Thứ Bảy, ngày 21 tháng 4 năm 2012

TRẨY HỘI ĐỀN ĐỒNG XÂM, THÁI BÌNH


Hôm nay mùng Một tháng Tư là hội đền Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Làng Đồng Xâm là làng nghề chạm bạc nổi tiếng cả nước, với các sản phẩm tinh tế, bền đẹp. Tôi được hội đồng hương Nam Cao tại Hà Nội rủ về chơi hội, nên đã trẩy hội Đồng Xâm - lần đầu tiên trong đời.


Đền Đồng Xâm thờ Triệu Đà và bà vợ họ Đào. Nhiều nhà sử học xưa nay cho rằng triều đại Triệu Đà không được tính vào Việt sử, nhưng trong Bình Ngô Đại cáo thì Nguyễn Trãi coi Triệu Đà như một triều đại của Đại Việt:

Tự Triệu - Đinh - Lý - Trần chi triệu tạo ngã quốc
Dữ Hán - Đường - Tống - Nguyên nhi các đế nhất phương
(Từ nhà Triệu - Đinh - Lý - Trần tạo dựng nước ta
Cùng nhà Hán - Đường - Tống - Nguyên hùng cứ mỗi bên xưng đế)

Hoành phi, đại tự trong đền có một số bức tiêu biểu như sau:

 Khai quốc đại đế: Bậc đế vương vĩ đại khai quốc

 Thác địa dư vạn lý: Mở đất hơn vạn dặm

 Phối Thiên Phối Địa: Sánh với Trời, Sánh với Đất

Nãi Thánh Nãi Thần: Bậc Thánh bậc Thần

Đền nằm kề bên con sông cổ, trước đền có một thủy tạ ở ngoài sông, không có cầu dẫn:


Trong đền có ngựa bạch, chuông, và kiệu:



Hội đền, bên trong thì hát múa hầu Thánh; ngoài sông thì thi bơi chải. Năm nay có 7 đội thi tài. Không khí cực kỳ náo nhiệt, làm xao động cả một khúc sông quê:













 


Những người không xem hội thì có đủ mọi trò để chơi:





 
 



 Mực, Cá chỉ vàng nướng là món không thể thiếu, luôn đem lại hương vị cho các lễ hội thôn quê

Hãi nhất là người ta bán những con chuột bạch bé tý
 
 Anh hàng dép guốc, túi cặp hôm nay ế khách, làm một giấc dài ngay dưới hè một quán nước.

Đi xem hội xong thì chiêm bái đền thờ Tổ nghề Chạm bạc, ở phía sau đền Triệu Đà:



Trước đền, ngay trên thềm, chính giữa là một giếng nước - một điều rất hiếm khi gặp:


Trong đền có bia đá, sắc phong (xưa - nay) còn ghi sự thờ cúng của phường nghề đối với Tổ:



 




 Một ngày đã qua. Biết thêm một dòng sông. Chen chân thêm một lễ hội. Quen thêm được vài người. 

Biết thêm một dòng sông để hiểu hơn về nước và thuyền. Chen thêm một lễ hội để hiểu rằng mỗi lễ hội là một cuốn sử mà những người dân lam lũ xưa dù không biết chữ vẫn mở ra một lần trong năm để ôn lại. Quen thêm vài người để học hỏi những điều còn chưa biết về những nơi chưa đến, những di tích chưa thăm, những phong tục chưa trải nghiệm...

Thứ Bảy, 21.4.2012
(Mùng Một tháng Tư năm Nhâm Thìn)
 

13 nhận xét :

  1. "Mở đất hơn vạn dặm". Tổ tiên ta oai thật! Giữ gìn văn hóa dân tộc cũng là giữ nước, phải không các bạn. Cám ơn TS Diện đã luôn chắt chiu, trân trọng những nét đẹp văn hóa dân gian và giới thiệu với mọi người!

    Trả lờiXóa
  2. Bác Diện nhầm lẫn làng chạm bạc Đồng Xâm thuộc huyện Kiến Xương chứ không phải huyện Kiến Thụy ở Hải Phòng. hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng! Cám ơn bác, tôi đã sửa lại rồi ạ!

      Xóa
  3. Em Wu bên FB đây anh, thực ra Triệu Đà cũng có rất nhiều công lao với dân Việt, em có nói mà lũ bạn em không tin...

    Trả lờiXóa
  4. Ngày trước còn có đấu vật.Các đội khăp nơi về giât gỉai. Bây gio le hoi nao cung có tro cơ bạc. Buon.

    Trả lờiXóa
  5. Bác Diện rảnh đi chơi hội, bỏ hiên trà vắng tanh.

    Trả lờiXóa
  6. Đẹp quá! Hay quá! Quí hóa vô cùng! Cám ơn bác Diện rất nhiều! Giá tôi và con cái tôi cũng được "nếm" những khung cảnh như thế này, được đọc "những cuốn sử không chỉ bằng chữ" mà mỗi năm dân tôi lại mở ra ôn lại một lần như thế này.

    Chi tiết nào trong bài tôi cũng thích, nhưng nếu phải chọn cái thích nhất, có lẽ sẽ là cặp hoành phi đại tự: "Phối Thiên Phối Địa": Sánh với Trời, Sánh với Đất và "Nãi Thánh Nãi Thần": Bậc Thánh bậc Thần.

    Cái "tâm linh" của tổ tiên mình kinh thật: địa vị và phẩm giá của Con Người là ngang trời ngang đất, là sánh thánh sánh thần. Không có chuyện hy sinh Con Người cho ông thánh bà thần nào hết, tôn giáo hay chủ nghĩa nào hết. Rất là nhân bản. Nhân bản nhưng mà cũng rất tâm linh, ở chỗ hài hòa, tương kính với thiên, với địa và với nhau.

    "Ta cùng Trời, Đất - ba ngôi sánh
    Trời Đất in Ta - một chữ đồng"

    (in: giống như)
    (thơ cụ Trần Cao Vân, người gốc Quảng Nam, sinh 1866, mất 1916)

    Trả lờiXóa
  7. Hình ảnh tuyệt vời, tình yêu để xem!

    Trả lờiXóa
  8. Bác Diện đi mà không mua ít mắm tôm ở đây rất ngon, Món mắm tôm ở đây cực kỳ đặc sắc nghe mấy bác bảo "vẫn mang biếu trung ương".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác biết tôi không mua mắm tôi à? Có đấy bác ạ!

      Xóa
  9. Đồng Xâm là tổ nghề của chạm bạc Việt Nam, em thấy dân hàng Bạc năm nào cũng về đồng xâm giỗ tổ. Em có tên bạn có xưởng chế tác ở quận HBT, mỗi lần tìm thợ thường về Đồng Xâm. Nhưng hơi tiếc là trai tráng Đồng Xâm phải đi tứ xứ, vì làm nghề ở quê khó sống lắm ạ. Ngày thường toàn người già, phụ nữ, trẻ em là chính.

    Trả lờiXóa
  10. lễ hội đồng xâm giờ chỉ đua thuyền là vui nhất thui.video này mình mới quay hôm trước về đua thuyền ,các bạn xem để thấy sự náo nhiệt của lễ hội 2012 này
    http://www.youtube.com/watch?v=ktacqzjcLDA&feature=share

    Trả lờiXóa
  11. Hoàng Hậu họ Trịnh chứ k phải họ Đào đâu bác. Còn cái giếng trước cửa Am Thờ Cụ Tổ Nghề thì t thấy rất bình thường n đã có từ khi nhân dân xây dựng Am, cái giếng có thể nói là "Giếng thiêng" của làng nghề

    Trả lờiXóa