu vào năm 1680, là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Thái Bình. Miếu gồm 3 toà, 11 gian. Trước sân xây cuốn thư cổ, cổng hoành mã. Hiện phía trước của hai toà đều đánh bạo kép, ngưỡng kép, chấn phong thượng hạ, các mảng cánh gà hồi hiên chạm lõng 3 tầng rồng lửa; Tường sau, hồi tả, hồi hữu đều đắp đố lụa bằng gỗ lim. Các đồ tế khí đời Lê, các cổ khám rất lớn, những cỗ ngai đồ sộ chạm lõng 5 tầng đủ các đề tài trúc long, long cuốn, long ổ… tất cả đều sơn son, thếp vàng. Đặc biệt, miếu còn lưu giữ bức tranh cổ vẽ vào nửa cuối thế kỷ XVII; Tranh cao 1,6m, rộng 2,2 m, miêu tả vua Tiền Lý Nam Đế và Hoàng Hậu rất sinh động.
Theo Địa chí Thái Bình