Ngày gửi bài: 04/01/2011 Số lượt đọc: 702
Chúng tôi có dịp về thăm Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng vào một ngày mùa đông có nắng. Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là đầu nguồn nước. Pác Bó, cội nguồn của dòng nước và cũng là cội nguồi của cách mạng.
Tôi được biết đến địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941-1945. Đây là nơi đầu tiên Bác Hồ đặt chân về nước sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, Bác đã quay về lãnh đạo nhân dân đánh pháp đuổi nhật. Tại đây đã diễn ra nhiều tổ chức quan trọng của Đảng ta. Bác đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII tại đây, Mặt trận Việt Minh cũng được thành lập ở đây, tờ báo Việt Nam độc lập cũng được Bác sáng lập tại nơi đây.
Chúng tôi đi thẳng từ trung tâm tỉnh Cao Bằng tới hang Pác Bó, quãng đường từ đó tới hang chỉ khoảng 50 km nhưng chúng tôi phải đi gần 2 giờ đồng hồ vì con đường đang được sửa chữa. Cả đoàn đi mãi cũng tới Con đường nhựa lên Pác Bó phẳng phiu, uốn lượn theo chân núi.
Cuối cùng thì cũng tới nơi, chúng tôi xuống xe và phải đi mất khoảng 1km đường bộ mới vào được hang. Trước mắt tôi hiện ra hai dãy núi cao vun vút, Suối Lênin chảy giữa hai dãy núi. Núi Các Mác sừng sững, uy nghiêm. Hang Pác Bó nằm trên dãy núi bên phải, cách bờ suối chừng trăm mét. Đường lên hang dốc ngược cây cối um tùm. Cửa hang đã hiện, lòng hang là một vòm rộng ăn sâu vào lòng núi. Từ trên nhìn xuống chỉ thấy tối mờ mờ. Lối vào hang là một ngách đá hẹp phía bên phải. Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê Nin, kìa núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà Trong hang ẩm ướt, nền hang những mỏm đá mấp mô. Chiếc giường của Bác được ghép bằng những thân cây rừng. Tượng Các Mác khắc trên đá ở vách hang. Tất cả cảnh vật trong hang cũng như con đường dẫn vào hang cho tôi biết thêm về một quãng đời hoạt động cách mạng gian nan mà hào hùng của Bác và Đảng ta thời đấy. Chúng tôi đi dọc bờ suối, thăm lại những nơi từng in bóng Bác: nơi Bác ngồi câu cá sau những giờ làm việc, mặt nước im lặng, rợp bóng cây; khóm trúc Bác trồng vẫn còn đó và đang đua nhau vươn lên cao. Bác trồng khóm trúc này trong lần
Bác về thăm Pác Bó tháng 2-1961. Nơi Bác Hồ ngồi làm thơ (năm 1961) . Mùa xuân nǎm 1961, Bác về thǎm lại Pác Bó , tức cảnh, Bác ngâm bốn câu thơ:
Hai mươi nǎm trước ở hang này,
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây.
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,
Non sông gấm vóc có ngày nay. Nay bốn câu thơ này được khắc trên vách đá của hang Pác Bó "Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Ðảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bàn đá, nơi Bác thường ngồi làm việc, rêu bám xanh những tảng đá. Thật là tự nhiên mà trùng hợp lại có một tảng đá bề mặt khá phẳng phiu để Bác dùng làm bàn viết. Bàn đá chông chênh dịch sử Ðảng Chúng tôi đứng rất lâu nơi đầu nguồn của con suối. Nước từ chân núi chảy ra, chảy qua những khe đá, tràn qua những tảng đá mấp mô, tỏa rộng ra hai bờ. Đây chính là nơi đầu nguồn của dòng suối lịch sử. Từ nơi đây ngọn lửa cách mạng đã lan tỏa, sáng soi khắp non sông… Giống như bao người con từ mọi miền Tổ quốc về đây, chúng tôi vốc nước suối uống ngụm nước đầu nguồn, uống vào lòng cả một niềm yêu thương và thành kính. Trời cũng sẩm tối, chúng tôi ra về với cảm giác khó tả, trong lòng dưng dưng nhớ Bác, nhớ tới tất cả sự huy sinh cao cả của Đảng của Bác dành lại độc lập Dân Tộc. Tôi thầm khâm phục và thầm cảm ơn Bác cảm ơn Đảng cách mạng của ta trước đây.
Trên đường về chúng tôi có vào thăm nhà Tưởng niệm Bác. Chúng tôi mỗi người thắp nén nhang kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ Bác. Mặc dù trời đã tối nhưng chúng tôi không quên thăm mộ anh Kim Đồng. Ngôi mộ nằm trên một khu đất cao ráo, bằng phẳng dưới chân dãy núi, ốp đá màu hồng nhạt. Tấm bia nổi bật dòng chữ “Anh hùng liệt sĩ Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) 1929-1943”. Phía sau mộ là tượng đài Kim Đồng màu trắng với hình ảnh người thiếu niên trong bộ trang phục dân tộc Nùng, đang nâng trên tay con chim sáo nhỏ. Chúng tôi thắp nén nhang trước mộ người anh hùng.
Trong khuôn viên của khu mộ, chếch về phía bên trái còn có mộ của mẹ anh Kim Đồng. Chúng tôi thắp nén nhang cho bà và cảm ơn bà đã sinh ra cho dân tộc một người anh hùng như Anh.
Một lần nữa cảm ơn vùng đất đã từng nuôi lớn cách mạng và đã tạo ra bao nhiều người anh hùng cho đất nước. Cảm ơn mảnh đất đã che trở cho Bác cho Đảng cách mạng của ta những năm tháng chiến đấu đó.
schoolnet@
|