Gõ từ khóa bạn muốn tìm rồi Enter, câu hỏi của bạn có thể đã từng được trả lời trên diễn đàn


Trang 4 trên tổng 15 Đầu tiênĐầu tiên 1234567814 ... CuốiCuối
Results 31 to 40 of 142

Topic: Xứ Quảng

  1. #31
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định


    Ngồi cả giờ nói chuyện với một người đàn bà trông coi khu tháp Chiên Đàn. Bà ngày thường cũng như mọi người, chăn bò ngay trong khu tháp, hái rau má ở dưới chân tháp, dọn cỏ quanh tháp cho bò. Khó mà nghĩ đó là một cán bộ văn hóa làm ở đây đã mấy chục năm.

    Bà kể về ngày trước, khi còn chưa thống nhất, chuyện hồi bé bà trèo lên đỉnh tháp bằng những cây leo, nóc tháp bị biến thành ụ súng. Rồi chuyện những năm 80 - 90, cán bộ văn hóa và chuyên gia nước ngòai về khai quật, tìm hiểu tháp thế nào. Để có thể lộ rõ những bức phù điêu như trên, người ta đã phải dùng một loại hóa chất đặc biệt đổ lên, để không ăn mòn đá mà lại sạch được chất bẩn, đồng thời rêu không mọc trên đó được. Nhờ vậy mà các bức phù điêu đã được xử lý trông như mới. Còn các bức chưa được xử lý thì đen bẩn cũ kỹ.

  2. #32
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định

    Nhưng chuyện bà nói nhiều nhất là về những người Chămpa. Vào ngày lễ hội của họ, họ vẫn về đây cúng bái để tưởng nhớ tổ tiên của họ, đã từng làm chủ mảnh đất này trong hàng nghìn năm, cho đến khi bị người Việt xâm lấn và đuổi đi.

    Có lẽ dân tộc Chămpa cũng là một dân tộc đau khổ, một dân tộc Vong quốc, không còn đất nước. Họ có thể vẫn còn ở rải rác trên vùng đất xưa kia là đất nước của họ, nhưng giờ không còn nữa. Vùng đất tổ tiên xa xưa - Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam giờ hầu như không còn người Chăm, mà phải lui vào Bình Định, Bình Thuận và xa hơn nữa. Những thánh địa đổ nát, tháp thờ hoang tàn.

    Người đàn bà kia kể rằng vào những ngày lễ hội, nhiều người Chăm về đây và ôm cây tháp mà khóc. Họ thấy đau xót cũng không có gì khó hiểu.

    Có lẽ chúng ta vẫn còn hạnh phúc hơn họ nhiều, khi có một Tổ quốc để mà đặt trong tim và để mà trở về sau khi lưu lạc xứ người.


  3. Thanks Tùng Lan, quexuquang, Kẹo Bạc Hà thanked for this post
    Likes Kẹo Bạc Hà liked this post
  4. #33
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định

    Trong các sách sử giảng dạy, người ta thường tránh nói đến cuộc tiến công chiếm đất của người Việt vào vương quốc Chiêm Thành - Chămpa. Họ chỉ gọi bằng một cái tên mĩ miều là Nam tiến. Nhưng cuộc Nam tiến ấy cũng đổi bằng biết bao xương máu của những người ở cả hai dân tộc. Bao người Việt và người Chăm đã chết, những kinh đô hoang phế và bị cướp bóc, những di tích bị đập phá để tìm vàng.

    Trong lịch sử, không chỉ người Việt tấn công người Chămpa, mà quân Chămpa cũng nhiều lần kéo ra tận Thăng Long đánh đuổi vua Việt. Chế Bồng Nga 3 lần kéo quân ra bắc, vua tôi nhà Trần đã phải bồng bế nhau chạy trốn để mặc quân Chiêm Thành cướp phá.

    Nhưng dòng chảy lịch sử đã ủng hộ người Việt, và người Việt đã không chỉ một lần hủy diệt kinh đô Chăm, tàn sát người Chămpa. Các vua Lê Đại Hành, Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông, các chúa Nguyễn, là có công với người Việt, nhưng là kẻ thù đáng sợ của các vua Chămpa. Các vị vua ấy lần lượt vượt các vùng đất, các con đèo hiểm trở như Hải Vân để tiến đến phương nam.

    Ngày nay, các công trình của các đời vua đó trên đất Bắc không còn gì, hoặc toàn là xây lại. Nhưng những công trình của các vua Chămpa thì vẫn còn đó hiên ngang với trời đất.

    Thôi cũng đành dối lòng mà an ủi rằng đó là sự đền bù cuối cùng của thời gian cho một dân tộc văn minh nhưng vong quốc, cho một đất nước huy hoàng nhưng đã tiêu tan.

  5. Thanks Tùng Lan, Kẹo Bạc Hà thanked for this post
    Likes Kẹo Bạc Hà liked this post
  6. #34
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định

    Rời Chiên Đàn, đi qua thành phố Tam Kỳ, đến cuối Tam Kỳ là cầu Tam Kỳ bắc qua sông Tam Kỳ, vừa qua cầu, rẽ phải vào con đường nhỏ hơn chừng nửa km là đến khu tháp Khương Mỹ.

    Khương Mỹ cũng gồm 3 ngọn tháp dựng theo hướng bắc nam, xung quanh bị nhiều nhà dân vây kín, không có khung cảnh rộng như khu Chiên Đàn.



  7. #35
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định

    Tháp Khương Mỹ được xây dựng vào khoảng thế kỉ 10, trước tháp Chiên Đàn. Đối tượng thờ chính của Khương Mỹ là Visnu, là dòng sớm hơn dòng thờ Shiva.

    Những hoa văn trang trí trên gạch của tháp Khương Mỹ. phong cách nơi đây khác hẳn với tháp Chiên Đàn. Những dây hoa xoắn tròn chữ S thay cho những mặt kala, lá đề. Hoa văn tập trung theo cạnh dọc chứ không phải phù điêu ngang như tháp Chiên Đàn.







  8. #36
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định

    Hoa văn đá sa thạch của những chiếc cửa giả (có hình cửa nhưng chỉ là trang trí, gạch xây bít)




    Trong lòng tháp nhìn lên


  9. #37
    Ngày tham gia
    25-06-2007
    Bài
    355
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tìm mãi mà chả thấy mấy cái ảnh Mỹ Sơn đâu cả?! Bữa nào tìm thấy em pót sau nhé!

  10. #38
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định

    Từ thành phố Tam Kỳ, ngay ngã tư lớn đầu tiên, rẽ trái đi khoảng gần 10km là đến biển Tam Thanh, một bãi biển ngắn, chủ yếu cho dân Tam Kỳ xuống ăn uống, nghỉ ngơi, đi trong ngày. Do đó ở đây chủ yếu là hàng quán, không có nhà nghỉ. Buổi chiều người ra tắm biển và ăn uống khá đông.

    Đồ hải sản ở đây cũng khá ngon, được chế biến đơn giản.


    Biển Tam Thanh năm vừa rồi có 2 trẻ em chết đuối vì tắm ở ngoài khu vực trông nom được.
    Nói chung ra biển thì không thể chủ quan.

  11. #39
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định

    Những ngôi mộ cát ở Quảng Nam.

    Đất gần biển ở Tam Kỳ bị gió cuốn cát phủ lên một lớp dầy. Bới cát lên là lộ ra đất, còn cát, cát cứ phủ ngập chân, trắng đến lóa mắt. Người ta đào đất cho những người đã khuất, rồi vun cát lên thành nấm. Lâu, gió thổi cát đi, họ lại vun lên.


  12. Likes Kẹo Bạc Hà liked this post
  13. #40
    Ngày tham gia
    14-06-2007
    Bài
    5,710
    Post Thanks / Like
    Blog Entries
    3

    Mặc định

    Lũ trẻ nơi đất cát


Trang 4 trên tổng 15 Đầu tiênĐầu tiên 1234567814 ... CuốiCuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Đang có 1 người xem topic này (0 thành viên và 1 khách)

Tags for this Thread

Đính topic này lên trang mạng xã hội của bạn hoặc submit nó tới các dịch vụ bookmark

Đính topic này lên trang mạng xã hội của bạn hoặc submit nó tới các dịch vụ bookmark

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •