Du lịch các làng nghề truyền thống Việt Nam Phần V - Làng nghề gốm Hương Canh
Danh mục: Tin gốm sứLàng gốm Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc nằm ngay bên đường quốc lộ số 2. Nghề gốm ở đây có từ lâu đời. Tương truyền sau khi đánh bại Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương triều đình Lê - Trịnh đã phái quan Nội Hầu Trịnh Xuân Biền về phủ dụ dân chúng. Thấy xóm làng xơ xác tiêu điều, dân chúng phiêu bạt những người hồi cư không kế sinh nhai, ông Trịnh Văn Biền đã giúp dân phục hồi sản xuất nông nghịêp và đem người đến dạy dân làng nghề cang chĩnh. Cuộc sống đi vào ổn định và khấm khá dần. Khi ông qua đời, dân làng thương tiệc, lập miếu thờ, tôn ông làm sư tổ nghề gốm.
Làng gốm Hương Canh
Làng gốm Hương Canh chuyên làm vại, chĩnh, chậu, lọ, tiểu sành. Gốm Hương Canh xưa nay rất được ưa chuộng. Người ta bảo nhau "Sứ móng cái, vại Hương Canh". Gốm Hương Canh chống được sự thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được bền hương vị nguyên chất của những thứ đựng bên trong.
Gốm Hương Canh từng đi vào thơ Tố Hữu
"Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng"
Không chỉ có nghề gốm cổ truyền, Hương Canh còn có ba ngôi đình nổi tiếng về kiến trúc, mỹ thuật dân gian cùng với những dấu tích vật chất, văn hoá, một làng cổ điển hình sứ Đoài xưa. Lễ hội "Kéo song", "đố chữ", đặc sắc ở đây vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, đông vui tấp nập mỗi độ xuân về.
Xem thêm : các làng nghề truyền thống Việt Nam - Làng nghề gom su bat trang
TIN LIÊN QUAN
- • Du lịch các làng nghề truyền thống Việt Nam Phần IV - Làng nghề gỗ Đồng Kỵ
- • Du lịch các làng nghề truyền thống Việt Nam Phần III - Làng nghề Kinh Bắc
- • Du lịch các làng nghề truyền thống Việt Nam Phần I - Làng tranh đông hồ
- • Du lịch các làng nghề truyền thống Việt Nam
- • Lịch sử gốm sứ cổ truyền
- • Đông đảo thanh niên thủ đô làm sạch "Con đường gốm sứ"