Sign InHelp
MultiplyLogo
SEARCH
Blog EntryFeb 11, '12 1:43 PM
for everyone







Độc đáo Lăng đá Bắc Giang
http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_cat.php?info=49

    Ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) có một “Bảo tàng đá” độc đáo, tồn tại mấy trăm năm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”, thách thức thời gian. Đó là hệ thống các lăng tẩm bằng đá - nơi an táng của những bậc  công hầu trong các triều đại phong kiến xa xưa.


Một góc lăng Dinh Hương.


Tượng chó đá lăng Nôi Dinh.


Di vật đá ở lăng họ Ngọ.

    Theo thống kê, tỉnh Bắc Giang hiện có 46 lăng đá cổ, trong đó phần lớn tập trung tại huyện Hiệp Hòa với 26 lăng, Việt Yên 11, Tân Yên 5. Những lăng đá tiêu biểu: Dinh Hương, Nội Dinh, Bầu Đá, Vân Cẩm, lăng họ Ngọ, họ Trần… Mấy thế kỷ trôi qua, hệ thống lăng đá ở Bắc Giang vẫn còn khá nguyên vẹn. Những bức tượng bằng chất liệu đá xanh quy mô, bề thế hình người, voi, ngựa, sấu, chó… được đục đẽo, chạm trổ một cách tinh xảo, công phu và xếp đặt nghiêm trang tầng tầng, lớp lớp theo phong cách đăng đối, đối xứng xung quanh khu lăng mộ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng như lạc bước vào thế giới người xưa.


Tượng người dắt ngựa ở lăng Dinh Hương.


Chính diện khu lăng đá Dinh Hương.


Tượng voi phục ở lăng Dinh Hương.  

    Hầu hết các công trình lăng đá được xây dựng từ thế kỷ thứ 17 - 18 dưới thời Lê trung hưng. Kiểu kiến trúc điển hình là phía ngoài lăng được xây tường bao quanh bằng đá ong, trong có bia đá, xung quanh là tượng quan hầu, võ tướng, phía trước có hồ nước tụ thủy, cây cối thâm u, thường có mộ táng hợp chất kèm theo. Kiểu mộ ướp xác, có thể giữ cho thi thể người chết còn khá nguyên vẹn trong một thời gian dài. Theo đó, thi hài được ngâm vào dầu thông cho thơm và mặc rất nhiều quần áo đẹp có thêu hình rồng phượng rồi đặt trong một cỗ quan tài bằng gỗ thông, loại gỗ có hương thơm, rồi bỏ nhiều chè búp, hoa hòe, giúp cho xác ướp được thơm và khô ráo… Nhưng giá trị độc đáo nhất của khu lăng đá là nghệ thuật tạc tượng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam.


Tượng người ở lăng Dinh Hương.


Tượng đá ở lăng họ Ngọ.

    Các đề tài thể hiện phong phú, trong đó có tượng voi ở nhiều tư thế ngồi, đứng, quỳ, phục, vòi cuộn lại, cổ đeo chuông lớn. Tượng ngựa tạc theo kiểu: Yên cương, nhạc ngựa, lục lạc, ngò hoa, vải phủ, khăn thêu... Tượng nghê và sấu được miêu tả rất có hồn; tượng chó được miêu tả đơn giản hơn, ít phức tạp hơn song không vì thế mà mất đi nét độc đáo riêng.

KIM SA



Lăng Dinh Hương

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_Dinh_H%C6%B0%C6%A1ng

Lăng Dinh Hương xây dựng từ năm 1727. Trong lăng lưu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu. Ông sinh năm 1688 ở tại địa phương. Năm 1730 triều đại Lê Duy Phường ông được cử làm dịch quân thị hầu, thị đội, rồi làm thái giám. Dưới triều đại Lê Y Tông ông được cử hai lần đi sứ phương Bắc vào năm 1735 và 1739. Sang năm 1740 triều đại Lê Hiển Tông, ông cầm quân đi dẹp loạn ở các vùng thuộc đạo Kinh BắcSơn NamHải Dương. Ông mất mùng 9 tháng 6 năm Kỷ Tỵ (1749), thọ 61 tuổi. Năm 1754 vua phong ông là Phúc thần trung cẩn đại vương. Lăng được chính Quận công xây dựng tại quê nhà khi còn sống.



Lăng Họ Ngọ

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_H%E1%BB%8D_Ng%E1%BB%8D

Lăng Họ Ngọ xây dựng năm 1697 (xây trước Lăng Dinh Hương, trước tất cả các lăng mộ vua Nguyễn ở Huế), trùng tu 1714, nơi lưu giữ di hài Phương quận công Ngọ Công Quế và là nơi thờ cúng quận công cùng tiên tổ họ Ngọ. Vua Lê có sắc phong cho ông: Linh ứng cương nghị minh đạt đức hậu chính thần. Cha của ông là Phúc an hầu Ngọ Công Tuấn giữ chức Thái Nguyên xứ tham tán và được huân phong: Tướng công hiển cung đại phu, tham đốc thái vũ, tử vệ quân sự vụ. Ông nội là Thái sơn hầu Ngọ Công Văn và được phong tặng: Vũ liệt tướng quân, tham đốc thần vũ, tử vệ quân sự vụ.

Niên hiệu Chính Hòa thứ 18 năm Đinh Sửu (1697) triều đại Lê Hy Tông ông được huân phong: Đặc tiến kim tử, vinh lộc đại phu, giữ chức phó tả thị nội thư, tả binh phiên, tư lễ giám, Đô thái giám và được phong tước Lộc hầu. Năm Quý Tỵ (1713) ông làm quan trấn thủ Thái Nguyên xứ, đồng giữ chức tư lễ giám, Bắc quân đô đốc phủ, được huân phong: Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, tả đô đốc, tước Phương quận công. Trên bia đá ở lăng còn ghi rõ bằng chữ Hán: "Phụng sai Thái Nguyên sứ trấn cai quản đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, tư lễ giám Tổng thái giám bắc quân đô đốc phủ, đô đốc kiêm sự, gia phong tặng Tả đô đốc Phương quận công, Ngọ tướng công, húy Quế"

Tập tin:LHN Cong.JPG

Tập tin:LHN VoiPhai.JPG

Tập tin:LHN NguaTrai.JPG

Tập tin:LHN Tho.JPG

Tập tin:LHN CongMo.JPG

Tập tin:LHN Mo.JPG

Tập tin:LHN Bia.JPG

Tập tin:LHN HuongAn.JPG




Add a Comment