Lăng Gia Long nằm trong dãy núi Thiên Thọ, thuộc xã Hương Thọ, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách trung tâm Tp. Huế 16km,là một
quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Kiến trúc lăng có vẻ đơn sơ nhưng
rất hoành tráng.
Ðến thăm lăng Gia Long, chúng ta có thể đi thuyền theo sông Hương khoảng 18km rồi cập bến lăng, hoặc đi theo đường bộ chừng 16km, xuống bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số nữa thì tới. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn, nhỏ, trong đó có Ðại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này. Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 sau cái chết của bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu – chính phi của vua Gia Long,cho đến năm 1820 mới hoàn tất. Đích thân vua Gia Long đã quan sát, duyệt định vị trí quy hoạch và chỉ đạo việc thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Một lần lên giám sát thi công tại công trường, Gia Long và hai hoàng tử thứ bảy và thứ tám đã bị thương do nhà sập... Từ bờ sông Hương đi vào lăng có con đường rộng, hai bên trồng thông và sầu đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột trụ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng, báo hiệu khu vực lăng. Với chu vi lên đến 11.234,40 m; Thiên Thọ Lăng gồm những lăng sau: Lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687). Lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1650-1725). Lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chú (1697-1738). Lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu (1738-1811), vợ thứ hai của Nguyễn Phúc Côn (Luân) và là thân mẫu của vua Gia Long. Lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long. Lăng Thiên Thọ của vua Gia Long và vợ ông. Lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng Toàn bộ khu lăng là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Ðại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Ðại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực: Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi. Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất Bên trái khu lăng là Bi Ðình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia Thánh đức thần công của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo. Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ Khu Lăng Tẩm : Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm. Bên trái và bên phải, mỗi bên có 14 ngọn núi là “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực: Khu Lăng Mộ: Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi. Bên trong Bửu Thành có hai ngôi mộ đá, dạng thạch thất, được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức” - một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung. Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành là trung tâm. Điện Minh Thành được dùng để thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Minh Thành nghĩa là “sự hoàn thiện rực rỡ”. Cũng có một cách giải thích khác là “hoàn thành vào ngày mai”, bởi người ta cho rằng: “Sườn của điện này chưa có sơn son thếp vàng và chạm khắc còn đơn giản” (theo L. Cadière). Bên trong điện Minh Thành, ngày trước có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như cân đai, mũ, yên ngựa. Khu Bi Đình: Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia “Thánh đức thần công” của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo. Lăng lận cận :Men theo các lối đi giữa những đám cỏ và hoa rừng, du khách thả bước dưới bóng thông tươi mát để sang thăm các lăng phụ cận. Đáng lưu ý nhất là lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, nằm trong một vị thế u tịch mà sâu lắng. Điện Gia Thành ở đó cũng là một công trình kiến trúc được xây dựng theo mô thức của điện Minh Thành, dùng để thờ người phụ nữ đã sinh ra vị vua có tài nhất của triều Nguyễn - vua Minh Mạng. Về kiến trúc :Lịch sử xây dựng lăng gia long rất phức tạp, vì ở đây không chỉ lăng Gia Long, mà còn có một quần thể của nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của nhà vua, bao gồm lăng trường phong của chúa Nguyễn Phúc Chu,, lăng quang hưng của một bà vợ của chúa Nguyễn Phúc Tầng,lăng vĩnh mậu của bà chúa Nguyễn Phúc Trăn, lăng thoại thách của mẹ vua Gia Long ,lăng hoàng cô của thái trưởng công chúa long thành (chị ruột của vua gia long). Quần thể lăng tẩm đó nằm rải rảc trên địa bàn rộng lớn của thôn định môn . Tát cả lăng tẩm áy được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau và trước sau cách nhau gần hai thế kỉ(TK:XVII-XIX) Riêng thọ lăng,tức là lăng của vua gia long và thừa thiên cao hoàng hậu,việc xây dựng cũng không diển ra trong một thời điểm đơn giản mà lại kéo dài trong nhiều năm dưới thời vua Gia Long đến Thiệu Trị. Vào năm 1814,sau khi người vợ chính của vua gia long là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu mất,nhà vua bàn với đình thần làm một cái hiệp lăng để song tán bà và ông về sau và một chổ theo cái lệ xưa “càn khôn hiệp đức” Công tác kiến trúc bắt đầu từ ngày 11.5.1814 với 547 người lính lấy trong ba đơn vị quân đội tronng kinh đô huế.sau đó triều đình mới huy động nhiều thợ giỏi ở địa phương về làm.sau khi tìm được đất tốt và trong khi thi công,nhà vua thường đến giám sát việc làm tại chổ.vua đả phong vùng đất ở đó là thiên thọ sơn gồm 42 ngọn núi cao thấp đặt 42 tên riêng. Điện minh thành nói riêng và khu vực lăng tẩm nói chung được xây dựng vào năm 1815.công tác xây dựng được kéo dài trong sáu năm từ 1814-1820. Tấm bia thánh đức thần công ở bên trái lăng do vua Minh Mạng viết xong ngày 10.08.1820 và xây dựng ngày 18.09.1820. hai hàng trượng văn võ quan viênvà voi ngựa bằng đá ở bái đình mãi đến tháng 04.1833mới hoàn tất. Hai cánh cửa “Bửu thành môn” lúc đầu làm bằng gỗ. Đến thời thiệu trị, vua này mới bảo bộ công làn hai cách cửa bằng đồng để thay thế(1845) So với bảy lăng vua Nguyễn ở Huế, lăng Gia Long nằm ở vị trí xa xôi cách trở so với cố đô, nhưng đây lại là khu lăng hoành tráng về cảnh trí thiên nhiên . Nhưng việc chọn vị trí ta đã thấy tham vong ôm lấy đất trời núi sông của ông vua đầu triều nguyễn. Lăng Gia Long hoành tráng mà đơn giản như cộc đời của vã tướng. Mật độ kiến trúc tương đối thưa. Các công trình được rải ra theo chiều ngang rộng rãi mênh mông , nhưng lại không có đình tạ cũng như vùng thành. Đơn giản nhất là khu mộ lăng làm bằng đá song song, cách nhau chỉ một gang tay, có cùng khuôn khổ và kích thước, bên trên điều có hai mái chảy xuôi trông như mái nhà mà thời thời gian đã nhuộm đen thành màu than đá. Không một nét chạm trỗ chẳng có một màu sơn thiếptất cả chỉ là tấm đá thẳng lì, trơ trụi tạo ra giữa chốn hoang liêunày một không khí tĩnh mịnh và uy nghiêm. Nhưng hai một nằm sát nhau thể hiện biết bao tình cản cao đẹp, giữa vua và hoàng hậu đã tueng sinh ra tử với nhau trong suốt thời gian chinh chiến. Đó là điểm của vua gia long ma không tìm tháy ở một lăng nào khác. Điện Minh Thành là công trình kiến trúc chính trong khu vực tẩm, nơi thờ vua và hoàng hậu, cũng chẳng có gì hoa mĩ, rườm rà.sờn điện chạm trổ đơn sơ nhưng chắc khỏe,các pa nô trang trí trong nội thất đều chạm bằng chữ thọ ở giữa dây lá và cách điện chung quanh. Tấm bia “thánh đức thần công” tuy không lớn lắm nhưng là một tấm bia đẹp, được khắc chữ và hình ảnh trang trí thật uyển chuyển công phụ. Nghệ thuật và kĩ thuật thể hiện tấm bia đá này vượt hẳn bia vĩnh lăng ở thế kỉ XV ở lam sơn và những tấm bia tiến sĩ ở văn miếu(Hà Nội). Mới đây một hà binh bút cua UNESCO dã nhận xét rằng “lăng bia gia long ở giữa một khu vườn thiên nhiên bao la, gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản” lăng gia long là một mô thức kiến trúc lăng tẩm đầu tiên ở huế để sau đó cac đời vua kham khảo và phỏng theo để xây lăng cho mình. Lặng này góp phần biểu hiện phong cách của một ông vua khai sáng triều đại.
|