NGHỆ THUẬT CHAMPA
Lê Thị Thanh Thủy(Tổng hợp)
I. Lịch sử Chămpa
Vương quốc Chăm Pa là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832 , lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian(Phía đông Indonesia-Nam Philippines) di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên.
Nằm ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít Champa thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía Bắc và Chân Lạp ở phía tây Nam, Nguyên Mông. Tuy nhiên dấu ấn mạnh nhất vẫn là các cuộc chiến tranh với Đại Việt, không như các cuộc chiến với Chân Lạp và Trung Quốc, những cuộc chiến tranh với người Việt đã làm vương quốc Chăm Pa lần lượt mất lãnh thổ và dần suy yếu dẫn tới sụp đổ.
Từ sau năm 1471 Champa chỉ còn từ đèo Cù Mông, Phú Yên ngày nay trở về Nam gồm hai địa khu Kauthara(Khánh hòa,Phú Yên) và Panduranga(Ninh Thuận-Bình Thuận)
Sau năm 1471, một vị tướng của Vijaya là Bố Trì Trì chạy sang ẩn náu ở miền nam và tự tôn mình là vua của Champa,xin làm nước chư hầu của Đại Việt.Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Chăm Pa từ sau thế kỷ thứ 10, nhưng chỉ sau năm 1471 thì ảnh hưởng của Hồi giáo mới rõ nét , giờ đây người dân Champa không còn tin vào sự che chở của các vị thần nữa .Sự suy vong này buộc Champa phải bỏ đi dần dần những gì mà vương quốc Champa vay mượn từ Ấn Ðộ Giáo để làm nền tảng của tổ chức xã hội và tôn giáo của mình.
Năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng-thời Nguyễn đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp.Vương quốc Champa chính thức suy vong.
Xuất phát nguyên sơ là nền kinh tế nông nghiệp, nên quan niệm âm tính đã được đề cao,trong đó hình tượng người phụ nữ được xem là “quốc mẫu” người kiến tạo ra muôn loài.Với bản chất ưu sống nội tâm và một địa hình chạy dọc theo vùng biển duyên hải miền trung và núi rừng cao nguyên hùng vĩ có thể là một trong những lí do khiến người Champa cổ tiếp thu nhanh chóng quan niệm triết lí âm dương,tư tưởng lưỡng nghi do ảnh hưởng của hai nguồn tư tưởng Ấn Độ và Trung Quốc du nhập. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả.
Chính những biến động phức tạp trong lịch sử của Champa đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, hiểu được lịch sử và văn hóa Chăm mới giúp chúng ta tìm hiểu nền nghệ thuật huyền bí này với những bản sắc riêng trong sự hỗn dung về văn hóa.
II.Mỹ thuật Chăm Pa
1.Đền/Tháp Chàm (Kala)
Nghĩ đến nền nghệ thuật Chàm, người ta nghĩ ngay đến những đền tháp (kalan) nguy nga, huyền diệu
Do ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tin sùng Bàlamôn giáo nên họ xây nhiều đền tháp để thờ thần linh. Người Chăm gọi tháp là Kalan có ý nghia là đền thờ. Về công năng của tháp có nhiều ý kiến khác nhau là đền thờ các vị thần tôn giáo Ấn Độ mà đa phần là thờ Siva vị thần được coi là chúa tể các vị thần, “có ý kiến cho rằng tháp để thờ và là nơi an nghỉ, lăng mộ của các vị vua hay hoàng tộc Chămpa, một sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền trong xã hội Chăm xưa.”
Đối với tháp ở Chăm Pa, mục đích chính của việc xây dựng tháp là để thờ vua hoặc người có công với đất nước,khi qua đời được phong thần thì được xây dựng tháp để tôn thờ.Tháp ở Chăm Pa có thể coi như lăng mộ của vua
Tháp Champa là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông ,mái hình chóp có ba tầng đỉnh nhọn,không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông -hướng Mặt Trời mọc, hướng của các thần linh,mở đầu cho sự vận hành chủa vũ trụ.
Các tháp Champa hầu hết ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, bao gồm đền thờ chính(kalan), và các đền thờ nhỏ,những công trình phụ và tường thấp bao quanh ,một tổng thể hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ. Theo đó vũ trụ có hình vuông, chung quanh có núi và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời.Kalan tượng trưng cho ngọn núi Meru trong thần thoại, đó là nơi trú ngụ của các vị thần, bao quanh núi Meru là các thiên thạch và những đại dương tượng trưng bằng những ngôi đền nhỏ và bờ tường thấp
Khuôn của giả
Thông thường các tháp chỉ có một cửa chính và 5 cửa giả .Bộ mái tháp nhiều tầng, được trang trí điêu khắc hoàn chỉnh. Bên trong lòng tháp nhỏ, được thể hiện đơn giản. Chính giữa lòng tháp là bệ thờ, thường các tháp thờ Linga – Yoni, biểu tượng của thần Shiva, đồng thời Linga – Yoni cũng là biểu tượng của cơ quan sinh dục nam và nữ, nguồn sáng tạo ra muôn loài.
Theo quan niệm kiến trúc của Ấn Độ giáo, Kalan có ba phần:
Đế tháp tượng trưng cho thiên giới
Thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh,nơi con người tiếp xúc với tổ tiên hòa nhập với thần linh
Mái tháp là nơi các chư thần quần tụ
Từ trước đến nay khi nghiên cứu kiến trúc – điêu khắc, kỹ thuật xây tháp các học giả thường đi thẳng vào vấn đề cách thức thi công xây gạch, nghiên cứu chất liệu, phong cách tháp Chăm…. Những ý kiến đó đến nay vấn chưa được thống nhất như:
Tháp xây bằng gạch mộc rồi nung toàn bộ (Leuba 1923).
Tháp xây bằng vữa là nước cây xương rồng trộn mật mía tạo thành (Ngô Văn Doanh 1978), hay nhựa cây dầu rái (Trần Kỳ Phương 1980), hoặc gạch được xây bằng vữa đất sét rồi nung lại (Awawrzenczak và Skibinski 1987).
Tháp được xây bằng kỹ thuật mài xếp gạch (Trịnh Cao Tưởng 1985).
Tháp được xây dựng bằng nguyên vật liệu sản xuất tại chỗ (địa phương) với kỹ thuật xây dựng mài xếp phần vỏ và sử dụng vữa là bột mịn có độ nung như gạch xây tháp trộn với nước tạo nên (Lê Đình Phụng 1990).
Theo Nguyễn Sơn Ka thì:sau khi xây móng bằng gạch đã nung, họ xây tháp bằng gạch mộc, chạm khắc và trang trí nổi xong rồi , sau đó tiến hành chất củi xung quang và bên trong tháp, xếp từ dưới lên và đốt liền một mạch. Tháp được xây gạch mộc ở độ khô vừa phải ,độ dày từ 40-60 cm có chỗ dày hơn 1m , khi chạm khắc người thợ có thể làm ẩm gạch tạo độ dẻo vừa phải để tạo hình theo ý muốn, từ đơn giản đến phức tạp, từ nông đến sâu. Ở những chỗ có đá người ta phủ đất lên để tránh tiếp xúc nhiệt bằng chất liệu như gạch chịu lửa,làm giảm ảnh hưởng của nhiệt
vương quốc Chămpa dời đô và thay đổi vương triều nhiều lần do sự thiên chuyển quyền lực giữ các vùng .vương quốc Chămpa trong lịch sử trải qua các giai đoạn chính như sau.
Giai đoạn Sinrapura (từ khi lập quốc đến năm 750) trung tâm quyền lực vương quốc thuộc vùng Trà Kiệu – Duy Xuyên – Quảng Nam, trong thời kỳ này các tháp Chăm ở thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng. Và bước đầu thống nhất miền Bắc, Trung và một phần Nam Chăm vào vương quốc.
Giai đoạn Virapura (750 – 850) trung tâm vương quốc chuyển về vùng Paduranga, lãnh thổ vương quốc Chăm mở rộng cực đại tới Ninh Thuận – Bình thuận ngày nay.
Giai đoạn Indrapura (850-982) trung tâm vương quốc chuyển ra vùng Amaravati, có kinh đô – phật viện Đồng Dương ở Thăng Bình – Quảng Nam.
Giai đoạn Vyjaya (982 – 1471) trung tâm vương quốc chuyển về vùng Bình Định ngày nay kinh đô Chà Bàn.
Giai đoạn hậu kỳ (1471 – 1832) là giai đoạn suy thoái của vương quốc Chămpa, lãnh thổ dần sáp nhập vào Đại Việt và chấm dứt sự tồn tại thực sự của mình khi vua Minh Mạng chấm dứt quyền tự trị của ngừời Chăm và thành lập tỉnh Bình Thuận.
Phong cách Mỹ Sơn E1:
Tháp Mỹ Sơn E1 là ngôi tháp xưa nhất trong thánh địa Mỹ Sơn, mang một phong cách thuần phác , khoáng đạt,tháp được trang trí đơn giản, không có các cửa giả xung quanh,ít hoa văn trang trí nhưng được bổ sung bằng các điêu khắc
Phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương (thế kỷ thứ 9)
Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn. Những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết,tạo ra một vẻ đẹp uy nghi, mẫu mực trong sự cân đối mà không kém phần uyển nhã.
Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ thứ 9) là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát.
Còn ở phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ thứ 9) thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn.
Đồng Dương là phong cách đỉnh cao của bản sắc dân tốc Chăm.Nó toát lên vẻ uy nghi, nghiêm cẩn một cách thái quá.Dẫn đến một vẻ đẹp mạnh mẽ nhưng nghiêm lạnh, nặng nề với hệ thống hoa văn rậm rạp
Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ 10)
Không còn vẻ dữ dội và thô cứng của Đồng Dương .Mỹ Sơn A1 mang một vẻ đẹp cân đối, tao nhã, với những trụ áp thon thả, những vòm uốn tinh tế và mô típ trang trí phong phú,thanh thoát, mềm mại hòa trộn một chút ảnh hưởng của nghệ thuật Java trong dãy cửa tò vò
Phong cách Bình Định (thế kỷ 11-13)
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm ở Bình Định đã có một thời kỳ phát triển khá huy hoàng.Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Champa thuộc phong cách trước là thành phần kiến trúc đều đi vào đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống,với qua quy mô kiến trúc to lớn, hoành tráng mang vẻ đẹp khỏe khắn.Kiến trúc của phong cách Bình Định có hơi hướng giống kiến trúc nhà thờ của hồi giáo ở sự đơn giản khỏe khoắn và mái cong vòm lên trên tạo sự chế ngự ,uy nghiêm.Đặc trưng của nó là sự đơn giản đến tuyệt đối các hoa văn mà tập trung vào đường thẳng và hình khối.Bổ sung vào đây là những tác phẩm điêu khắc được hợp thành bởi nhiều nguồn ảnh hưởng.
Tháp Bình Lâm (Bình Định)
Tháp Đôi (Bình Định)
2. Điêu khắc ChamPa
Nghệ thuật điêu khắc Champa rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bàlamôn, trên những tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hòa quyễn với hình ảnh các vị thần Bàlamôn, hoặc những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật… hết sức sinh động. Đằng sau những bức phù điêu, những bức tượng ấy là cả một không gian huyền thoại, phản ánh những tư duy trừu tượng, lãng mạn của con người khi lý giải về những điều kỳ diệu của vũ trụ.
Kiến trúc đền tháp Champa luôn gắn bó chặt chẽ với điêu khắc. Phần lớn di vật điêu khắc Chămpa là dạng phù điêu nổi cao gần như tượng tròn, dù thể hiện nội dung, hình tượng nào thì vẫn mang tính hiện thực sâu sắc, nghệ thuật tả chân dung sinh động, tượng người và động vật đạt trình độ cao về giải phẫu sinh học, đề cao đặc điểm nhân chủng trong tượng người và các vị thần được nhân hóa. Điêu khắc Chămpa còn phản ánh hiện thực xã hội từ cuộc sống sinh hoạt đời thường đến những nghi lễ tôn giáo của vương quốc Chămpa
Có rất nhiều cách phân chia các giai đoạn trong điêu khắc Champa, ở bài viết này tạm thời chia như sau:
2.1. Hoà Lai, Đồng Dương
Những tác phẩm điêu khắc này thu thập được ngay ở tháp Hoà Lai, với những đặc trưng nổi bật về nhân chủng như khuôn mặt hơi vuông, cánh mũi hở, mồm rộng, môi dưới dày, hàng ria mép đập, về trang phục và trang sức như dải lụa thắt lưng sọc dọc xoè rộng ỏ dưới, đôi hoa tai tròn to,vòng đeo ở cánh tay ,tóc búi thành ba tầng thành hình chóp nón nhọn
Về trang trí kiến trúc, nổi lên hai đặc điểm chỉ thấy ở Hoà Lai, mặt vòm trang trí rộng trang trí rậm rạp những cành lá móc câu lượn sóng.
Đồng Dương(cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X)
Thần Devi – thế kỷ thứ 10, bằng đá
Được tạo tác bán thân, tóc búi kiểu hình tháp, lông mày liền nhau, mắt mở to, sống mũi thẳng, cân đối, miệng hơi nở nụ cuời tạo nên khuôn mặt xinh đẹp, hài hòa, tượng để hở bộ ngực tròn căng sức sống nhưng lại tạo nên một cảm giác thánh thiện. Theo truyền thuyết, nữ thần Devi có tên Champa là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II, người sáng lập triều đại Đồng Dương, triều đại Phật giáo vào thế kỷ thứ IX. Vì Devi có công với đất nước, đặc biệt là thường giúp đỡ những người nghèo, cô nhi quả phụ, nên sau khi mất bà được phong thần và được vua Jaya Shinhavarman I dựng tháp thờ.
Tượng thần ở Đồng Dương Quảng Nam (thế kỷ X)
Điêu khắc Đồng Dương đã để lại cho người xem những ấn tượng thật mạnh mẽ, không giai đoạn điêu khắc nào biểu lộ mãnh liệt của nội tâm con người bằng lúc này.
Nghệ thuật Đồng Dương chủ yếu mang tính chất phật giáo Đại Thừa. đức phật ngồi hai chân buông thõng, hai tay úp lên đầu gối, thân thẳng, đầu ngay, mắt đăm đăm nhìn thẳng vào cõi đâu xa, một tư thế hiếm thấy ở các tượng phật Đông Nam Á.
Phong cách Đồng Dương hiện lên trong toàn bộ nền điêu khắc Chămpa như một phong cách nghệ thuật độc đáo nhất với những đặc trưng khỏe khoắn, nặng nề và đầy tính bản địa trong việc thể hiện những nét nhân chủng Chàm trên các khuôn mặt người
2.2. Mỹ Sơn A1
Khuôn mặt trên các bức tượng phong cách Mỹ Sơn A1 có phần nhẹ nhõm ,bớt đi sự căng thẳng với nụ cười thoáng nhẹ.Giai đoạn đầu còm ảnh hưởng của Đồng Dương và một chút ảnh hưởng của nghệ thuật Khme.Các nhân vật vẫn mang râu Quai nón ,mắt mở lớn có con ngươi,môi dày…sang giai đoạn sau mới mất dần những chi tiết còn sót lại từ Đồng Dương, bộ mặt các tượng nhân vật trở lại với truyền thống tạo hình mang sắc thái địa phương với đôi mắt hình khuyết áo không con ngươi, mũi thon nhỏ miệng luôn nở nụ cười,khoan khoái, tư thế luôn nhảy múa, thời kì này nghệ thuật Champa có sự ảnh hưởng của nền nghệ thuật Java
Đài thờ Mỹ Sơn
Tượng thần Siva trong tư thế múa, Phong Lê, Đà Nẵng (đầu thế kỷ X)
2.3. Trà Kiệu(giữa và cuối thế kỷ X)
Phong cách Trà Kiệu sống động tươi mát , chau chuốt mà thanh tú ,khỏe khoắn mà trầm tĩnh hiền hòa. Có thể nói phong cách Trà Kiệu là phong cách Mĩ Sơn đã được trí tuệ hóa.
Phong cách chánh lộ-Quảng Ngãi(tk X-XI)
Đây là nữ thần Sarasvati, nữ thần của kiến thức, âm nhạc và nghệ thuật, là vợ của thần Brahma. Sarasvati thường hay xuất hiện trong nghệ thuật tranh, tượng và thần thoại như một vị nữ thần duyên dáng, cưỡi trên lưng ngỗng Hamsa hay ngồi trên một đài sen, có bốn vật cầm tay gồm : quyển sách – biểu tượng của học thuật và viết lách, đàn vina – sự am hiểu về nghệ thuật, chuỗi tràng hạt pha lê – sức mạnh tinh thần và lọ nước thiêng – năng lực của sang tạo và thanh tẩy. Nguyên thuỷ Sarasvati còn là nữ thần của sông ngoài, tượng trưng cho sự màu mỡ, tốt tươi và thịnh vượng.
Tác phẩm có vẻ đẹp hài hòa về nhịp điệu của cơ thể và hiệu quả của hình khối,bức tượng này mang một vẻ đẹp có tính chất tổng hòa ,có chút gì đó nhẹ nhàng của Mỹ Sơn,chút sắc thái của bản địa và vẻ mẫu mực của Trà Kiệu.Cơ thể căng tròn và bộ mặt an nhiên bình thản,giàu chất hiện thực mà cũng huyền ảo đầy tính biểu tượng, mang lại cho người xem một cảm giác bình an, đầy triết lí về sự hài hòa động và tĩnh
Thần indra thế kỉ 10-Trà kiệu-Quảng Nam
Sakti-shiva Tây Sơn ,Bình Định-tk XI
Siva (người Chăm gọi là Po Ginuer Mâtri) vị thần Bàlamôn giáo được người Chăm thờ cúng và tôn vinh là vị thần tối cao. Khoảng thế kỷ IV, sự tôn thờ Siva một cách tuyệt đối của các vua Champa khởi đầu bởi vua Bhabravarman đã hình thành một tôn giáo chuyên thờ thần Siva gọi là Siva giáo mà từ đó ra đời khu “thánh địa Mỹ Sơn”. Siva vừa mang tính hủy diệt vừa mang tính sáng tạo, vừa được coi là hung thần phá hoại, hủy diệt muôn loài vừa là phúc thần bảo vệ đời sống của cư dân Champa.. Tay Siva có khi cầm đinh ba biểu tượng cho sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt, có khi cầm rìu biểu hiện cho sự tuyệt đối hoặc cầm cây kiếm xua đuổi những sợ hãi và một tay ban phúc lành. Siva cũng là vị thần tổng hợp, vạn sự đều qui tụ vào đó.
Bức tượng này toát lên vẻ đẹp cân đối và vững chãi .Những tư thế đầu ,mình, chân ,tay tạo cho hình nữ thần đang múa một trạng thái vừa chuyển động vừa tĩnh tại,tám cánh tay phụ uốn cong nhịp nhàng làm cho bố cục trở nên chắc chắn mà vẫn hài hòa trong tổng thể bức tượng
2.4. Bình Định(thế kỷ XII-XIII)
Các tác phẩm điêu khắc thời kì này dù vẫn giữ vẻ tao nhã, nhưng đã mất đi sức hấp dẫn mà trở nên khô cứng , ngưng đọng trong các điệu nhảy không còn còn sức hành động,cơ thể trở nên căng cứng ,mất đi vẻ tươi mát vốn có dẫu trang sức có phần cầu kì, hoa văn bao phủ thân hình tượng
Tư thế và nụ cười an nhiên và bình thản của Siva, Tháp Bánh Ít, Bình Định (thế kỷ XI)
Tính chất thoáng buồn của khuôn mặt đã cho ta liên tưởng đến giai đoạn suy vong của xã hội Champa đã cố che lấp bằng hình thức cân đối
Tài liệu tham khảo:
1.Hai tác phẩm điêu khắc Chăm ở Bình Định-Ngô Văn Doanh
2.Dấu ấn phật giáo Chăm-Thông nThanh Khánh
3.Khảo luận về kiến trúc đền tháp Champa-Trần kì Phương
4.Nghệ thuật Chăm-Nguyễn Tiến Cảnh
5.Một số tài liệu khác trên internet
6.Nguồn ảnh từ internet