CHÙA DÂU
1. Tên di tích: Chùa Dâu
2. Loại công trình: chùa
3. Loại di tích: Lịch sử - Kiến trúc
4. QuyếT định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 06/2004/QĐ- BVHTT - 18/2/2004
5. Địa chỉ di tích: Đội 7 thôn Thượng Phúc Xã Tả Thanh Oai- huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích “ Chùa Dâu ”
Làng Thượng Phúc, ngoại ô của Thủ đô, cách trung tâm không xa. Xưa kia là ấp Thượng Phúc, Trang Hạ Thanh Oai, bên Tả dòng Nhuệ Giang. Đường nước khá thuận tiện về kinh thành Thăng Long nơi tinh hoa văn hoá. Nơi đây có hai di tích lịch sử văn hoá lâu đời là Chùa Bảo Tháp và Chùa Dâu (Phúc Khê). Trong đó Am Chùa Dâu (Phúc Khê) có niên đại tròn hơn 800 năm.
Một sự kiện quan trọng đối với di tích Chùa Dâu (Phúc Khê) là ngày 11/8/1995 (tức 6-7 năm ất Hợi) Ban di tích tiến hành tu bổ tôn tạo Am chùa đã phát hiện dưới bục thờ của Am một tấm bia đá và 3 chĩnh sành nâu đựng than hoá của bản tượng Pháp vũ, mà bấy lâu chôn kín trong Am. Những hiện vật này đã làm sáng lại niên đại lịch sử của chùa mà truyền thuyết về lập Am và xây chùa được dân gian truyền tụng. Văn bia tìm thấy ghi rõ năm tháng âm lịch về lập Am thờ và Hiển thánh của bản tượng Pháp Vũ. Những giá trị đặc sắc về lịch sử văn hoá của Am chùa Dâu (Phúc Khê) hoà nhập trong sự phát triển Chùa Việt Nam đã trải qua nhiều thời đại:
Khởi đầu dưới triều Vua Lý Cao Tông (1176-1210) trôi về đây một pho tượng Pháp Vũ như sự sắp đặt của Thiên Phật, để dân nơi đây phụng lễ. Ngày thu 8/1995 dân đã lập Am thờ.
Đến thời Trần, được "Trần Triều Mẫu Nghi " Hồ Thuận Nương, là Hoàng hậu Vua Trần Minh Tông (1314-1329) trong thời gian ở Thượng Phúc (1371-1378) đã về đây: thấy linh hiển của Am thờ Pháp vũ. Bà đã bỏ tiền vàng xây tiếp Tam bảo Phật điện. Tạo dựng một quần thể di tích theo hệ chùa Tứ Pháp (1375). Trong Ngọc phả của Hồ Thuận Nương do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng cung chính bản ghi năm 1572 về "Trần Minh Vương Hoàng hậu" giữ tại Minh Từ miếu của làng có ghi: "Bà đã bỏ ra 300 nén vàng xây chùa Phúc Khê". Am chùa được nhân dân trong vùng Sơn Nam biết đến phụng lễ.
Thời Vua Lê Thái Tổ (1428-1433), vào ngày 27/4/1432, tượng trong Am phát ánh hào quang rồi hoá. Bản tượng đức ngài đã hiển thánh. Dân cung kính thu lượm than hoá coi như xá lị nhà phật, cho vào 3 chĩnh sành nâu; khắc bia đá ghi rõ năm âm lịch về lập Am và hiển thánh của tượng Pháp vũ, tạo mộ ảo chôn dưới bục thờ của Am, phía trên dựng tấm bia đá lớn để thờ. Ngày hoá 27-4 âm lịch được dân lấy làm ngày giỗ và hội chùa đông đúc.
Hai tấm bia đá trong Am thờ với lối triết tự đặc sắc, nói rõ về "Chúa tể Long thần Cao linh minh chính" được suy tôn là "Thánh vương đại đức, vĩnh hằng như thời gian". Am pháp vũ ở đây được dân gian truyền tụng về sự phù trợ của tượng Pháp vũ. Những năm hạn, dân cầu mưa đựơc mưa cho sản xuất nông nghiệp. Ngày hội chùa Dâu (Phúc Khê Tự) năm nào cũng có mưa. Dân gọi là mưa rửa chùa và ban sự tốt lành. Am chùa Dâu (Phúc Khê) rất được chú ý. Một gian thờ riêng là "Thần nhi hoá"trang trọng, thờ sự hoá "Phật nhi tiên" của bà Hồ Thuận Nương khi hồi triều (như trong Ngọc phả Trần Minh Vương ghi) và sự hoá của bản tượng pháp vũ tại Am chùa.
Hai tấm bia đá
Với chiều dày lịch sử, với thờ tín ngưỡng Pháp vũ và Phật điện, cầu mưa thuận gió hoà để sản xuất nông nghiệp, sinh sống tốt lành của người xưa truyền lại; tạo dựng một quần thể di tích in đậm dấu ấn lịch sử văn hoá đến nay (chính thu tháng 8 âm lịch) đã tròn 800 năm, một niên đại hiếm quý mà người xưa đã tạc ghi bia đá tôn thờ.
Hàng năm, địa phương tổ chức Lễ hội kỷ niệm Am chùa Dâu (Phúc khê) không ngoài mục đích tôn vinh, phát huy và gìn giữ di tích truyền thống mà ông cha xưa tạo dựng và truyền lại mang đậm ý nghĩa lịch sử văn hoá.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...
CHÙA DÂU
1. Tên di tích: Chùa Dâu
2. Loại công trình: chùa
3. Loại di tích: Lịch sử - Kiến trúc
4. QuyếT định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 06/2004/QĐ- BVHTT - 18/2/2004
5. Địa chỉ di tích: Đội 7 thôn Thượng Phúc Xã Tả Thanh Oai- huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích “ Chùa Dâu ”
Làng Thượng Phúc, ngoại ô của Thủ đô, cách trung tâm không xa. Xưa kia là ấp Thượng Phúc, Trang Hạ Thanh Oai, bên Tả dòng Nhuệ Giang. Đường nước khá thuận tiện về kinh thành Thăng Long nơi tinh hoa văn hoá. Nơi đây có hai di tích lịch sử văn hoá lâu đời là Chùa Bảo Tháp và Chùa Dâu (Phúc Khê). Trong đó Am Chùa Dâu (Phúc Khê) có niên đại tròn hơn 800 năm.
Một sự kiện quan trọng đối với di tích Chùa Dâu (Phúc Khê) là ngày 11/8/1995 (tức 6-7 năm ất Hợi) Ban di tích tiến hành tu bổ tôn tạo Am chùa đã phát hiện dưới bục thờ của Am một tấm bia đá và 3 chĩnh sành nâu đựng than hoá của bản tượng Pháp vũ, mà bấy lâu chôn kín trong Am. Những hiện vật này đã làm sáng lại niên đại lịch sử của chùa mà truyền thuyết về lập Am và xây chùa được dân gian truyền tụng. Văn bia tìm thấy ghi rõ năm tháng âm lịch về lập Am thờ và Hiển thánh của bản tượng Pháp Vũ. Những giá trị đặc sắc về lịch sử văn hoá của Am chùa Dâu (Phúc Khê) hoà nhập trong sự phát triển Chùa Việt Nam đã trải qua nhiều thời đại:
Khởi đầu dưới triều Vua Lý Cao Tông (1176-1210) trôi về đây một pho tượng Pháp Vũ như sự sắp đặt của Thiên Phật, để dân nơi đây phụng lễ. Ngày thu 8/1995 dân đã lập Am thờ.
Đến thời Trần, được "Trần Triều Mẫu Nghi " Hồ Thuận Nương, là Hoàng hậu Vua Trần Minh Tông (1314-1329) trong thời gian ở Thượng Phúc (1371-1378) đã về đây: thấy linh hiển của Am thờ Pháp vũ. Bà đã bỏ tiền vàng xây tiếp Tam bảo Phật điện. Tạo dựng một quần thể di tích theo hệ chùa Tứ Pháp (1375). Trong Ngọc phả của Hồ Thuận Nương do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng cung chính bản ghi năm 1572 về "Trần Minh Vương Hoàng hậu" giữ tại Minh Từ miếu của làng có ghi: "Bà đã bỏ ra 300 nén vàng xây chùa Phúc Khê". Am chùa được nhân dân trong vùng Sơn Nam biết đến phụng lễ.
Thời Vua Lê Thái Tổ (1428-1433), vào ngày 27/4/1432, tượng trong Am phát ánh hào quang rồi hoá. Bản tượng đức ngài đã hiển thánh. Dân cung kính thu lượm than hoá coi như xá lị nhà phật, cho vào 3 chĩnh sành nâu; khắc bia đá ghi rõ năm âm lịch về lập Am và hiển thánh của tượng Pháp vũ, tạo mộ ảo chôn dưới bục thờ của Am, phía trên dựng tấm bia đá lớn để thờ. Ngày hoá 27-4 âm lịch được dân lấy làm ngày giỗ và hội chùa đông đúc.
Hai tấm bia đá trong Am thờ với lối triết tự đặc sắc, nói rõ về "Chúa tể Long thần Cao linh minh chính" được suy tôn là "Thánh vương đại đức, vĩnh hằng như thời gian". Am pháp vũ ở đây được dân gian truyền tụng về sự phù trợ của tượng Pháp vũ. Những năm hạn, dân cầu mưa đựơc mưa cho sản xuất nông nghiệp. Ngày hội chùa Dâu (Phúc Khê Tự) năm nào cũng có mưa. Dân gọi là mưa rửa chùa và ban sự tốt lành. Am chùa Dâu (Phúc Khê) rất được chú ý. Một gian thờ riêng là "Thần nhi hoá"trang trọng, thờ sự hoá "Phật nhi tiên" của bà Hồ Thuận Nương khi hồi triều (như trong Ngọc phả Trần Minh Vương ghi) và sự hoá của bản tượng pháp vũ tại Am chùa.
Hai tấm bia đá
Chuông cổ
Nơi đây với quần thể di tích gồm Am-Chùa, Tam bảo với phật điện uy nghi. Chùa có Tam quan, gác chuông, điện mẫu, vườn chùa, có cảnh quan đẹp bên dòng sông Nhuệ. Đây là một di tích cổ của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với truyền thống đất nước có quốc sử, làng thôn có sự tích, dòng tộc có gia phả lưu truyền tinh hoa. Nhân dân làng Thượng Phúc tôn vinh lưu giữ tu bổ Chùa và truyền tụng qua nhiều thời đại đến nay. Nhiều hiện vật, đồ thờ, văn bia, đại tự, hoành phi sơn son thếp vàng đề cao "Công đức vô lượng". Nhiều tượng trong Chùa với chất lượng như: Đồng, gỗ mít, đất sét đều sơn son thếp vàng, là nghệ thuật điêu khắc độc đáo của truyền thống, mang đậm phong cách dân gian.Với chiều dày lịch sử, với thờ tín ngưỡng Pháp vũ và Phật điện, cầu mưa thuận gió hoà để sản xuất nông nghiệp, sinh sống tốt lành của người xưa truyền lại; tạo dựng một quần thể di tích in đậm dấu ấn lịch sử văn hoá đến nay (chính thu tháng 8 âm lịch) đã tròn 800 năm, một niên đại hiếm quý mà người xưa đã tạc ghi bia đá tôn thờ.
Hàng năm, địa phương tổ chức Lễ hội kỷ niệm Am chùa Dâu (Phúc khê) không ngoài mục đích tôn vinh, phát huy và gìn giữ di tích truyền thống mà ông cha xưa tạo dựng và truyền lại mang đậm ý nghĩa lịch sử văn hoá.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận