|
|
|
|
|
|
|
|
Ở Long An, nơi các di tích khảo cổ trên vùng Đồng Tháp Mười như Giồng Dung, Gò Đế, Gò Hàng, Gò Ô Chùa… các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật thể hiện có hoạt động sản xuất đồ kim hoàn tại chỗ như đồ trang sức bằng kim loại chì- thiếc, nhiều hạt chuỗi bằng thủy tinh, đá quý nhiều màu sắc, một số đồng tiền bằng kim loại chì- thiếc và vô số những những hạt vàng nhỏ như trứng cá; bên cạnh đó là những viên đá thử vàng, những phế vật (hạt chuỗi, khuyên tai, vòng tay) không hoàn chỉnh, thủy tinh nguyên liệu, xỉ và bọt thủy tinh… Trong bài viết này, người viết xin được giới thiệu Những cánh sen vàng và một vài hiện vật bằng vàng trong bộ sưu tập hiện vật vàng Bình Tả (Gò Xoài- Đức Hòa- Long An), thể hiện nghệ thuật chạm khắc trên vàng của người nghệ nhân Phù Nam - Óc Eo xưa.
|
Về xứ thanh long huyện Châu Thành, bạn đứng quên ghé thăm nơi chôn nhau cắt rốn của nhà trí thức yêu nước Nguyễn Thông. Từ thành phố Tân An, theo con đường mang tên ông đi về ấp Bình Trị II, xã Phú Ngải Trị khoảng 8 km là bạn đến di tích, nhân dân địa phương thường gọi là “Khu lưu niệm Nguyễn Thông”. |
Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu khi thổ lộ tình cảm đối với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã cho rằng:” ... Cụ là văn sĩ đầu tiên ca ngợi lòng yêu nước, chí quật cường của bần nông, một trình độ và tính chất yêu nước quật cường đặc biệt cao quí của những người, dân lân, dân ấp, những người đang cui cút làm ăn, lo toan nghèo khó, bỗng gặp đất nước lúc lâm nguy, vì mến nghĩa mà làm dân chiêu mộ |
Nếu hành hương về Đức Hòa vào rằm tháng Giêng nhộn nhịp, bạn đừng quên ghé chùa Linh Nguyên, ở ấp Bình Tả I, xã Đức Hòa Hạ. Nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh theo lộ 10, chùa nằm về hướng tay phải cách thị trấn Đức Hòa khoảng 500m về hướng Đông Bắc. Chùa tọa lạc trên một gò đất rộng 12.228m2, cao hơn 1m so với mặt ruộng, mà các nhà khảo cổ cho biết từng là vị trí của một công trình kiến trúc tôn giáo thuộc văn hóa Óc Eo.
|
Thực hiện chương trình điều tra, thám sát khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Long An năm 2010, Bảo tàng Long An đã ghi nhận thêm 3 địa điểm phát hiện công cụ bằng đá trên 3 vùng sinh thái đặc trưng ở Long An. Phát hiện này đã được tác giả báo cáo tại Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 46 tại Hà Nội (29-30/9/2011).
|
|
|
|
Điều 63, Mục 3, Luật Di sản văn hóa năm 2001 - được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã ghi rằng: “Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.”
Ảnh: GS.TS. Lee Chan Hee (y phục màu xám nhạt, đứng giữa) cùng đoàn cán bộ Trường Đại học Quốc gia Kongju Hàn Quốc tham quan Khu công viên - tượng đài “Long An, Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” (1/7/2010).
|
|
Những năm tháng đồng chí Lê Duẩn ở Đồng Tháp Mười-Tân An lãnh đạo cách mạng (1947-1949) cũng là thời gian nơi đây trở thành niềm tự hào không của riêng Long An mà cả Nam Bộ, được cả nước biết đến như là "thủ đô kháng chiến" của Nam Bộ, với nền “văn hóa kháng chiến bưng biền”. Đó là thời kỳ mà chính quyền kháng chiến với các chính sách đẩy mạnh phát triển về kinh tế, giáo dục, y tế, xây dựng đời sống văn hóa mới trong nhân dân, đã làm cho vùng căn cứ Đồng Tháp Mười có sự chuyển biến sâu sắc về đời sống kinh tế - xã hội... |
|
Đại tá, bác sĩ Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam, Hồ Văn Huê sinh ngày 08-09-1917 tại làng Phước Tuy, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An), trong một gia đình làm nghề thuốc bắc, cha mẹ mất sớm, nhưng được người anh thành đạt sớm là một thầy giáo nuôi ăn học.
|
|
|
|
|
|