Entry for October 06, 2008
Monday, October 6, 2008 5:32:00 PM
Trời mưa tầm tã. Giờ này mà ra khỏi nhà thì có mà điên. Lần này nhất định mình phải không điên. Cố chồm dậy bấm máy: Chị/Tôi không đi đâu. Chúc mọi người đi chơi vui vẻ.
Tít tít, tè tè, tạch tạch... cạch cạch. Trong lúc đó thời tiết không ngừng đẹp lên. Làm day dứt khủng khiếp. Đoạn chốt như sau:
- Alô, anh Ốc à. Bọn em có 5 người, nửa tiếng nữa là ra đến nơi. Anh đi uống cà phê, chờ bọn em được không?
- Ờ, chờ anh bàn bạc. Giữ máy nhé.
- Bụp. Tắt máy. Phong cách cụ Hồ, làm gì có chuyện giữ máy chờ.
He he, okie, đến đi, cả nhóm (5 người sẽ chờ).
Hài vãi là đoạn, Bờm gọi điện: Alô, bọn em đang chờ 5 người bạn của Ốc hương, chị có đi không? Thế là mình cuống quýt, có đi chứ! He he, mình nằm trogn số 5 đứa bạn đó mà.
9h20 ra khỏi nhà, hai chị em lếch thếch ra khỏi nhà, quyết dứt áo ra đi ...
10h, từ nhà hát lớn. Rất cảm phục tinh thần chờ đồng đội của những người ham chơi đến sớm. Chờ 2 tiếng đồng hồ
Xuất phát. 10 người, tròn 5 xe. Đội hình xuất phát, đẹp i như mọi lần ()
Thong thả mà đi thôi. Đi theo đường cầu đuống qua Từ sơn, Bắc Ninh. Nhờ có giọng gào của mình và Ngân, mà câu chuyện về anh gà không lặp lại. Tranh thủ nhớ đến bác í một tí, mà 2 con chỉ sợ lịch sử gặp lại. May mà chả sao.
Recomend: Nên ăn bên này sông. Tức là ăn bên bắc Ninh, chứ sang Bắc giang, chả có hàng quán gì đâu. Ảnh này là hái trứng cá ở trước chỗ ăn cơm bụi.
Thời tiết do ảnh hưởng của bão, đã mưa ầm ĩ cả đêm hôm trước. Làm cho ngày chủ nhật đó là một ngày tuyệt đẹp. Nắng và gió, trong trẻo và mát mẻ, rực rỡ và sáng bừng lên. Sau một hoặc một vài tuần làm việc, việc vi vu ra những vùng ngoại ô hoặc những địa điểm gần như vậy, thật là dễ chịu và thoải mái. Điểm đến đầu tiên là Thổ Hà. Qua con phà bé tẹo, mỗi xe có 2 người được tính là 3k/xe. Chỗ bến đò có bụi tre to và mát khủng luôn.
Tường nhà ở Thổ Hà được làm từ sành và tiểu sành.
Dù đã đến đó một lần, lần trước đi rất mau và thất vọng về nó. Nhưng do có một động lực khác nên đã đi. Lần này chuẩn bị tinh thần chả có gì đâu, đi chơi cho vui thôi. Ai ngờ vui phết. Phải nói là với 3F, hình như không có gì cũng thành có gì. Chùa Thổ Hà cũng không to không bé, mà cũng ngốn đến gần 1 tiếng chơi bời ở đó để ... chụp ảnh và ngồi bệt dưới đất hóng gió. Rất là mát và yên tĩnh nhé.
(Note: Nhìn kỹ phía sau cổng làng là hai anh "Hàn Quốc" )
Chùa Thổ HàỞ làng Thổ hà đó, mình sợ và không thích nhất là cái chuồng lợn. Nền của nó được xây nếu đứng dưới đường, thì nền sẽ cao gần bằng tầm mắt người nhìn. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn không để í, kiểu như lãng mạn, đứng tựa vào tường, quay ra, bạn có thể gặp ngay mõm một chú nhợn. Mà nhợn là con mình ... rất sợ. Vì thế cái cảnh các xe máy chở nhợn .. nườm nượp, rồi thì bầy lợn sệ tung tăng, làm mình hok thoải mái lắm.
Xe chở nhợn cứ kìn kìn trên đường làng nhỏ bé như thế này. Sợ khiếp lên được.
Vài cảm nhận về con người
Mới tưởng chừng vùng quê này yên bình, nhưng hoá ra cũng không hẳn thế. Đó là điều tớ cảm nhận. Họ khá là theo kịp thị trường. Ví như một chú bé 3-4 tuổi, thấy chúng tớ chụp ảnh, thì sẵn sàng lao vào được chụp, để rồi sau đó có một đề nghị rất sốc: Chú cho cháu 500 tiêu đi. Bác bảo vệ trông xe thì lấy tớ đến 3k/xe. Lái đò, thì lúc đi là 3k/xe và 2 người. Lúc về người khác đã sẵn sàng lấy 5k/chú. Tớ cự nự thì tính thành 4k/xe. Những chuyện đó rất nhỏ, nhưng làm tớ có ấn tượng không thích lắm. Rồi một bà cụ, khi tớ hỏi đây có phải là nhà bà Chắt- Dinh không, (đó là cái nhà cổ to nhất ở đó, người ta chỉ thế), thì anh dũng dẫn bọn tớ vào. Làm tớ nỉ non cháu xin phép thăm quan thế lọ thế chai, rồi bà phều phào: Thoải mái. Bọn tớ yên tâm đi vào, thì một giọng nói đanh thép vọng ra: Các cô chú làm gì ở đây thế? Đó mới là bà chắt - Dinh thật. . Tớ được phen tá hoả.
Tiếp đến vụ hỏi đường, Tớ hào hùng hỏi:
- CHo em hỏi đường này có ra được chợ không?
- A rát xồ
- [không rõ lắm, nên tăng âm lượng] EM HỎI ĐƯỜNG NÀY CÓ RA ĐƯỢC CHỢ KHÔNG?
- xì xà xì lồ.
Tớ bỏ qua nhưng đứa khác nó không bỏ qua
- Are you speaking Eg.
- Yez.
- Where are u from?
- Korea
Đứa khác đó bu vào đòi chụp ảnh kỷ niệm. Rồi ủ pa, rồi sha-la-he-o loạn ngầu.
Khi chúng tớ đi rồi, ở đằng sau hai chàng trai Korean đó khe khẽ cười và nói: Cùng là người Việt Nam cả mà. He he, được quả cười vỡ bụng.
Thế mà cái mặt lạnh te, như trai Hàn Kuốc thật. Được cái mình quách tỉnh, liếc nhanh thấy 2 cái nhẫn lấp lánh rồi, nên dửng dưng, đứng ngoài cuộc trò chuyện giao lưu. He hé. Vui.
Con đường đê
Nhiều nguời đã từng nói đến với sông cầu, thất vọng nhiều về nó. Quả là thế thật. Nhưng bù lại, không gian triền đê lại mêng mang và rộng mở. Vẫn chưa hiểu lắm, nhưng mình đoán nó liên quan đến địa lý, khi một bên đê phía đất liền, lúa chín vàng óng, Như reo vui. Một bên kia, phía bờ sông, lúa chín mà ngả màu xám xịt. Bên cánh đồng lúa chín đẹp khôn tả, chụp được rất nhiều ảnh.
Biển lúa
Em đi giữa biển vàng ...
Hạt vàng ...
Duờng như ở đây rất lạ lùng khi thấy một đoàn trông rất nhí nhố, xông vào ruộng lúa, hỉ hả chụp ảnh. Nhiều ảnh lắm. Update sau. Mình được mấy cái trông rất phiêu... Sướng
Đến cả đống rơm cũng không tha, người ta phơi rơm đầy đường. phơi còn đầy trên sân, bao quanh trên tường. Mình dại mồm còn bảo, nếu mà cho mồi lửa, thì trông đẹp phải biết. Chả đứa nào phát biểu ngu như mình.
Mình rất thích cảm giác trên đê. Không gian thoáng đãng, cánh đồng lúa vàng tưởng như dài bất tận. Hiểu cái cảm giác ở quê nhà, ra thị thành, ngột ngạt bức bối như thế nào.
Hỏi đường rất đơn giản, đến chùa Bổ đà. Thực sự cảm giác rất tuyệt. Chùa nằm trên một ngọn đồi. Vào đến đó cảm giác rất thanh sạch. Chùa khá khang trang, và đầy đủ trang thiết bị.
Đường dẫn vào chùa. Mát rượi.
Gian chùa cổ trên đỉnh đồi
Gốm trong chùa Bổ Đà (giống giống ở Đường Lâm)
Khu lăng mộ đằng sau, to và thật sự đem lại một không gian trầm mặc cổ kính.Cả lũ ngồi trên một cái bờ tường, làm phóng sự chán chê. Mỗi đứa theo một dòg suy nghĩ riêng. Đứa hát, đứa tựa đầu vào vai bạn, đứa chụp ảnh, đứa tạo dáng. Gần chiều, có vài cánh cò, và cả những cánh chim "to, bay mỏi", ke ke. Cái cảm giác đó, thật là yên bình và da diết. Cả bọn chỉ chịu dời khu lăng mộ sau khi đã biểu diễn một màn ... đặc trưng của 3F. Có lẽ đó cũng là một trong những tư thế truyền thống của 3F. Nhảy lên như một ... Chỉ có điều đứng từ cái tường cao đó, nhảy lên rồi nhảy xuống, nguy hiểm thật. Mình bị mất đà, ngửa ra sau. May mà kịp xoay tư thế, rồi lao vù không kiểm soát tốc độ xuống ngược trở lại khu lăng mộ, mà chỗ đó toàn đá to, ngổn ngang. Mọi người bảo là may, nếu không chỗ lăng mộ này có thêm một ngôi nữa. .
À, mà cái anh ở chùa Bổ đà này, khi mình hỏi khu này rộng không anh, đi bao lâu thì hết, ướm hỏi như ở động Ngườm Ngao. Người Cao bằng thì trả lời: Tất cả chỉ 20 phút. Không thể hơn. Cả đi và về tối đa là 1 tiếng. Còn người Bắc giang thì trả lời: Cũng còn tuỳ em ạ. Chụp ảnh nhiều như nhóm em, nửa ngày cũng chả hết. Ngưỡng mộ câu trả lời này hết sẩy lun. Chắc là do nhìn thấy cảnh 4 đứa nhảy lên cái xe này, chụp ảnh nhờ.
Trở về, cảm thấy hoàn toàn hài lòng về chuyến đi. Không uổng phí lao ra khỏi nhà khi tạnh mư, một ngày dã ngoại tuỵệt vời. Refresh thiệt tình luôn. Nghe lời mẹ, thì phí. !
Trở về với bữa tối bên nồi lẩu không cay của mình (vẫn cú vụ bác Thuỳ kêu) và rất cay của tụi kia. Két thúc bằng vụ ra mắt con Giun con bé nhỏ. Giun con cũng là một tính cách thú vị cần khám phá. Vì thế, cần phải có những vụ ... tiếp theo để có một entry trình bày rõ hơn về tính cách và các vấn đề nhân khẩu học của Giun.
Phù, mệt quá. Văn mình dạo này như giải việt dã báo Hà nội mới ngày hôm qua vậy.
Cuối cùng là chi phí vụ hôm qua.
Thu:
Lượt 1: 10 người (Thuỳ, Bờm, Phượng, Zun, Thương, Cường, Ngân, Nga, Ốc Hương và Thuỷ võ sĩ) * 50k = 500K
Lượt 2: 7 người (Thuỳ, Thương, Thuỷ, Bờm, NGân, Nga, Phượng) 50K *7 = 350k
Tổng thu: 850K
Chi:
- Ăn trưa: 220k
- Đò: đi + về = 35k
- Uống nước ở chùa Bồ đà: 105K
- Ăn tối: 445K
- Góp vụ ra mắt ZUn: 233K
Ngủ đã. Lần đầu làm thủ quỹ, oai ghê. !
Tối nay, mình sẽ nằm mơ mình là Đại Ka. Không làm thủ quỹ đâu.
Comments
Unregistered user # Monday, October 6, 2008 6:38:00 PM
Unregistered user # Tuesday, October 7, 2008 1:22:00 AM
Unregistered user # Tuesday, October 7, 2008 1:23:00 AM
Unregistered user # Tuesday, October 7, 2008 7:47:00 AM
Unregistered user # Tuesday, October 7, 2008 7:59:00 AM
Unregistered user # Tuesday, October 7, 2008 3:00:00 PM
Unregistered user # Wednesday, October 8, 2008 2:09:00 AM