- Những điều cần lưu ý khi đi du lịch nước ngoài
- Liên kết nội vùng để phát triển du lịch ở ĐBSCL
- Giải đua ngựa Bắc Hà năm 2011
- Tàu du lịch biển lớn nhất thế giới đến Nha Trang
- Lễ hội Bắc Ninh 2010 sẽ được tổ chức ở cấp quốc gia
- Khai mạc Lễ hội Trái cây Nam bộ 2011 tại TP.HCM
- Chơi đùa với cá heo mắc cạn tại cửa biển Nhật Lệ
- Mũi Né mênh mông triền cát
Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ
24/01/2011 // Chưa có phản hồi // Chuyên mục: Văn hóa // Thẻ: đền Kỳ Cùng, Lạng Sơn, lễ hội, Văn hóa.Địa điểm: Thành phố Lạng Sơn, Lạng Sơn.
Thời gian cụ thể: 22-27 tháng 01 Âm lịch
Đặc điểm: Lễ rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ, hát sli (dân tộc Nùng), hát lượn (dân tộc Tày).
Đối tượng suy tôn: Thân Công Tài, quan đầu phủ có công khai phá mở chợ Kỳ Lừa giao thương buôn bán với người Hoa.
Đền Kỳ Cùng hiện nằm trên địa bàn phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1993. Hàng năm, cứ đến ngày 22 tháng Giêng lễ hội Đền Kỳ Cùng lại được tổ chức, luôn thu hút được đông đảo nhân dân và du khách thập phương về trẩy hội.
Trong những ngày lễ hội này, người ta tổ chức nghi thức đón rước Thổ Công, Thần Thánh ở các đền miếu lân cận về dự hội. Sau màn khai mạc lễ hội, một đoàn kiệu rước trang hoàng lộng lẫy với các thanh niên trai tráng ăn mặc chỉnh tề được gọi là “Đồng nam” khiêng kiệu và một tốp thiếu nữ gọi là “đồng tử” khiêng đỉnh hoàng trầm cùng đội sư tử Kỳ Lừa múa một vòng xung quanh đền rồi thẳng xuống đền Kỳ Cùng cách đó 1 km rước Thần Sông Kỳ Cùng (Giao Long) về dự hội (rước ngai). Sau khi làm lễ đón rước, đúng giờ Ngọ, đoàn kiệu rước Thần Sông Kỳ Cùng quay về đền Tả Phủ. Trên quãng đường đoàn kiệu rước đi qua, các gia đình hai bên đường đều bầy biện mâm lễ cũng xôi, gà, hoa quả để cầu may, cầu tài lộc,… Ngày 27, đúng giờ Ngọ, đoàn kiệu lại rước trả thần Sông về đền Kỳ Cùng và đưa Thổ Công, Thần Thánh về các đền miếu lân cận và lễ hội kết thúc. Ngày hội chợ Kỳ Lừa, ngoài nghi thức rước kiệu, còn nhiều nghi thức vui chơi khác như: múa sư tử là vũ hội sôi nổi đầy tinh thần thượng võ hay diễn xướng dân gian hát Sli, hát lượn,…Chính những nét độc đáo trên của hội đền Tả Phủ đã tạo cho hội chợ xuân Kỳ Lừa một nét riêng rất độc đáo trong bề dày văn hóa truyền thống của Lạng Sơn.
Lễ hội đền Kỳ Cùng (P. Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn) trong dịp đầu năm là một trong những hội lớn nhất của Lạng Sơn, một ngày hội văn hóa đặc sắc của xứ Lạng. Đây là dịp để nhân dân các dân tộc Xứ Lạng gặp gỡ tụ hội vui chơi, ca hát, thực hiện những nghi lễ cầu cúng, mong đạt được những ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp, may mắn cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Ngay từ ngày 18 tháng giêng (âm lịch) các bộ kiệu gồm kiệu Bát Cống và kiệu Võng được hạ xuống lau chùi và lắp đặt; các bộ cờ quạt được cắm xung quanh đền. Sân chơi và quân cờ được kẻ vẽ lại; đây là một nghi thức diễn lại tích của vị thần Kỳ Cùng (quan lớn Tuần Thanh). Lễ hội Kỳ Cùng gắn liền với lễ hội đền Tả Phủ, cùng được tổ chức từ 22 đến 27 tháng giêng (âm lịch). Ngày 22 tháng giêng, vào giờ Thìn trước cửa sân đền, mọi người cùng nhau ôn lại truyền thống lễ hội văn hóa đặc sắc của đền Kỳ Cùng. Sau đó, mọi người vào đền dâng hương cầu mong an khang thịnh vượng, cuộc sống âm no hạnh phúc và có một năm mới đầy may mắn. Ngoài các lễ vật phổ biến khác như mâm xôi, gà luộc, rượu, hương,… nhân dân trong vùng còn dâng lên các sản vật khác như của địa phương như: Bánh dầy (pẻng sì), Khẩu sli, bánh khảo (sla kao), chè lam,…Trong thời gian diễn ra hội, các trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức trước sân đền Kỳ Cùng như đánh cờ người, đánh vật, múa võ dân tộc, kéo co,…Các trò chơi dân gian đã thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia và làm cho lễ hội di tích trở nên sôi động, hấp dẫn,…
Ngày hội Kỳ Lừa đã trở thành điểm hẹn của nhân dân các dân tộc Xứ Lạng; nhân dân từ các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng ngược lên hoặc từ các huyện vùng cao như Tràng Định, Văn Quan, Văn Lãng, Cao Lộc… xuống tụ hội. Lễ hội Kỳ Cùng, Tả Phủ kéo dài một phiên chợ (chợ phiên Kỳ Lừa), là một trong những lễ hội được tổ chức đông vui, nhộn nhịp và điển hình nhất của Xứ Lạng.
Dân tộc:
* Tày
* Nùng
Bài viết khác
- Lên Hòa Bình “vít khòe”
- Tết Chôl Chnam Thmây của người Kh'mer
- Lễ hội đình làng Trung Kính Thượng
- Lễ hội chùa Duệ Tú
- Hà Thành đệ nhất phở
- Bánh tét Trà Cuôn, đặc sản Trà Vinh
- Chùa Long Sơn
- Đầu xuân hành hương Yên Tử
- Phục dựng “Lễ hội gội đầu” của người Thái trắng
- Độc đáo múa Mơi của người Mường, Yên Bái
Gửi phản hồi
- hai: Chuyen phan phoi: ruou ngoai, ruou vang, ruou manh, ruou mui, ruou pha che, vang
- Phuong: Xin cam on tac gia cua bai viet rat chan thanh va co suc thuyet ...
- tinquangcao.vn: Chả cá lã vọng luôn là món ăn đứng đầu khi nhắc tới ẩm thực
- Hon Viet: Từ ngày thằng tội đồ dân tộc, thằng Việt gian số 1 Hồ Chí Minh
- vinga: Cho mình gửi kèm bài thơ nhé, mới đi CĐ về, nhớ CĐ quá, khg ...
-
Khéo chọn và chế biến thịt bò
04/12/2012 -
Trứng vịt lộn nên ăn vào bữa sáng!
04/12/2012 -
Mẹo làm sạch nhà bằng nguyên liệu nấu ăn
04/12/2012 -
Hàng nghìn người tham dự lễ hội bia Hà Nội
03/12/2012 -
Quà vặt phố Chân Cầm
03/12/2012
-
Xe đạp địa hình chinh phục Tây Côn Lĩnh (Phần cuối)
| 2 comments -
Cảm Nhận về Côn Đảo
| 2 comments -
Tản mạn phở
| 1 comment -
Hai ngày cuối tuần ở Cần Giờ
| 1 comment -
Nét đẹp trong ngày Tết bản làng
| 1 comment
Bình Thuận Cà Mau cẩm nang cẩm nang du lịch du lịch du lịch miền Bắc du lịch miền Nam du lịch miền Trung du lịch Việt Nam Huế Hà Giang Hà Nội Hạ Long Hồ Chí Minh hội An Khánh Hòa Kinh nghiệm Lào Cai Lâm Đồng lễ hội món ngon Nghệ An Nha Trang Ninh Bình Phú Quốc Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ninh Sapa Tây Bắc Tây Nguyên Tản mạn du lịch tết Việt Nam Văn hóa văn hóa Việt Nam Vũng Tàu Điểm đến ĐÀ Lạt Đà Lạt Đà Nẵng điểm đến hấp dẫn Ẩm thực ẩm thực Việt Nam
WP Cumulus Flash tag cloud by Roy Tanck and Luke Morton requires Flash Player 9 or better.
- Information and Media Department - 7GMT Joint Stock Company
Address: 69 Ly Nam De street, Hoan Kiem distric, Hanoi
Phone: (+84 4) 6285 7999 - Fax: (+84 4) 6285 7979
Email: media@7gmt.com