Tư vấn du lịch Huế: Yahoo! Messenger Hotline: 0914.242.096

Cửu vị thần công

( Chủ nhật 19/09/2010 | Lượt xem: 5535 )

Du Lịch Huế - Súng thần công - Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi, vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả các binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công để làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình.

Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.


Mỗi khẩu dài 5,1 m và nặng 17.000 cân. Phía dưới các khẩu thần công là giá súng và bệ súng cũng được chạm trổ cực kỳ công phu và tỉ mỉ. Tên bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông và ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ được dùng để đặt tên cho 9 khẩu súng.

 

 

Thân súng đều chạm trổ tỉ mỉ, khắc danh hiệu, vị thứ, trọng lượng, cách dùng súng, bài ký về việc tranh chấp với Tây Sơn cùng việc thu đồng đúc súng.


Tất cả chín khẩu đều được phong "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Phong vị và nội dung bài sắc phong đều được khắc trực tiếp trên thân thần công.


Chín cỗ súng thuở trước được đặt ở lũy ngoài Kinh thành, lui về phía trái Ngọ Môn. Sang đầu thế kỷ 20 thì chúng được chuyển vào bên trong, xếp thành hai nhóm. Nhóm bên tả xếp phía sau cửa Thể Nhơn gồm 4 khẩu, được đặt tên theo 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông; nhóm bên hữu xếp phía sau cửa Quảng Đức gồm 5 khẩu, được đặt tên theo ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ.

 

 

Bốn khẩu thần công bên tả có tên Xuân, Hạ, Thu, Đông và năm khẩu thần công bên hữu có tên Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

Trọng lượng "Cửu vị thần công" được tính theo cân - theo Hệ đo lường cổ của Việt Nam, trọng lượng được cân trong khi làm và được khắc trực tiếp trên thân súng.

* Súng thứ 1: Xuân, nặng 17.700 cân
* Súng thứ 2: Hạ, nặng 17.200 cân
* Súng thứ 3: Thu, nặng 18.400 cân
* Súng thứ 4: Ðông, nặng 17.800 cân
* Súng thứ 5: Mộc, nặng 17.000 cân
* Súng thứ 6: Hoả, nặng 17.200 cân
* Súng thứ 7: Thổ, nặng 18.800 cân
* Súng thứ 8: Kim, nặng 17.600 cân
* Súng thứ 9: Thủy, nặng 17.200 cân

Mang tiếng là "thần công", là súng nhưng chúng chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang tính cách tượng trưng dùng để bảo vệ kinh thành như những vị thần linh.

 

Dưới triều Nguyễn, thường có quan quân canh gác 9 khẩu thần công này thường xuyên và vua thường tổ chức các lễ cúng tế rất lớn, nhưng kể từ năm 1886, công việc cúng tế bị bãi bỏ, nhưng những lính bảo vệ vẫn thường tự mình cúng tế Cửu vị thần công.

Cửu vị thần công được xem là một vị thần linh vừa là vật thiêng bảo vệ kinh thành. Chúng được xem là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao của kinh thành Huế cùng với Vạc đồng và Cửu Đỉnh, chúng được xem là bảo vật của kinh thành Huế nói riêng và cả nước nói chung.

Bản đồ địa điểm Cửu vị thần công


Xem Bản đồ cỡ lớn hơn

Nguồn: Sưu tầm

Xem thêm chủ đề: du lịch hue, tour du lich hue,

Thuê xe du lịch Huế

Du Lich Huế hân hạnh giới thiệu đến quý khách hàng loại xe 4 - 45 chổ của công ty chúng tôi.

Du Lich Huế hân hạnh giới thiệu đến quý khách hàng loại xe 4 - 45 chổ của công ty chúng tôi.

Tour ẩm thực Huế hàng đêm bằng Xích lô

Đến Huế không thể không nói đến văn hóa ẩm thực Huế. Giá : 350.000 vnđ

Đến Huế không thể không nói đến văn hóa ẩm thực Huế. Giá : 350.000 vnđ

Địa chỉ mua đặc sản Huế uy tín

Đặc sản Huế - Mệ Ty. ĐC : 22 Nguyễn Huệ - 27 Trần Thúc Nhẫn. ĐT: 054.3825350

Đặc sản Huế - Mệ Ty. ĐC : 22 Nguyễn Huệ - 27 Trần Thúc Nhẫn. ĐT: 054.3825350

Nhà hàng tiệc cưới Mondial Hue

Mùa cưới về trong tiết trời giao hòa của của trời đất ngả màu êm ái, xanh vời vợi.

Mùa cưới về trong tiết trời giao hòa của của trời đất ngả màu êm ái, xanh vời vợi.