Chó đá canh cổng cầu phúc, trừ tà
Người làng Địch Vĩ (Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội) coi những con chó đá như thần. Theo truyền thuyết, con chó đá lớn nhất này là người em quan quận công bị chết oan, trôi trên sông đến làng Địch Vĩ thì được dân làng rước vào thờ cúng và gọi là quan lớn Hoàng Thạch. |
Dưới chân quan lớn Hoàng Thạch là những con chó đá nhỏ hơn, biểu thị cho quân tướng. |
Chó đá ở đình Phù Trung, xã Thượng Mỗ (Đan Phượng) được đặt trên bệ thờ, coi như thần cẩu coi đình, giữ yên giấc cho 4 vị thành hoàng được thờ. |
Trước phủ quận công Nguyễn Ngọc Trì (Hát Môn, Phúc Thọ) là đôi chó đá đứng canh cổng. Theo ông Toàn, người trông giữ tại đây thì phủ vốn có tổng cộng 6 con: 2 con canh đằng trước, 2 con đằng sau, 2 con ở bên hông. Qua thời gian, đôi chó đá ở bên hông phủ không còn. Phủ thiêng nên trộm cắp cũng không dám bén mảng đến. |
Con chó đá được chôn chìm dưới đất, dáng vẻ hiền lành, trước mặt có bát hương thờ. Những con chó chôn để canh cổng nhà người dân thường có dáng nhỏ hơn chó canh cổng đền, đình. |
Đôi chó đá ở phía sau phủ to lớn, ngồi canh như ngăn chặn mọi tà ma, những điều xấu thâm nhập vào trong phủ. |
Chó được tạc từ đá xanh nguyên phiến, phủ màu rêu phong, đủ tai, mắt và những nếp nhăn ở mõm rất sinh động. |
Trước cổ chó đá được đeo lục lạc. Theo quan niệm của người xưa, chỉ những nhà quyền quý, làm quan, chó mới được dùng những đồ này. |
Chó đá được đặt bát hương thờ cúng. |
Đôi chó đá canh trước Lăng Mẫu (Thọ Xuân, Thanh Hóa) có kích thước lớn bằng người thật. Ảnh: Nguyễn Nghi. |
Chó đá nằm ngay ở lối vào lăng tướng công Nguyễn Văn Nghi (Đông Sơn, Thanh Hóa). Đi từ ngoài vào trong, nơi đây có hai dãy tượng đá, gồm chó đá to, sấu đá, voi, ngựa... Bên ngoài là đôi chó đá được đẽo gọt đơn giản. Ảnh: Nguyễn Nghi. |
Chó đá canh trước cửa lăng Đoan Quận công Bùi Thế Đạt (Diễn Châu, Nghệ An). Ảnh: Mạnh Cường. |
Hoàng Phương