Đền Trần
Sau khi ăn sáng và trò chuyện, lúc 9 giờ, chủ nhà đưa tôi và người bạn ra đường đón xe đò lên thành phố Nam Định. Xe đến bến lúc gần 11 giờ. Chúng tôi mua vé đi Bắc Giang (để về nhà anh bạn ấy) chuyến 12:30. Như vậy, còn khoảng hơn 60 phút để khám phá Nam Định.
Tôi nhớ đến ngôi đền nhà Trần, là nơi mấy năm gần đây rộ lên lễ hội vào những ngày 13, 14, và 15 tháng giêng, và đặc biệt là sự kiện xin ấn vào đêm 14 tháng giêng.
Ngày xưa, trước khi nghỉ tết, triều đình có lệ làm lễ phất thức, tức là lau chùi và niêm phong các ấn (khuôn dấu). Sau tết, khoảng mồng 7, khi các công sở bắt đầu hoạt động trở lại thì có lễ khai ấn. Nhưng kỳ lạ là đền Trần còn "lưu giữ" (?) một loại ấn nào đó, và nhà chức trách địa phương tổ chức đóng ấn trên lụa đặc biệt để phát cho một số cán bộ và trên giấy thường để "ban" cho dân cầu tài, lộc (giá 10.000 đồng, nhưng giá chợ đen thì vô chừng).
Với niềm tin đó là lộc thánh, vào đêm 14, hàng chục ngàn người dân chen lấn nhau để mua cho được tờ có in ấn. Trong khi xu hướng chung của thế giới là xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức thì người dân nơi đây lại tin rằng có thể làm giàu nhờ "ơn trên".
Chúng tôi gọi taxi đi qua đền Trần, ở cách bến xe khoảng 1km. Đây là nhà thờ các vua nhà Trần và các quan có công với xã tắc, nằm trên đường Trần Thừa, thuộc thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng.
Đền Trần xưa được xây trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần (thế kỷ 13) đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền được dựng lại vào năm 1695 và được trùng tu năm 1773. Vua Tự Đức cho xây mới đền Thiên Trường vào năm 1853 và vua Thành Thái trùng tu năm 1894, sau đó, vua còn cho xây dựng đền Cố Trạch năm 1897 . Gần đây nhất đền được sửa sang vào năm 2000 và 2008.
Cổng chính hướng về phía nam. Phía trước đền có sân lát gạch rất rộng.
Tầng trên cửa tam quan ghi : Trần Miếu,và tầng dưới ghi Chính Nam Môn.
Bên trong cổng là hồ sen, tiếp đó là ba tòa nhà: từ trái sang là đền Thiên Trường, đền Trùng Hoa và đền Cố Trạch. Mỗi tòa gồm có 3 dãy nhà song song: ngôi tiền đường 5 gian, trung đường 5 gian, và chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường với trung đường còn có nhà thiêu hương và 2 gian tả hữu.
Gọi là hồ sen,nhưng hoa đang nở là hoa súng (vì mùa sen đã qua).
Vì cửa chính không mở cho nên du khách phải đi vào cửa bên phải, đây là đền Cố Trạch (nghĩa là nhà cũ của đức thánh Trần) thờ Quốc Công Trần Hưng Đạo.
Đền Cố Trạch được xây năm 1894. Trong sân có nhiều ngựa( đồ mã), để đốt sau khi cúng.
Trong đền rất đông người và tiếng nhạc chầu văn vang rền. Hóa ra nhiều người vẫn còn tin Hưng Đạo Vương hiển thánh và bảo hộ cho dân chống lại tà thần, bệnh tật cho nên ngày nào cũng có người đến cúng tế, hầu đồng (lên đồng). Thậm chí, nhạc "hầu văn" (hay chầu văn) được đề nghị thành một "di sản văn hóa phi vật thể. "
Do có người đang hành lễ, chúng tôi không đi vào trong được, nhưng cũng tìm hiểu và biết được rằng trong đền có nhiều bàn thờ với tượng Trần Hưng Đạo cùng bài vị các võ tướng thân cận như Phạm Ngũ Lão (cũng là rễ của ngài), Phạm Ngộ, Nguyễn Chế Nghĩa cùng các văn quan như Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân. Ngoài ra, trong đền còn thờ Phật và ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm. Người ta cho rằng phải thờ Thánh cùng với Phật và khi khấn phải niệm danh hiệu Phật trước danh hiệu thánh, thần.
Đền Trùng Hoa được dựng năm 2000. Trong đền thờ tượng của 14 vua nhà Trần được đúc vào năm 2008.
Một trong các tượng vua nhà Trần đặt ở trung đường và chính tẩm.
Trùng Quang là tên cung điện do các vua nhà Trần xây dựng để về ở sau khi truyền ngôi cho con ở Thăng Long (và trở thành Thái Thượng Hoàng). Trùng Hoa là cung điện dành cho vua đương triều ở khi về thăm vua cha.
Trước sân đền Trùng Hoa có 14 đỉnh đồng.
Ban thờ (bàn thờ) Hội Đồng các quan đặt ở nhà thiêu hương.
Đền Thiên Trường được vua Tự Đức cho xây dựng mở rộng vào năm 1854 vì cho rằng ngôi miếu qui mô chưa xứng đáng với công lao nhà Trần đối với đất nước.
Trong đền có nhiều bàn thờ và bài vị các vua, các vị thủy tổ họ Trần và các vương hậu, các phu nhân. Đồng thờ cũng có bàn thờ các văn thần, võ tướng triều Trần.
Thiên Trường là cách gọi tắt của bốn chữ: Thiên địa trường tồn: tồn tại lâu dài với trời đất. Thiên Trường cũng là tên vua Trần Thái Tông đặt tên cho đơn vị hành chánh mới thành lập tại vùng đất có thôn Tức Mặc, tức là quê cũ của họ Trần. Phủ Thiên Trường xưa bao gồm đất đai của thành phố Nam Định ngày nay, cùng với các xã thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Trực tỉnh Nam Định và vùng phía nam tỉnh Thái Bình.
Rất tiếc là do thời giờ có hạn, chúng tôi không đi thăm được các di tích gần đó như đền Bảo Lộc của An Sinh Vương Trần Liễu, đền Hậu Bồi thờ Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, lăng mộ Hưng Đạo Vương, v.v. Nhưng dù sao cũng vui trong lòng vì có dịp thăm “cố hương” và đền thờ tiên tổ họ Trần.
Chùa Phổ Minh
Phổ Minh Tự hay chùa Tháp ở cách đền Trần khoảng vài trăm mét về hướng tây, tọa lạc trong một không gian thoáng đãng, cách xa nhà cửa. Theo bài văn trên một tấm bia ở chùa, chùa được xây dựng từ đời Lý. Năm 1262 vua Trần Thái Tông tái thiết, mở rộng để làm nơi tu tập và hành đạo. Sau đó, các vua Trần khác, khi lui về làm Thái Thượng Hoàng đều lấy chùa Phổ Minh làm nơi tu hành.
Phổ Minh Tự hay chùa Tháp ở cách đền Trần khoảng vài trăm mét về hướng tây, tọa lạc trong một không gian thoáng đãng, cách xa nhà cửa. Theo bài văn trên một tấm bia ở chùa, chùa được xây dựng từ đời Lý. Năm 1262 vua Trần Thái Tông tái thiết, mở rộng để làm nơi tu tập và hành đạo. Sau đó, các vua Trần khác, khi lui về làm Thái Thượng Hoàng đều lấy chùa Phổ Minh làm nơi tu hành.
Tam quan chùa Phổ Minh
Bước qua cửa tam quan, du khách thấy hai hàng cau, hai bên có hồ sen, và đằng xa là tháp Phổ Minh.
Tháp Phổ Minh được vua Trần Anh Tông xây năm 1308 nhằm tôn trí 7 hạt xá lợi (trong số 21 hạt) của Trúc Lâm Đầu Đà, tức là vua Trần Nhân Tông (băng hà ở am Ngọa Vân trên núi Tử Phong - Yên Tử).
Tháp hình vuông, gồm 14 tầng, cao 19,5 m. Hai tầng dưới làm bằng đá mỗi cạnh dài 5,2 m. Các tầng còn lại xây bằng gạch để trần. Vào đầu thế kỷ 20, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp, xóa mất nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu thời xưa.
Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái. Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, tạc hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm hình hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời Trần.
Bên cạnh tháp có một nhà bia ghi chép việc dựng tháp.
Bên cạnh tháp có một nhà bia ghi chép việc dựng tháp.
Bên phía kia của tháp có cây cổ thụ rất cao, tán rộng.
Các công trình kiến trúc chính của chùa bao gồm tiền đường 9 gian, nhà thiêu hương 3 gian, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, tất cả xếp thành hình chữ "công".
Trong Đại Hùng Bảo Điện có ban thờ Tam Thế Phật
Tượng sơ tổ Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ viên tịch (1258-1308).
Đệ nhị tổ của thiền phái Trúc Lâm: ngài Pháp Loa (1284-1330).
Đệ tam tổ: ngài Huyền Quang (1254-1334).
Tam tổ được thờ ở đây, nhưng nơi mà các ngài trụ trì được xem là thánh tích của các ngài là chùa Yên Tử, Quảng Ninh, chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), chùa Côn Sơn, Hải Dương.
Có một câu ca dao nhắc nhở những điểm hành hương đó:
Có một câu ca dao nhắc nhở những điểm hành hương đó:
Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm,
Nếu ai chưa đến, thiền tâm chưa đành.
Tuy chưa đến được những di tích trên, được chiêm ngưỡng tượng của các ngài nơi đây cũng thấy hoan hỷ lắm rồi. Chùa Dâu (Pháp Vân)Nếu ai chưa đến, thiền tâm chưa đành.
Từ nhà anh bạn ở Bắc Giang, chúng tôi thuê xe 4 chỗ đi Bắc Ninh. Anh lái xe không biết gì về các di tích và cũng không biết đường đi. Nhưng may mắn là anh bạn có chiếc smart phone có thể truy cập mạng để tìm kiếm thông tin,cũng như bản đồ vệ tinh để dẫn đường. Nơi chúng tôi dự định tới đầu tiên là chùa Dâu, ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam.
Dân gian gọi là chùa Dâu, vì vùng đất này gọi là vùng Dâu, nơi người dân sinh sống bằng nghề trồng lúa và trồng dâu, nuôi tằm. Tên chữ của chùa là Pháp Vân (mây pháp), một trong 4 chùa trong hệ thống tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ (mưa pháp), Pháp Lôi (sấm pháp), Pháp Điện (chớp pháp). Pháp có nghĩa là giáo huấn của Đức Phật. Nhưng dân gian không hiểu những ý nghĩa ẩn dụ ấy cho nên xem tứ pháp là các nữ thần mưa, sấm, v.v. Vì thế, khi trời hạn hán thì người ta rước tượng các "bà" để cầu đảo. Và có lẽ cầu nguyện cũng có hiệu quả cho nên chùa còn được gọi là chùa Diên Ứng. Còn người khác, quan tâm đến giáo pháp thì gọi chùa là Thiền Định Tự, Cổ Châu Tự, là viên ngọc quí thuở xưa. Cổ Châu cũng là tên chữ của vùng đất này.
Theo văn bia và theo truyền thuyết thì chùa Dâu có từ thời Sĩ Nhiếp, tức là cuối thế kỷ thứ 2, đầu thế kỷ thứ 3. Lúc ấy nước Nam bị nhà Hán đô hộ. Họ chia nước Nam ra thành 9 quận. Mỗi quận đặt một quan cai trị gọi là Thái Thú. Trong 9 quận thì Giao Chỉ là quan trọng nhất. Trị sở quận Giao Chỉ là thành Luy Lâu hay Liên Lâu, tức là vùng Dâu. Sĩ Nhiếp là Thái Thú quận Giao Chỉ từ năm 187 đến 226. Ông là người đem văn hóa Hán truyền sang nước ta và làm cho Luy Lâu trở thành một trung tâm thương mại sầm uất. Đích thân Sĩ Nhiếp mở trường dạy chữ Hán, do đó dân ta vẫn còn nhớ ơn và gọi Sĩ Nhiếp là Sĩ Vương và lập đền thờ.
Cùng thời gian ấy có những vị tăng gốc Trung Á, Ấn Độ, như Khâu Đa La, Ma Ha Kỳ Vực, v.v. đã theo các thuyền buôn đến Giao Chỉ để truyền bá đạo Phật. Trong khi miền Nam Trung Quốc (nước Ngô) chưa biết đến đạo Phật thì Giao Chỉ đã có hơn 500 tăng ni, đã dịch được 15 bộ kinh. Ngài Khương Tăng Hội (cha người Khương Cư (Sogdiana- vùng đất giữa Iran và Uzbekistan ngày nay), sinh tại Giao Chỉ, năm ?- 280), học Phật và dịch kinh tại Giao Chỉ, sau đó sang Đông Ngô năm 247 để dịch kinh sang chữ Hán và giảng dạy giáo pháp. Vì vậy, vùng Dâu được xem là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước Nam.
Những di tích chùa Dâu còn lại tới bây giờ là nhờ Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi chủ trì việc tu sửa, mở mang chùa vào năm 1313, dưới thời vua Trần Anh Tông. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rõ : "Đời Trần, Mạc Đỉnh Chi dựng chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp, nền cũ nay vẫn còn." Chùa Dâu xưa thuộc làng Khương Tự, huyện Siêu Loại, nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chữ Khương trong tên làng, tên xã nhắc người ta nhớ đến ngài Khương Tăng Hội, vị sơ tổ thiền tông Việt Nam, người đã để lại cuốn An Ban Thủ Ý, dạy thiền hơi thở, là kỹ thuật thiền định căn bản của thiền tông.
Ngôi tiền đường chùa Dâu, sau lưng là tháp Hòa Phong.
Tháp Hòa Phong,tức là Hòa Cốc, Phong Đăng, có nghĩa là Thóc Lúa Được Mùa. Thóc Lúa phải chăng là hạt giống Phật Pháp? Theo Thiền Uyển Tập Anh, các vị thiền sư tại chùa Dâu tu hành đắc đạo có thể kể ra là Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinidaruri), người Ấn Độ (?- 594), Pháp Hiền (?-626), Thiện Hội (?-900), Sùng Phạm (1004-1087), Trì Bát (1049-1117), Tính Mộ (1706-1755).
Ngày xưa tháp có 9 tầng nay chỉ còn 3. Bia tháp cho biết sư Tính Mộ, nhờ sự trợ duyên của Kiên Thọ Hầu Võ Hà Trang tu sửa tháp năm 1738, lúc ấy tháp chỉ có 3 tầng.
Tường ở chân tháp làm bằng gạch nung rất dày, tới 1,6 m, cửa vòm cuốn cao 2, 96m, rộng 1,84m. Trước tháp có tượng bò thần hay cừu (?), dài 1, 33m, cao 0,8m.
Tháp cổ của đạo Bà La Môn thường có tượng bò thần Nandin, đó là con vật chở thần Shiva đi đây đó. Nhưng dân địa phương thì cho rằng, đây là một trong hai con cừu do một vị sư Ấn Độ dẫn qua. Một con đi lạc, nay ở lăng Sĩ Nhiếp, cách đó khoảng 3km (!).
Trong lòng tháp có tượng bốn vị Thiên Vương (vua của bốn cõi trời),còn gọi là Tứ Trấn, đứng ở 4 góc,cao 1,6m.
Tháp cổ của đạo Bà La Môn thường có tượng bò thần Nandin, đó là con vật chở thần Shiva đi đây đó. Nhưng dân địa phương thì cho rằng, đây là một trong hai con cừu do một vị sư Ấn Độ dẫn qua. Một con đi lạc, nay ở lăng Sĩ Nhiếp, cách đó khoảng 3km (!).
Trong lòng tháp có tượng bốn vị Thiên Vương (vua của bốn cõi trời),còn gọi là Tứ Trấn, đứng ở 4 góc,cao 1,6m.
Trong tháp có một chiếc khánh đồng đúc năm 1817.
Và một chuông đồng đúc năm 1793.
Kiến trúc của chùa Dâu theo hình "nội công, ngoại quốc", có nghĩa là có 3 gian tiền đường, thiêu hương (kinh đàn) và thượng điện nằm song song, bao bọc bởi 3 dãy hành lang bên phải, bên trái và phía sau (tạo thành hậu điện).
Tiền đường có hai vị Hộ Pháp (được ghi là Hộ Pháp Phật Thiện và Phật Ác, thay vì khuyến thiện, trừng ác) và tám vị Kim Cương. Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long (Đức Phật đản sinh), hai bên có tượng Thập Điện Diêm Vương), Tam Châu Thái Tử và Mạc Đỉnh Chi. Trong thượng điện có tượng Pháp Vân và Pháp Vũ (hình tượng hóa thành hai bà), niên đại thế kỷ thứ 18.
Ban thờ Pháp Vân.
Ban thờ Pháp Vân.
Pháp Vân được hình tượng hóa thành một vị nữ thần,có nốt ruồi giữa trán giống như phụ nữ Ấn Độ, miệng mỉm cười hiền hòa, khuôn mặt đôn hậu, thân hình mảnh mai.
Một tay đưa ra, tay kia cầm một viên ngọc ,tượng trưng cho pháp Phật quí báu.
Ban thờ Pháp Vũ, cũng được hình tượng hóa thành một thiếu nữ nông dân, có khuôn mặt hiền lành. Nguyên tượng này đặt ở chùa Đậu (Thành Đạo Tự) nhưng do người Pháp đã phá hủy chùa này nên tượng được đưa về đây).
Bên trái có tượng ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Nhà Tổ và Thánh Mẫu
Nhà Tổ và Thánh Mẫu
Trước mặt nhà thờ Tổ và Thánh Mẫu có một giếng cổ, tương truyền là nơi bà Man Nương, mẹ của bốn bà Tứ Pháp, cắm tích trượng xuống đất để cầu nước khi trời hạn hán. Nước đã phun lên ngay ở đây.
Vườn tháp các vị cao tăng.
Ở hậu điện có bàn thờ Phật chính giữa, bàn thờ Tổ Tăng.
Bàn thờ Tổ Ni
Bàn thờ Thánh Mẫu, những vị thánh thuộc tín ngưỡng dân gian bản địa.
Hai dãy hành lang bao bọc hai bên toàn bộ các gian nhà giữa sân là tượng các vị la hán, những vị tu hành đã đi đến cuối con đường tu học.
Trong kinh Phật, họ được gọi là bậc "vô học", có nghĩa không cần phải học gì nữa. Người đang tu tập, chưa nhập vào dòng thánh, gọi là người "hữu học."
Gian nhà cuối sân là hậu đường, cũng có bàn thờ Phật, được ghi là "Tam Bảo Hậu."
Bàn thờ Thánh Hiền, những vị thánh có đạo đức cao trọng, khích lệ người đời noi gương làm việc phước thiện. Hai bên lại còn có hai vị hộ pháp.
Bà Hậu là bà Nguyễn Thị Cảo (cũng là Bà Đỏ), được tôn làm Hậu Thần của 13 làng ở vùng Dâu vì đã hiến tặng ruộng cho các làng ấy để xây đình.
Tượng Quan Âm Thị Kính , một nhân vật trong truyện cổ tích cũng được xem là hóa thân của Bồ Tát Quan Âm.
Bàn thờ Đức Ông, còn gọi là Thủ Hộ Già Lam.
Ngoài chùa Dâu thờ bà Pháp Vân, Pháp Vũ, còn có nhiều chùa khác, thờ một trong bốn vị, hoặc có chùa thờ cả bốn bà. Sơ đồ hệ thống chùa thờ Phật Tứ Pháp cho khách hành hương biết được các chùa thuộc hệ thống thờ tứ pháp, trong đó, chùa Tổ làng Mãn Xá thờ bà Man Nương mà theo một chuyện cổ tích là mẹ của bốn bà trên, và cũng là mẹ Đức Thạch Quang, là viên đá phát sáng, em út của bốn bà kia.
Sơ đồ này cũng cho thấy Phật pháp khi truyền vào một nền văn hóa nào đó sẽ pha trộn với văn hóa, truyền thuyết, tín ngưỡng địa phương và mất đi phần nào tính thuần khiết vốn có. Phật pháp vốn khuyến khích mỗi người tự thắp đuốc lên mà đi, Đức Phật chỉ bày cho con đường thôi, nhưng nhiều người lại xem Đức Phật, hay pháp Phật như thần thánh có thể ban phước, ban lộc. Người ta dễ nhớ đến hội chùa Dâu qua câu ca dao:
Dù ai buôn bán đâu đâu,
Tháng Tư mồng Tám hội Dâu thì về.
Tháng Tư mồng Tám hội Dâu thì về.
Với những đám rước kiệu các tượng Tứ Pháp, tục gánh kiệu thi giữa hai nhóm khiêng kiệu tượng Pháp Vũ và Pháp Lôi, v.v.
Giáo pháp của Phật bị che khuất dưới các hoạt động lễ hội, lễ nghi, nghi thức, nằm sâu trong vỏ bọc tín ngưỡng.
Ít người biết rằng ngôi chùa này còn lưu giữ được 12 bộ kinh quí : Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục, Tam Giáo Kinh, Kỳ Vũ Kinh, v.v. mà đây mới thật sự là Cổ Châu, là viên ngọc xa xưa, và càng ít người biết rằng pháp Phật thật sự cũng không phải là kinh điển mà là kinh nghiệm, trí tuệ của mỗi người sinh ra từ sự thực hành những lời dạy của đấng giác ngộ ghi trong kinh điển.
Chúng tôi đi dọc theo sông Dâu, đi qua làng Trí Quả (làng Dàn), nhưng không tìm ra chùa Trí Quả (Pháp Điện). Thật là ngộ khi lấy tên chùa đặt tên cho làng. Như vậy, làng có tên dân gian, thường là một từ thôi, chẳng hạn làng Dâu, làng Dàn, còn tên chữ thì có hai từ như làng Cổ Châu, Cổ Pháp, Phật Tích, v.v.
Trong sân chùa là bảng ghi công đức những người đóng góp trùng tu chùa, tiếp đó là tiền đường. Nhưng cổng vào đã đóng vì bây giờ là giờ "tịnh", tức là giờ nghỉ trưa.
Chùa Pháp Lôi (pháp Phật như sấm) còn gọi là Phi Tướng Tự, nhưng dân gian lại gọi là chùa Tướng (!). Ở đàng xa là lư hương và tượng hộ pháp.
Lư hương và hai tượng hộ pháp rất to. Hai ông xưa kia chắc ngồi trong một tòa nhà,còn bây giờ ngồi dưới mái che tạm. Và xưa kia có lẽ chùa cũng rất to.
Phi Tướng xưa kia là một thiền viện lớn trong thành Luy Lâu, nơi nuôi dưỡng và đào tạo rất nhiều thiền sinh. Nhưng nay chỉ còn một khu vườn khá rộng và một ngôi chánh điện nhỏ, do một ni sư trông coi. Trên tường có một bảng lớn ghi lịch sử chùa, nhưng nằm trong phía bóng tối nên không đọc được. Cửa vào điện Phật là đóng nên đành quay ra, không chụp hình bà Pháp Lôi (bà Sấm) được.
Bên ngoài cổng thành còn một số nấm mộ đắp theo kiểu xưa.
Xe đi qua mấy con đường làng với kiến trúc mới và cũ nằm chen nhau. Nhà cũ xây bằng gạch trần, không trát vữa.
Đền Sĩ Nhiếp
Bia đề Đền và Lăng Sĩ Nhiếp, Nam Giao Học Tổ Sĩ Nhiếp. Có lẽ ghi Hán Văn Học Tổ thì đúng hơn (?).
Cổng đền Sĩ Nhiếp. Đền tọa lạc ở thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, ngay ven đường 282, cách chùa Dâu khoảng 1km.
Do cổng bị đóng, chúng tôi không vào được nên chỉ chụp hình sân trong qua khe cửa.
Tiền đường
Trong tiền đường có tượng Phật và Bồ Tát bằng gỗ rất độc đáo, mang đậm sắc thái nghệ thuật tạo hình dân gian, không giống với tượng ở các chùa miền trong (Trung và Nam).
Tượng Phật Tuyết Sơn, là hình ảnh Đức Phật Thích Ca khi đang tu khổ hạnh trong núi tuyết cũng là một tuyệt tác nghệ thuật.
Tượng Quan Âm Chuẩn Đề, hay Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là một tác phẩm nổi tiếng do nhà điêu khắc họ Trương tạc vào năm 1656.
(Bên trong hơi tối, chụp hình không rõ lắm cho nên phải lấy hình từ một tờ rơi. )
Tượng Bồ Tát ngồi thiền, cao 3,7m, rộng 2,1m, dày 1,15m. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn, và 952 cánh tay dài ngắn khác nhau. Tay dài nhất đo được 2m.
Trong mỗi lòng bàn tay lại có một mắt, biểu thị lòng từ bi và năng lực cứu độ của Bồ Tát Quan Âm . Ngài lắng nghe và nhìn thấy chúng sinh đau khổ khắp mọi nơi và đưa tay cứu vớt.
Bệ thờ cao 54cm, có hình tượng rồng đội tòa sen.
Tháp Báo Nghiêm thờ Hòa Thượng Chiết Tuyết (Chuyết Chuyết) cao 13, 05m, có 5 tầng, mỗi tầng 5 mặt. Tầng dưới cùng có mái nhô ra, được đỡ bằng các cột đá, tạo thành một hành lang bao quanh. Bên trong có nhiều phù điêu bằng đá, khắc hoa lá, chim muông.
Tháp Tôn Đức, nơi tôn trí xá lợi của Thiền sư Minh Hạnh. Tháp có 4 mặt, 5 tầng, cao khoảng 10m.
Điêu khắc gỗ trên tường nhà và cột kèo cũng có nét đặc sắc riêng.
Công Chúa Lê Thị Ngọc Duyên, pháp danh Diệu Tuệ, người đã cùng Thái Hậu Ngọc Trúc từ bỏ nơi cung cấm về đây tu hành.
Bên ngoài tam quan, hai bên cổng vào có 10 tượng thú bằng đá: sư tử, voi, tê giác, ngựa, trâu, mỗi loại 2 con, nằm đăng đối hai bên cửa. Tất cả đều có bệ hoa sen. Đây chỉ là những vật trang trí hay còn diễn đạt một ý nghĩa nào đó liên quan đến Phật pháp? Có lẽ, tùy vào người thưởng thức. Dù sao, đó cũng là những tác phẩm điêu khắc đá nguyên khối từ thời Lý.
Chùa Phật Tích tên chữ là Vạn Phúc Tự. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, chùa được dựng từ thế kỷ thứ 7, nhưng được trùng tu và mở rộng bởi vua Lý Thánh Tông vào năm 1057. Sử sách kể rằng sau một lần du ngoạn tại núi Tiên Du, nhà vua cảm khái viết ra một chữ Phật dài 5m và cho khắc vào núi đá. Vua cũng cho xây một tháp cao, và đặt vào trong đó một bức tượng Phật A Di Đà bằng đá dát vàng. Sau này tháp bị đổ người ta mới thấy tượng lộ ra. Tượng này hiện nay được xem là bảo vật quốc gia (có một phiên bản làm theo nguyên bản đặt ở Bảo Tàng Lịch Sử, Hà Nội, và một phiên bản lớn hơn ở trên núi.)
Tượng Phật A Di Đà ngồi thiền trên tòa sen bằng đá xanh, cao 1, 85m có tuổi gần ngàn năm (nhưng hình như không có dát vàng như sử liệu cho biết).
Bức tượng Hộ Pháp được ghi chú là Phật Ác Hộ Pháp! Những người thuộc cơ quan văn hóa phụ trách trùng tu ắt phải có óc khôi hài đáng nể!
Và dĩ nhiên cũng có Ông Thiện Hộ Pháp! Hai ông ngồi trên hai con thú nhe răng cười! Vào chùa thấy tượng như thế thật là vui!
Đây cũng là hai ông Hộ Pháp đứng chung với nhau. Nhìn tượng này, người ta phải xua đi những ý nghĩ bất thiện ra khỏi đầu óc kẻo ông Ác cho một đấm thì nguy.
Các tượng La Hán được thếp vàng chói chang.
Nhà Tổ
Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594) , người Ấn Độ, sang nước Nam vào năm 580.
Trúc Lâm Tam Tổ: Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa và Huyền Quang.
Tượng táng thiền sư Chuyết Chuyết (thế danh Lý Thiên Tộ, sinh năm 1590 tại Phúc Kiến, pháp danh Hải Trừng, hiệu Viên Văn) thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 34, người đã cùng với đệ tử là Minh Hạnh từ Trung Quốc sang nước Nam vào năm 1633 và được vua Lê và Chúa Trịnh sùng mộ. Ngài được thỉnh trụ trì chùa Phật Tích 10 năm, sau đó sang trụ trì chùa Bút Tháp năm 1642. Ngài viên tịch năm 1644 và di cốt của ngài được đặt trong tháp Báo Nghiêm.
Con đường dẫn lên đỉnh núi. Trên sườn núi trồng nhiều thông và bạch đàn.
Tháp Vạn Phật, được dựng trong những năm gần đây.
Phiên bản tượng Phật A Di Đà cao 27m dựng trên đỉnh núi.
Cùng với tượng Đại Phật, nhà nước có kế hoạch xây Quan Âm Viện, Trung Tâm Tu Tập Phật Tích, phục dựng Ao Rồng, vườn hoa mẫu đơn, vườn đá, rừng thông, v.v.
Chùa Pháp Lôi
Chúng tôi đi dọc theo sông Dâu, đi qua làng Trí Quả (làng Dàn), nhưng không tìm ra chùa Trí Quả (Pháp Điện). Thật là ngộ khi lấy tên chùa đặt tên cho làng. Như vậy, làng có tên dân gian, thường là một từ thôi, chẳng hạn làng Dâu, làng Dàn, còn tên chữ thì có hai từ như làng Cổ Châu, Cổ Pháp, Phật Tích, v.v.
Đi ngang qua một ngôi chùa có vẻ bề thế, nhưng tên chùa lại ghi bằng chữ Hán cho nên chúng tôi không ai đọc được. Có lẽ chùa nên giúp khách du lịch một chút bằng cách gắn thêm một biển đề chữ quốc ngữ. Và có lẽ quí thầy nên giúp chúng sinh một chút bằng cách tụng kinh bằng chữ Nôm!
Sau khi chụp ảnh, chúng tôi nhờ một người bạn "Hán rộng Nôm tài" đọc giùm thì bạn ấy thông ngôn là "Xuân Tự Quan" (không biết có phải là Xuân Quan Tự mà ghi theo kiểu "nghệ sĩ"?)
Trong sân chùa là bảng ghi công đức những người đóng góp trùng tu chùa, tiếp đó là tiền đường. Nhưng cổng vào đã đóng vì bây giờ là giờ "tịnh", tức là giờ nghỉ trưa.
Chùa Pháp Lôi (pháp Phật như sấm) còn gọi là Phi Tướng Tự, nhưng dân gian lại gọi là chùa Tướng (!). Ở đàng xa là lư hương và tượng hộ pháp.
Lư hương và hai tượng hộ pháp rất to. Hai ông xưa kia chắc ngồi trong một tòa nhà,còn bây giờ ngồi dưới mái che tạm. Và xưa kia có lẽ chùa cũng rất to.
Phi Tướng xưa kia là một thiền viện lớn trong thành Luy Lâu, nơi nuôi dưỡng và đào tạo rất nhiều thiền sinh. Nhưng nay chỉ còn một khu vườn khá rộng và một ngôi chánh điện nhỏ, do một ni sư trông coi. Trên tường có một bảng lớn ghi lịch sử chùa, nhưng nằm trong phía bóng tối nên không đọc được. Cửa vào điện Phật là đóng nên đành quay ra, không chụp hình bà Pháp Lôi (bà Sấm) được.
Ra đứng bên hông chùa có thể nhìn thấy thành cổ Luy Lâu, bây giờ là một gò đất cao, cây cối um tùm.
Thành Luy Lâu
Phế tích thành Luy Lâu.
Đi ra khỏi chùa, xe chúng tôi đi qua một con đường khác dẫn vào thành cổ:
Cổng vào di tích. Nhưng những người dân địa phương báo bên trong không có gì. Hơn một nửa diện tích thành cổ bây giờ đã trở thành đất ở của dân làng Lũng Khê.
Trong thành còn có chùa Bình Văn, là di tích về việc truyền bá văn hóa Hán, thế kỷ thứ 2, còn có bến Gạo, là nơi cha mẹ học sinh chở gạo đến trường nuôi con ăn học. Ngoài ra còn có một cầu đá bắc qua lăng Sĩ Nhiếp.
Thành Luy Lâu
Phế tích thành Luy Lâu.
Đi ra khỏi chùa, xe chúng tôi đi qua một con đường khác dẫn vào thành cổ:
Cổng vào di tích. Nhưng những người dân địa phương báo bên trong không có gì. Hơn một nửa diện tích thành cổ bây giờ đã trở thành đất ở của dân làng Lũng Khê.
Trong thành còn có chùa Bình Văn, là di tích về việc truyền bá văn hóa Hán, thế kỷ thứ 2, còn có bến Gạo, là nơi cha mẹ học sinh chở gạo đến trường nuôi con ăn học. Ngoài ra còn có một cầu đá bắc qua lăng Sĩ Nhiếp.
Bên ngoài cổng thành còn một số nấm mộ đắp theo kiểu xưa.
Xe đi qua mấy con đường làng với kiến trúc mới và cũ nằm chen nhau. Nhà cũ xây bằng gạch trần, không trát vữa.
Đền Sĩ Nhiếp
Bia đề Đền và Lăng Sĩ Nhiếp, Nam Giao Học Tổ Sĩ Nhiếp. Có lẽ ghi Hán Văn Học Tổ thì đúng hơn (?).
Cổng đền Sĩ Nhiếp. Đền tọa lạc ở thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, ngay ven đường 282, cách chùa Dâu khoảng 1km.
Do cổng bị đóng, chúng tôi không vào được nên chỉ chụp hình sân trong qua khe cửa.
Sĩ Nhiếp là Thái Thú Giao Chỉ, về sau gọi là Giao Châu (từ năm 203) trong 40 năm, từ năm 187 đến năm 226. Lúc đầu Sĩ Nhiếp là quan của nhà Đông Hán, về sau làm quan nhà Đông Ngô. Lúc bấy giờ là thời Tam Quốc bên Trung Nguyên, là thời chiến tranh giữa ba nước Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Sĩ Nhiếp khéo léo phục tùng, cống nạp cho nhà Hán và sau đó là nhà Ngô nên giữ cho Giao Chỉ được yên bình. Ông lại dung nạp các danh sĩ cũng như thường dân chạy loạn từ Trung Nguyên sang truyền bá văn hóa Hán, cũng như phát triển thương mại, kinh tế bản địa. Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét rằng "từ đó mà dân ta thông thi thư, học được lễ nhạc và xây được nền văn hiến". Vậy thì dân ta trước khi "được" phương Bắc cai trị thì chưa có văn hiến chăng? Gần đây, kể từ năm 2009, chính quyền địa phương tổ chức lại lễ rước Sĩ Nhiếp, có lẽ cũng cùng quan điểm Ngô sử gia chăng?
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp tên chữ là Ninh Phúc Tự, nằm ở phía nam sông Đuống, cạnh bờ đê, thuộc làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Từ chùa nhìn về hướng nam là cánh đồng lúa bên sông Thiên Đức (sông Dâu) chảy quanh thành Luy Lâu. Bên kia sông Đuống có thể nhìn thấy núi Long Chính, núi Long K hám, núi Phật Tích, v.v. tạo thành một con rồng dài mà đâu đâu cũng mang dấu tích chùa xưa.
Chùa Bút Tháp tên chữ là Ninh Phúc Tự, nằm ở phía nam sông Đuống, cạnh bờ đê, thuộc làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Từ chùa nhìn về hướng nam là cánh đồng lúa bên sông Thiên Đức (sông Dâu) chảy quanh thành Luy Lâu. Bên kia sông Đuống có thể nhìn thấy núi Long Chính, núi Long K hám, núi Phật Tích, v.v. tạo thành một con rồng dài mà đâu đâu cũng mang dấu tích chùa xưa.
Theo Địa Chí Hà Bắc thì chùa được xây dựng dưới thời vua Trần Thánh Tông(1258-1278). Ngài Huyền Quang (tên thế tục là Lý Đạo Tái, đỗ Trạng Nguyên năm 1297),tổ thứ ba của dòng thiền Trúc Lâm, đã từng trụ trì ở đây. Ngài đã xây một ngôi tháp 9 tầng, nhưng nay không còn. Ngọn tháp làm cho chùa nổi danh là tháp Báo Nghiêm do ngài Minh Hạnh xây để báo đáp ơn thầy là thiền sư Chiết Tuyết (hay Chuyết Chuyết) (1540-1644) từ Phúc Kiến sang dạy đạo kể từ năm 1633.
Vào thời gian này thái hậu triều Lê là Trịnh Thị Ngọc Trúc rời bỏ cung đình,nơi đầy dẫy mưu mô hiểm ác, về đây tu học (pháp danh Diệu Viên) đã cùng công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ) phát tâm cúng dường trùng tu và mở rộng qui mô chùa và hoàn thành vào năm 1647.
Gác chuông
Gác chuông,nhìn từ bên phải
Gác chuông
Gác chuông,nhìn từ bên phải
Tiền đường
Trong tiền đường có tượng Phật và Bồ Tát bằng gỗ rất độc đáo, mang đậm sắc thái nghệ thuật tạo hình dân gian, không giống với tượng ở các chùa miền trong (Trung và Nam).
Kiến trúc chùa theo mô hình nội công ngoại quốc. Sau cửa tam quan là gác chuông và tiền đường là 7 tòa nhà song song nhau, bao quanh bởi ba dãy hành lang, gồm có thượng điện, nhà thiêu hương, am tích thiện, trung đường, phủ thờ, hậu đường. Chiều dài tính từ tiền đường đến hậu đường hơn 100m.
Bên trái là hành lang, bên phải là 8 tòa nhà nằm song song.
Bên trái là hành lang, bên phải là 8 tòa nhà nằm song song.
Cầu đá cong nối thượng điện với am Tích Thiện. Trên thành cầu có các phù điêu chạm khắc hình chim muông, hoa lá.
Am Tích Thiện. Am có 3 tầng mái. Bên trong có cây Cửu Phẩm Liên Hoa, là một tháp bằng gỗ 9 tầng, 8 mặt, có thể quay tròn quanh trục ở giữa.
Trên bề mặt tháp Liên Hoa này có nhiều tác phẩm chạm khắc hình tượng Phật và Bồ Tát, cùng hoa lá.
Trong thượng điện có nhiều tượng, trong đó có tượng Văn Thù Bồ Tát, sau lưng là tượng các vị La Hán (bố trí dọc theo hành lang)
Am Tích Thiện. Am có 3 tầng mái. Bên trong có cây Cửu Phẩm Liên Hoa, là một tháp bằng gỗ 9 tầng, 8 mặt, có thể quay tròn quanh trục ở giữa.
Trên bề mặt tháp Liên Hoa này có nhiều tác phẩm chạm khắc hình tượng Phật và Bồ Tát, cùng hoa lá.
Trong thượng điện có nhiều tượng, trong đó có tượng Văn Thù Bồ Tát, sau lưng là tượng các vị La Hán (bố trí dọc theo hành lang)
Tượng Phật Tuyết Sơn, là hình ảnh Đức Phật Thích Ca khi đang tu khổ hạnh trong núi tuyết cũng là một tuyệt tác nghệ thuật.
Tượng Quan Âm Chuẩn Đề, hay Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là một tác phẩm nổi tiếng do nhà điêu khắc họ Trương tạc vào năm 1656.
(Bên trong hơi tối, chụp hình không rõ lắm cho nên phải lấy hình từ một tờ rơi. )
Tượng Bồ Tát ngồi thiền, cao 3,7m, rộng 2,1m, dày 1,15m. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn, và 952 cánh tay dài ngắn khác nhau. Tay dài nhất đo được 2m.
Trong mỗi lòng bàn tay lại có một mắt, biểu thị lòng từ bi và năng lực cứu độ của Bồ Tát Quan Âm . Ngài lắng nghe và nhìn thấy chúng sinh đau khổ khắp mọi nơi và đưa tay cứu vớt.
Bệ thờ cao 54cm, có hình tượng rồng đội tòa sen.
Tháp Báo Nghiêm thờ Hòa Thượng Chiết Tuyết (Chuyết Chuyết) cao 13, 05m, có 5 tầng, mỗi tầng 5 mặt. Tầng dưới cùng có mái nhô ra, được đỡ bằng các cột đá, tạo thành một hành lang bao quanh. Bên trong có nhiều phù điêu bằng đá, khắc hoa lá, chim muông.
Tương truyền, hàng ngày vào buổi chiều một đàn chim nhạn thường bay về đậu ở tháp đá này cho nên dân quanh vùng gọi là chùa Nhạn Tháp. Nhưng vào năm 1876 khi vua Tự Đức thăm chùa gọi tháp Báo Nghiêm là Bút Tháp thì chùa từ đó mang tên ấy.
Tháp Tôn Đức, nơi tôn trí xá lợi của Thiền sư Minh Hạnh. Tháp có 4 mặt, 5 tầng, cao khoảng 10m.
Điêu khắc gỗ trên tường nhà và cột kèo cũng có nét đặc sắc riêng.
Công Chúa Lê Thị Ngọc Duyên, pháp danh Diệu Tuệ, người đã cùng Thái Hậu Ngọc Trúc từ bỏ nơi cung cấm về đây tu hành.
Trong phủ thờ còn có tượng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, nhưng rất tiếc hình không rõ cho nên không đưa vào đây được.
Hoàng Tử Lê Đình Tứ
Hoàng Tử Lê Đình Tứ
Trong hậu điện có tượng Hòa Thượng Chuyết Chuyết và các thị giả
Bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
Các chùa ở đây ngoài là nơi tu hành của các thiền sư, còn là nơi mà các nghệ nhân, từ thợ nề, thợ mộc, cho đến thợ chạm gỗ, khắc đá, thỏa sức thi thố tài năng, cho nên có những tác phẩm mang đậm nét mộc mạc, chất phác, nông dân, có tác phẩm cực kỳ tinh tế, với trí tưởng tượng phong phú, và tri thức Phật pháp cao sâu.
Bàn thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
Các chùa ở đây ngoài là nơi tu hành của các thiền sư, còn là nơi mà các nghệ nhân, từ thợ nề, thợ mộc, cho đến thợ chạm gỗ, khắc đá, thỏa sức thi thố tài năng, cho nên có những tác phẩm mang đậm nét mộc mạc, chất phác, nông dân, có tác phẩm cực kỳ tinh tế, với trí tưởng tượng phong phú, và tri thức Phật pháp cao sâu.
Chùa Phật Tích
Từ huyện Thuận Thành, chúng tôi đi lên phía bắc để đến chùa Phật Tích, trên núi Lạn Kha, thuộc thôn Phật Tích, huyện Tiên Du (dạo chơi ở cõi tiên?). Đến đây không thể không nhớ chuyện Từ Thức lạc vào cõi tiên và kết hôn với tiên nữ Giáng Hương. Từ Thức vốn quê ở Thanh Hóa, nhưng được bổ làm tri huyện ở Bắc Ninh. Có lẽ ông quan này mê rong chơi hơn là làm việc "hành dân là chính". Một hôm, vào ngày 4 tháng giêng, ông lên núi Lạn Kha dự hội ngắm hoa mẫu đơn ở chùa Phật Tích thì gặp một thiếu nữ đang bị chùa (thật ra là làng - cũng như hiện nay, làng quản lý tài sản của chùa) bắt giữ để phạt vạ vì làm gãy một cành hoa. Từ Thức bèn cởi áo gấm trao cho làng để chuộc người đẹp.
Từ huyện Thuận Thành, chúng tôi đi lên phía bắc để đến chùa Phật Tích, trên núi Lạn Kha, thuộc thôn Phật Tích, huyện Tiên Du (dạo chơi ở cõi tiên?). Đến đây không thể không nhớ chuyện Từ Thức lạc vào cõi tiên và kết hôn với tiên nữ Giáng Hương. Từ Thức vốn quê ở Thanh Hóa, nhưng được bổ làm tri huyện ở Bắc Ninh. Có lẽ ông quan này mê rong chơi hơn là làm việc "hành dân là chính". Một hôm, vào ngày 4 tháng giêng, ông lên núi Lạn Kha dự hội ngắm hoa mẫu đơn ở chùa Phật Tích thì gặp một thiếu nữ đang bị chùa (thật ra là làng - cũng như hiện nay, làng quản lý tài sản của chùa) bắt giữ để phạt vạ vì làm gãy một cành hoa. Từ Thức bèn cởi áo gấm trao cho làng để chuộc người đẹp.
Một thời gian sau, Từ Thức từ quan về quê tại huyện Nga Sơn để tiếp tục rong chơi. Một hôm, ra cửa biển Thần Phù, ông nhìn thấy một động đá. Tò mò, ông đi vào và gặp bao nhiêu là thiếu nữ "đẹp như tiên". Ông còn gặp được nàng con gái được chuộc hôm nào và được phép cưới nàng. Sau khoảng một năm "hương lửa đang nồng" thì ông ta chợt nhớ "quê choa." Ông xin nàng cho về quê "nghỉ phép". Tiên nữ sau một hồi do dự đành đồng ý ký "giấy đi đường", kèm theo một phong thư, dặn về tới nhà mới mở.
Khi về tới làng, ông thấy cảnh vật đổi thay rất nhiều, và điều bất ngờ nhất là không gặp được một người nào quen biết. Khi hỏi có ai biết Từ Thức không, thì có một người (có lẽ là công an khu vực) nói rằng Từ thức đã bị "cắt hộ khẩu" từ lâu lắm rồi. Có lẽ vì không được phép tạm trú ở địa phương, ông đi lang thang ra cửa biển, tìm lại động tiên, nhưng cây rừng đã giăng mắc che lấp cửa động. Mở phong thư của tiên nữ mới hay đó là tờ giấy "ly hôn", nàng cho biết mối duyên nợ vợ chồng chỉ có chừng ấy thôi, giờ thì đường anh, anh cứ đi. Không ai biết lãng tử "xử lý tình huống" ra sao. Truyền thuyết chỉ kể rằng lãng tử mất tích từ dạo ấy!
Người Kinh Bắc ( đất Kinh Bắc thuở xưa bao gồm Bắc Giang, Bắc Ninh, một phần Lạng Sơn,một phần Hưng Yên và một phần Hà Nội ngày nay) lại còn thêu dệt chuyện Lạn Kha: chữ này có nghĩa là "cán búa mục nát" nhuốm màu sắc đạo giáo: Có một tiều phu tên là Vương Chất, một hôm, vác búa lên núi đốn củi, tình cờ thấy hai vị tiên đang đánh cờ. Bác tiều phu nhà ta theo dõi cuộc cờ phi phàm say sưa đến nỗi không biết bao nhiêu ngày tháng đã trôi qua, đến khi giật mình nhìn lại cây búa thì thấy chiếc cán bằng gỗ đã mục nát từ lâu!
Chúng ta hẳn vẫn còn nhớ câu chuyện về nàng Man Nương ở chùa Dâu, mẹ của tứ pháp. Khi còn là thiếu nữ Man Nương lên chùa làm công quả. Một hôm, sau khi giã gạo xong, nàng mệt quá, nằm lăn ra nền đất ngủ. Khi trời tối, sư Khâu Đa La, người Ấn Độ, vô tình bước qua người nàng. Nàng bất giác "động lòng" và có thai. Sau khi sinh hạ một hài nhi, nàng mang con đền chùa giao cho sư. Sư nhận và đem đến một gốc cây. Thân cây tự động nứt ra làm hai, sư bỏ đứa bé vào vào cây khép lại. Cây vẫn tiếp tục ra cành lá sum sê, nhưng một hôm trời nổi cơn giông, cây bị sét đánh ngã xuống sông. Dân làng rủ nhau đến cố kéo thân cây lên nhưng không nỗi. Họ đi tìm Man Nương. Nàng tháo dải yếm ném ra sông và nói "Nếu con là con của mẹ thì hãy vào đây." Thân cây bỗng nhiên trôi vào bờ. Thái Thú Sĩ Nhiếp, sau đó, cho người đẽo thân cây thành bốn bức tượng tứ pháp. Bên trong lại còn một hòn đá phát sáng. Đó là người con út, gọi là Đức Thạch Quang. Hiện nay trên bàn thờ bà Pháp Vân có một chiếc hộp đựng viên đá đó. Man Nương sau khi chết được thờ ở chùa Tổ, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành.
Sư Khâu Đa La sau đó ra đi, để lại cho Man Nương một cây tích trượng dùng để cầu mưa khi trời hạn hán để cứu muôn dân.
Tam quan chùa Phật Tích nằm trên sườn núi.
Tam quan chùa Phật Tích nằm trên sườn núi.
Bên ngoài tam quan, hai bên cổng vào có 10 tượng thú bằng đá: sư tử, voi, tê giác, ngựa, trâu, mỗi loại 2 con, nằm đăng đối hai bên cửa. Tất cả đều có bệ hoa sen. Đây chỉ là những vật trang trí hay còn diễn đạt một ý nghĩa nào đó liên quan đến Phật pháp? Có lẽ, tùy vào người thưởng thức. Dù sao, đó cũng là những tác phẩm điêu khắc đá nguyên khối từ thời Lý.
Chùa Phật Tích tên chữ là Vạn Phúc Tự. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, chùa được dựng từ thế kỷ thứ 7, nhưng được trùng tu và mở rộng bởi vua Lý Thánh Tông vào năm 1057. Sử sách kể rằng sau một lần du ngoạn tại núi Tiên Du, nhà vua cảm khái viết ra một chữ Phật dài 5m và cho khắc vào núi đá. Vua cũng cho xây một tháp cao, và đặt vào trong đó một bức tượng Phật A Di Đà bằng đá dát vàng. Sau này tháp bị đổ người ta mới thấy tượng lộ ra. Tượng này hiện nay được xem là bảo vật quốc gia (có một phiên bản làm theo nguyên bản đặt ở Bảo Tàng Lịch Sử, Hà Nội, và một phiên bản lớn hơn ở trên núi.)
Tượng Phật A Di Đà ngồi thiền trên tòa sen bằng đá xanh, cao 1, 85m có tuổi gần ngàn năm (nhưng hình như không có dát vàng như sử liệu cho biết).
Vua Trần Nhân Tông cũng đã xây một thư viện lớn trong chùa, gọi là thư viện Lạn Kha và một hành cung gọi là cung Bảo Hoa. Nhà vua đã sáng tác một tập thơ 8 quyền, tiêu đề là Bảo Hoa Dư Bút. Vua Trần Nghệ Tông đã mở khoa thi Thái Học Sinh ở đây.
Thời Lê Hy Tông, năm 1686, bà Trần Thị Ngọc Am, phi tần của Chúa Trịnh Tráng rời bỏ Phủ Chúa về đây tu hành và mở mang ngôi chùa với qui mô rất lớn.
Nhưng hầu như mọi thứ đều bị hủy diệt vào năm 1947 khi nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1959 ngôi chùa được dựng lại sơ sài để giữ pho tượng Phật A Di Đà. Năm 1991, chùa bắt đầu được phục dựng như kiến trúc cổ, nhưng hình như được tô vẽ thêm hơi nhiều, nhất là các pho tượng được thếp vàng quá rực rỡ.
Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề
Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề
Bức tượng Hộ Pháp được ghi chú là Phật Ác Hộ Pháp! Những người thuộc cơ quan văn hóa phụ trách trùng tu ắt phải có óc khôi hài đáng nể!
Một tu sĩ Phật giáo chắc không dám giễu cợt như thế.
Và dĩ nhiên cũng có Ông Thiện Hộ Pháp! Hai ông ngồi trên hai con thú nhe răng cười! Vào chùa thấy tượng như thế thật là vui!
Đây cũng là hai ông Hộ Pháp đứng chung với nhau. Nhìn tượng này, người ta phải xua đi những ý nghĩ bất thiện ra khỏi đầu óc kẻo ông Ác cho một đấm thì nguy.
Các tượng La Hán được thếp vàng chói chang.
Nhà Tổ
Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594) , người Ấn Độ, sang nước Nam vào năm 580.
Trúc Lâm Tam Tổ: Điều Ngự Giác Hoàng, Pháp Loa và Huyền Quang.
Tượng táng thiền sư Chuyết Chuyết (thế danh Lý Thiên Tộ, sinh năm 1590 tại Phúc Kiến, pháp danh Hải Trừng, hiệu Viên Văn) thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 34, người đã cùng với đệ tử là Minh Hạnh từ Trung Quốc sang nước Nam vào năm 1633 và được vua Lê và Chúa Trịnh sùng mộ. Ngài được thỉnh trụ trì chùa Phật Tích 10 năm, sau đó sang trụ trì chùa Bút Tháp năm 1642. Ngài viên tịch năm 1644 và di cốt của ngài được đặt trong tháp Báo Nghiêm.
Năm 1988 xảy ra một vụ đào tháp để trộm cắp. Bọn trộm đào và quăng ra ngoài tháp hũ sành đựng di cốt của ngài (được bó thành tượng). Năm 1993, các nhà khoa học đã dùng phương pháp tạo hình Guerasimov để phục nguyên khuôn mặt và toàn bộ di hài của ngài.
Tượng ba vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông. Cả ba vua đều rất mộ đạo.
Phủ Chúa, nơi thờ bà Trần Thị Ngọc Am, người có công lớn trong việc trùng tu chùa.
Tượng bà Trần Thị Ngọc Am, hai bên có thị giả và sau lưng có tượng Quan Âm Chuẩn Đề.
Ngoài vườn có tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề. Gần đó có một số cây do các nhà lãnh đạo chính trị trồng lưu niệm, có gắn biển tên cùng chức vụ.
Phía sau Phủ chúa có bậc cấp và đường đi lên 32 bảo tháp thờ các vị cao tăng, được xây bằng đá và gạch nung vào thế kỷ 17.
Tượng ba vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông. Cả ba vua đều rất mộ đạo.
Phủ Chúa, nơi thờ bà Trần Thị Ngọc Am, người có công lớn trong việc trùng tu chùa.
Tượng bà Trần Thị Ngọc Am, hai bên có thị giả và sau lưng có tượng Quan Âm Chuẩn Đề.
Ngoài vườn có tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề. Gần đó có một số cây do các nhà lãnh đạo chính trị trồng lưu niệm, có gắn biển tên cùng chức vụ.
Phía sau Phủ chúa có bậc cấp và đường đi lên 32 bảo tháp thờ các vị cao tăng, được xây bằng đá và gạch nung vào thế kỷ 17.
Con đường dẫn lên đỉnh núi. Trên sườn núi trồng nhiều thông và bạch đàn.
Tháp Vạn Phật, được dựng trong những năm gần đây.
Phiên bản tượng Phật A Di Đà cao 27m dựng trên đỉnh núi.
Cùng với tượng Đại Phật, nhà nước có kế hoạch xây Quan Âm Viện, Trung Tâm Tu Tập Phật Tích, phục dựng Ao Rồng, vườn hoa mẫu đơn, vườn đá, rừng thông, v.v.
Các cơ quan văn hóa gần đây cũng tổ chức ở đây lễ hội mùa xuân với hội với các cuộc thi thơ, bình thơ, thi đấu cờ tướng, chọi gà, hát quan họ, v.v.
Mục tiêu của nhà tổ chức là biến nơi đây thành một trung tâm du lịch lớn, thu hút không những tín đồ đạo Phật, mà còn khách du muốn hưởng nhàn theo Đạo giáo, văn nhân thi sĩ và mọi tầng lớp dân chúng đến vui chơi trong những lúc có thời giờ nhàn rỗi.
Nhưng trung tâm tu tập thì cần không gian yên tĩnh, vắng lặng, khu vui chơi thì tạo không khí ồn ào náo nhiệt. Chưa biết nhà đầu tư có đạt được mục tiêu của mình không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét