Nùng Trí Cao

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hình giả tưởng Nùng Trí Cao được vẽ năm 1917

Nùng Trí Cao (chữ Hán: 儂智高; chữ Tráng: Nungz Cigaoh, 1025-1055) hoặc Nông Trí Cao là thủ lĩnh địa phương ở Cao Bằng, cầm đầu một cuộc nổi dậy ở vùng biên cương giữa Đại Việtnhà Tống giữa thế kỷ 11, thời vua Lý Thái TôngTống Nhân Tông.

Mục lục

[sửa] Người cha

Bài chi tiết: Nùng Tồn Phúc

Nùng Trí Cao là người châu Quảng Nguyên (ngày nay là tỉnh Cao Bằng), và là con của thủ lĩnh địa phương Nùng Tồn Phúc và bà A Nùng.

Năm 1038, Nùng Tồn Phúc nổi dậy ở phía bắc nước Đại Việt, tự xưng là Chiêu Thành hoàng đế, đặt quốc hiệu là Trường Sinh quốc rồi đem quân đi đánh phá các nơi.

Năm 1039, Do cha con Nùng Tồn Phúc bị họ Dương (Tể tướng Dương Đức Thành) vu oan tại bến đò Bắc Ngạn (Bắc ngạn sông Hồng) nên vua Lý Thái Tông sai tên hoạn quan Trịnh Quang Thạch đi đánh, Thạch không bắt được nhưng Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông vẫn về kinh để làm rõ trắng đen. A Nùng và Nùng Trí Cao ở nhà tập hợp binh mã chờ đợi nếu biến cố xảy ra.

[sửa] Nhờ lượng khoan hồng

Năm 1041, Nùng Trí Cao cùng mẹ là A Nùng tập hợp lực lượng trở về lấy châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra một nước gọi là nước Đại Lịch (大曆). Lý Thái Tông sai tướng lên đánh, bắt được đem về Thăng Long. Nhưng vua nghĩ trước đã giết cha và anh, nay thương tình không giết, tha cho về và lại phong cho làm Quảng Nguyên mục. Sau đó Nùng Trí Cao vào triều yết kiến, được vua Thái Tông gia phong cho tước Thái bảo.

Năm 1048, Trí Cao lại nổi dậy, chiếm giữ động Vật Ác (phía tây Cao Bằng). Lý Thái Tông sai Quách Thịnh Dật đi đánh, Trí Cao lại đầu hàng. Tuy nhiên, theo giai thoại của người Tày - Thái địa phương, khi quân Lý tới nơi, ông nói với Quách Thịnh Dật đừng tiến quân, ông sẽ không gây hấn với nhà Lý nữa mà sẽ tiến sang phương Bắc.

[sửa] Xưng đế

Năm 1052, Nùng Trí Cao lại nổi dậy lần nữa, tự xưng là Nhân Huệ hoàng đế (仁惠皇帝), đặt quốc hiệu là Đại Nam. Để tăng thêm thanh thế, ông xin phụ thuộc vào Trung Quốc, hoàng đế Nhân Tông nhà Tống không cho. Trí Cao bèn đem quân sang đánh Trung Quốc. Được sự hậu thuẫn của các thủ lĩnh người Thái - Tày ở Quảng Tây là Nùng Trí Trung, Nùng Kiến Hậu, thanh thế Trí Cao càng thêm lớn mạnh. Ông đánh lấy Ung châu, rồi sau đó chiếm cả thảy được 8 châu ở đất Quảng ĐôngQuảng Tây, bao gồm: Hoành châu, Quý châu, Cung châu, Tầm châu, Đằng châu, Ngô châu, Khang châu, Đoan châu.

Nhà Tống lo sợ. Lý Thái Tông dâng biểu sang Trung Quốc xin mang quân phối hợp đánh Nùng Trí Cao. Khi quân Đại Cồ Việt sắp vào biên giới, tướng nhà Tống là Địch Thanh (狄青) can Tống Nhân Tông rằng: "Có một Nùng Trí Cao mà đất Lưỡng Quảng không chế được, lại phải nhờ quân ngoại quốc vào đánh giúp. Nếu có ai nhân đó mà nổi loạn, thì làm thế nào?" Vua Tống nghe lời bèn sai các tướng Dư Tĩnh và Tôn Miện đi đánh Nùng Trí Cao và sai sứ nói với Lý Thái Tông rằng không cần quân Lý giúp. Dư Tĩnh đánh mãi không được, nhà Tống lấy làm lo.

Nhân khi Trí Cao dâng biểu xin lĩnh chức Tiết độ sứ Ung châu và Quý châu, vua nhà Tống đã toan thuận cho, Địch Thanh lại can không nên chấp thuận và xin đem quân đi đánh.

Đầu năm 1053, Địch Thanh ra hợp quân với Dư Tĩnh và Tôn Miện đóng ở Tân châu (Liễu châu tỉnh Quảng Tây) rồi hội các tướng lại cấm không cho ra đánh nhau với. Bấy giờ có quan Kiềm hạt tỉnh Quảng Tây là Trần Thự trái tướng lệnh đem quân đi đánh bị thua, Địch Thanh đem chém đi, rồi lệnh cho quân nghỉ 10 ngày. Quân đi thám biết chuyện về báo Trí Cao biết. Trí Cao tưởng là quân nhà Tống không dám đánh, bèn không phòng giữ. Địch Thanh đem quân đến cửa Côn Lôn (gần phủ Nam Ninh) đánh Nùng Trí Cao. Lúc đang đánh nhau, Địch Thanh đem quân kỵ đánh hai bên tả hữu áp lại, quân của Trí Cao tan vỡ, tướng dưới quyền là Hoàng Sư Mật 57 người tử trận[1]. Quân Tống đuổi theo giết hơn 2.200 quân của Trí Cao. Ông đốt thành bỏ chạy.

Tháng 10 năm 1053, Trí Cao sai thủ hạ là Lương Châu đến cầu cứu Đại Cồ Việt. Lý Thái Tông sai chỉ huy sứ Vũ Nhị đi tiếp ứng cho Trí Cao. Nhưng quân Lý chưa tới nơi thì Trí Cao lại bị Địch Thanh đánh bại, phải chạy trốn sang nước Đại Lý. Quân Lý rút về.

Năm 1055, thời vua Lý Thánh TôngĐại Việt, đô giám nhà Tống là Tiêu Chú lại theo đường Đặc Ma (Vân Nam) đánh úp, bắt được mẹ Trí Cao là A Nùng, em Trí Cao là Trí Quang, con là Kế Phong. Quân Tống lại mộ những người cảm tử vào đất Đại Lý để lùng tìm Trí Cao.

Quân cảm tử chưa tới thì người nước Đại Lý ngại gây hấn với nhà Tống đã bắt Nùng Trí Cao chém chết, mang đầu đem nộp nhà Tống. Nhà Tống giết luôn gia quyến của Trí Cao.

Hiện nay còn di tích thành Nà Lữ, nơi ông đóng quân, ở gần thị xã Cao Bằng. Đền Khâu Sầm (Kỳ Sầm) đại vương thờ Nùng Trí Cao vẫn còn ở Cao Bằng, lễ hội đền Khâu Sầm vẫn được tổ chức hằng năm vào ngày 10 tháng giêng.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Tham khảo

[sửa] Chú thích

  1. ^ Việt sử Thông giám cương mục chép là hơn 100 người

[sửa] Liên kết ngoài