Giáo xứ Tương Nam

Địa chỉ :      Nam Thanh, Nam Trực, Nam Ðịnh

Chánh xứ : Linh mục Paul.Vũ Minh Hòa

Tel

03503829672  

E-mail

   

Năm thành lập

 1700  

Số giáo dân

   400  

Giờ lễ

Chúa nhật     : Mùa hè     : 7:00   -   19:00
                      Mùa đông : 7:30   -   19:30
Mùa Hè : tháng 4-tháng 10   Mùa Đông: tháng 11-tháng 3
  Ngày thường : 19:00

Lược sử

Làng Tương Nam thuộc xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, là một làng thuần nông giữa vùn Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Tương Nam là địa danh được sử sách ghi lại vào những năm thuộc thế kỷ XV-XVI. Khi đó Tương Nam là vùng đất màu mỡ do dòng sông Hồng đỏ lặng phù sa bồi đắp qua các thế hệ. Dân chủ yếu từ thanh Hóa, Ninh Bình và Phố Hiến tới đây để khai hoang lập ấp sinh sống ban đầu gồm các họ Nguyễn, Trần, Lê, Đinh, Vũ, Phạm…dần dần nhân dân đến vùng này sinh sống ngày một đông.

Làng Tương Nam có hình dạng khá đặc biệt-hình bán đảo ba mặt giáp song, phía trước làng là con song Quýt bắt nguồn từ cửa cống Cổ Lễ đi qua làng Tương Nam rồi xuống Trung Lao, Hạ Lao…rồi chảy vào dòng sông Đáy. Địa thế làng tương đối đẹp, khí hậu ôn hòa, quanh năm trái cây chín thơm, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp…

Trong cuốn “ địa danh làng xã Bắc Bộ ” của Cao Xuân Hạo, nxb Tổng hợp Hà Nội có nêu “làng Tương Nam hay còn gọi là Tương Nam xã thuộc tổng Cổ Nông-huyện Nam Trực-tỉnh Nam Định, là làng thuần nông”.

Vị trí địa lý làng Tương Nam: làng Tương Nam phía bắc giáp Thôn Nội, phía tây giáp Quần Trà, phía Đông giáp Tân Giang, phía nam giáp Cổ Lễ và Xối Đông

Đời sống chung của dân làng.Dân số khoảng 1800 người trong đó đồng bào công giáo chiếm khoảng 60% dân số của cả làng (trước đây Tương Nam là toàn tòng)

Kinh tế: chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và co một số ngành nghề phụ nhưng chủ yếu là buôn bán nhiều tại chợ Cổ Lễ nằm gần làng, đời sống dần được cải thiện và nâng cao.Đời sống của nhân dân ổn định và phát triển, con em được ăn học đầy đủ.Bộ mặt thôn xóm được cải thiện rõ rệt,đường làng khang trang sạch đẹp, giao thong đi lại thuận lợi do nằm sát cửa ngõ thị trấn Cổ Lễ có quốc lộ 21B chạy qua nối liền tp Nam Định với các huyện phía nam của tỉnh, không còn tình trạng nghiện hút và vi phạm pháp luật…Năm 2004 giáo xứ Tương Nam được công nhận là giáo xứ họ đạo tiên tiến, năm 2007 làng Tương Nam được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh.

Vào khoảng những năm 1689-1700 lúc này Tương Nam là vùng truyền giáo của hội thừa sai Paris và tỉnh dòng Đa Minh. Khi thấy đây là mảnh đất màu mỡ để gieo hạt giống tin mừng cũng như mở rộng khu vực truyền giáo thuộc 2 giáo xứ là Trung Lao và Bách tính là những giáo xứ đã được thành lập trước đó.

Khi thấy giáo hữu ở đây còn thưa thớt các nhà truyền giáo vùng Trung Lao kiêm thêm vùng Tương Nam và thế là công cuộc truyền giáo bắt đầu và thật sự phát triển trong khoảng thời gian 1700-1730 vì là vùng truyền giáo mới nên các thừa sai thường xuyên lui lại nhà dân để truyền giáo cho tới năm 1720 giáo họ Tương Nam chính thức được thành lập sau hơn 20 năm phôi phai, kết quả này có lẽ làm Chúa và các nhà truyền giáo hài lòng.

Kết quả là khi vào năm 1720 giáo họ Tương Nam khởi công xây dựng ngôi nhà thờ gỗ lợp lá đầu tiên, gần 1 năm sau thì hoàn thành, giáo họ đã có cơ sở để thờ tự, ngôi nhà thờ đầu tiên này hiện nay thuộc khu vực đài thánh Gioan Baotixita bổn mạng giáo xứ. Thời điểm này giáo họ Tương Nam thuộc giáo xứ Bách Tính-giáo phận Trung( bao gồm cả Thái Bình và Hưng Yên và do cha Mattin Gia coi sóc).

Sang thế kỷ XVII-XVIII giáo dân tập trung tại vùng Tương Nam và Cổ Lễ là khá đông cũng vào khoảng thời gian này có thành lập giáo họ Thượng Lao và Xối Thượng.Cả 3 giáo họ Tương Nam, Thượng Lao và Xối Thượng đều thuộc giáo xứ Bách Tính ( xã Nam Hồng-Nam Trực-Nam Định). Trong khoảng thời gian này phải kể đến các giáo xứ lớn trong miền Nam Ninh là giáo xứ Trung Lao, giáo xứ Báo Đáp, giáo xứ Bách Tính và giáo xứ Thạch Bi.

Cùng khoảng thờ gian trên là thời gian cấm đạo hết sức gắt gao của các vua chúa triều đình nhà Nguyễn nhất là trong 3 đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Cũng như các làng công giáo khác Tương Nam cũng gặp phải khó khăn trong cơn hoạn nạn và thử thách không ít vị đã anh dũng hy sinh và làm chứng cho tình yêu Chúa-quả là tấm gương sáng cho con cháu Tương Nam hiện nay.

Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, giáo dân thuộc giáo họ Tương Nam là khá đông, đấng bản quyền là Đức cha Pedro Munagorri Trung đã ban sắc lệnh thành lập giáo xứ mới lấy tên gọi là giáo xứ Tương Nam được tách ra từ giáo xứ Bách Tính và bao gồm các họ lẻ khác là Thượng Lao, Xối Thượng, Bình Yên thuộc xứ Bách Ttính nay thuộc về xứ mới Tương Nam.Sự kiện trên là mốc son lịch sử ghi dấu gần 200 năm hình thành và phát triển cũng như lỗ lực xây dựng của giáo dân Tương Nam. Giáo dân giáo xứ Tương Nam chủ yếu sinh sống tại xã Nam Thánh, phía bắc thị trấn Cổ Lễ. Cùng thời gian này có nhiều giáo xứ mới được thành lập như Nam Hưng, Trang Hậu, An Lãng, Nam Lạng,Phú An, Trang Hậu…

Ngày 3-12-1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đều được Tòa Thánh đổi tên theo địa hạt hành chính nơi đặt tòa giám mục, nên giáo phận Trung được đổi thành giáo phận Bùi Chu do Ðức cha Pedro Munagorri Trung coi sóc.

Năm 1934, cha xứ và giáo dân giáo xứ Tương Nam quyết định hạ giải ngôi nhà thờ cũ do qua nhỏ bé và không đáp ứng được nhu cầu của giáo dân. Cuối năm 1934 nhà thờ mới được khởi công do cha chánh xứ Thập người Tây Ban Nha đốc công xây dựng và thiết kế, công việc xây dựng hết sức khó khăn và gian khổ chủ yếu là đóng góp của giáo dân trong và ngoài xứ, một phần do cha Thập kêu xin giáo dân khắp nơi quyên tiền đóng góp trong công cuộc xây dựng giáo xứ, công việ xây dựng được tiến hành nhanh chóng và khẩn trương. Năm 1936 công việc xây dựng đang tiến triển, phần cung thánh và ba gian giữa đã xây xong thì biến cố xẩy ra với giáo phận. Đó là vào ngày 9-3-1936, một biến cố lịch sử vẻ vang, cũng Ðức Giáo Hoàng Piô XI đã ban Sắc Proecipuas inter Apostolicas quyết định chia giáo phận Bùi Chu, lấy lãnh thổ tỉnh Thái Bình và Hưng Yên để thành lập giáo phận Thái Bình. Phần còn lại vẫn giữ nguyên tên giáo phận Bùi Chu và được trao cho hàng giáo sĩ bản quốc coi sóc. Thế là lịch sử giáo phận Bùi Chu đã sang trang mới, giáo phận giao cho đức cha Dominico Hồ Ngọc Cẩn coi sóc.Cha Thập được sai đi đến vùng truyền giáo mới để phục vụ, công việc còn lại dở dang, cùng với sự chung sức chung lòng của giáo dân công việc xây dựng tuy gian lao và vất vả nhưng vẫn tiếp tục được xây dựng.

Trong khi công việc thi công vẫn được thi công thì năm 1937, Đức cha Dominico Hồ Ngọc Cẩn ban sắc nâng giáo xứ Tương Nam nên hàng giáo hạt trong giáo phận. Niềm vui khôn tả không sao kể xiết trong long giáo dân Tương Nam.Giaos hạt Tương Nam khi thành lập gồm có cá giáo xứ là: Tương Nam, Trung Lao, Nam Hưng, Trang Hậu, Dương A, Bách Tính, Hưng Nhượng, An Lãng, Nam Lạng, Phú An.

Công việ xây dựng quả là gian nan và khó khăn thật sự khi công việc không theo ý muốn,giáo dân phải đúc gạch và đốt gạch ngai ngoài ao Đức Bà và Đền Vàng chở bằng thuyền đem về công trường đang thi công, thật khâm phục long trí của giáo dân nơi đây khi ngọn tháp chính cứ xây dựng lại bị đổ do giông bão. Năm 1944 giáo xứ Tương Nam long trọng mừng lễ cung hiến nhà thờ do đức cha Dominico Hồ Ngọc Cẩn chủ tế với nhiều linh mục trong giáo phận mặc dù ngọn tháp còn dang dở. Nhà thờ có diện tích 1200m2, dài 60m, rộng 20m, cao 21m.

Vừa xây dựng nhà thờ xong thì xẩy ra nạn đói Ất Dậu năm 1945 khi ấy linh mục chánh xứ là Đaminh Lê Hữu Cung đã phải mở kho phát chẩn lương thực cứu đói cho dân không kể có đạo hay không có đạo, nhà thương xót hoạt động liên tục dưới sự chỉ đạo của cha Cung, một linh mực không biết mệt mỏi đã kéo nhiều linh hồn về với Chúa, trước khi qua đời cha Cung đã làm phếp rửa tội cho họ. Đây cũng là giai đoạn khó khăn của không chỉ giáo xứ mà cả đất nước trong hoàn cảnh nước nhà mới độc lập còn non trẻ, sau đó cha Cung được sai về phục vụ giáo xứ Tứ Trùng, và sau này làm giám mục Bùi Chu. Giáo xứ mới bàn giáo cho cha GB Trần Quang Tuyến 1945-1948 về coi sóc giáo xứ. Năm 1948 cha Đoan được sai về phục vụ giáo xứ, trong khỏang thời gian này, có rất nhiều cha về Tương Nam để tĩnh tâm, và ai cũng biết đến Tương Nam.

Năm 1954 Miền Bắc được giải phóng, biến cố năm 1954-1955 đã ghi lại một trang sử mới, hơn 2/3 giáo dân Tương Nam cùng với hàng triệu giáo dân khác thuộc các giáo phận Bùi Chu, Hải Phòng, Thái Bình, Phát Diệm… di cư vào Nam, giáo dân Tương Nam vào định cư tại khu vực giáo xứ Tân Mai, Biên Hòa, Dốc Mơ, Bùi Chu tỉnh Đồng Nai thuộc giáo phận Xuân Lộc hiện nay, số giáo dân ở lại không nhiều và số linh mục ở lại cũng ít, linh mục phải kiêm đến 5-7 giáo xứ, nhưng không phải vì thế mà lòng mến Chúa suy giảm, số giáo dân còn lại vẫn một lòng đi theo Chúa, nhà thờ tối nào cũng kinh nguyện thánh lễ đều đặn và rất sốt sắng. Giáo xứ Tương Nam lúc này do cha Jak Nguyễn Kim Hinh quê ở Phú An-Trung Linh coi sóc. Ngài về nhận giáo xứ trong hoàn cảnh có nhiều thay đổi và kiêm thêm nhiều giáo xứ khác trong vùng thì năm 1965 một buổi chiều thanh bình khi ngài dâng lễ cho giáo dân xong về nghỉ đêm thì ngài đã được Chúa gọi về. Người mục tử nhân lành của Chúa đã bổ giáo dân ra đi, lòng tiếc nuối và thương nhớ người cha chung không nguôi của từng con chiên trong giáo xứ, tiếng chuông sầu chầm chậm ngân trong các nhà thờ của giáo xứ Tương Nam, một không khí buồn tràn ngập mây mù trong những ngày diễn ra tang lễ, giáo dân các xứ, các hội đoàn thay nhau kính viếng, thánh lễ đồng tế cử hành tại nhà thờ xứ Tương Nam do Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh chủ tế. Khuôn viên nhà thờ Tương Nam không còn một chỗ trống. Đoạn đường từ nhà xứ ra đến nhà thờ dài chưa đến 100m nhưng khi di quan tài từ nhà xứ ra nhà thờ người ta phải đi mất 3 vòng nhà thờ mới hết, một thánh lễ lớn chưa từng thấy ở Tương Nam từ trước tới nay. Sự ra đi của cha Jak Hinh là không sao kể siết, mộ linh mục hiện an nghỉ ở cuối nhà thờ xứ phía trước đài các Đấng Tử Đạo quê hương Tương Nam.

Không lâu sau đó,ngày 27/11/1960 Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã âm thầm phong chức linh mục cho 4 thầy là Dom Trần Đình Bảng, Dom Trần Văn Nguyện, Jos Vũ Duy Nhất ( sau làm giám mục phó rồi giám mục chính tòa giáo phận Bùi Chu) và Pet Phạm Văn Cử. Các Tân linh mục đã cùng nhau đâng thánh lễ tạ ơn tại đền thánh Phú Nhai ngày 28/11/1960. Ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Phú Nhai các tân linh mục đã được sai đi phục vụ các giáo xứ đó là: cha Nhất về Giáo Lạc, cha Nguyện về Trung Linh, cha Bảng về Quần Phương, cha Cử về Trung Lao.

Nhờ ơn Chúa soi sang, biến cố vĩ đại nhất vùng Bắc Kỳ những ngày năm tháng cuối năm 1963 là Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã âm thầm phong chức linh mục cho 29 thầy tại đền thánh Phú Nhai, do hoàn cảnh 1 số linh mục bỏ về, số còn lại bị tù đầy và được tha về. Đó là đa số các linh mục nòng cố của giáo phận Bùi Chu. Còn giáo xứ Tương nam sau khi cha Hinh qua đời hầu như đều do các cha ở Trung Lao phục vụ. Năm 1963 cha phó Giuse Lê Ngọc Hoàn được cử về phục vụ giáo Trung Lao với tư cách là linh mục phó xứ. Để rồi 2 năm sau cha Cử được sai về phục vụ giáo xứ Tương Nam kiêm giáo xứ Hưng Nhượng và An Lãng. Giáo xứ Trung Lao bàn giao lại cho cha phó Lê Ngọc Hoàn kiêm các giáo xứ Nam Hưng-Trang Hậu-Phú An và Nam Lạng.Cha Cử tận tụy phục vụ cho giáo xứ Tương Nam từ đó cho tới nay. Cha Cử cũng được đặt làm linh mục quản hạt Tương Nam-Báo Đáp từ năm 1965 cho tới 1983 và sau này bàn giáo lại cho linh mục quản hạt Vinh Sơn Bùi Công Tam chánh xứ Báo Đáp.

Năm 1978 cha Nhất là bạn đồng môn của cha Cử được tấn phong giám mục phó giáo phận Bùi Chu và làm giám mục chính tòa năm 1987. Từ khi nên làm giám mục Ngài rất quan tâm đến cha xứ và giáo dân giáo xứ Tương Nam. Hầu như tuần chầu và ngày lế 2 thánh Phero và Phaolo bổn mạng cha Cử năm nào Ngài cũng về dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo xứ Tương Nam và cha già Cử. Điều này không phải giáo xứ nào trong giáo phận cũng được ưu ái như thế.

Tin vui đến với giáo xứ Tương Nam là năm 1990 giáo xứ đã khởi công xây dựng đài kính các đáng tử đạo quê hương. Đó là nơi an nghỉ của 107 vị tử đạo quê hương, công trình do bà con giáo daan đồng hương Tương Nam tại Miền Nam chi kinh phí cộng với sự đóng góp hàng ngàn công sức của bà con giáo dân. Đức cha Vũ Duy Nhất đã long trọng làm phép và khánh thành đài các thánh tử đạo quê hương.

Năm 1998 giáo xứ xây dựng thêm phần pháp chuông còn dan dở từ những năm 1944, mấu tháp được lấy từ nhà thờ chánh tòa Thanh Hóa do bản gốc thiết kế của nhà thờ không còn và ít người nhớ được kiểu tháp thời đó. Ngày 2/9/1998/ sau 10 thánh thi công, đức giám mục Giuse Vũ Duy Nhất, linh mục Lê Ngoạc Hoàn và cha chánh xứ Phạm Văn cử cắt băng khánh thành. Sau khi công trình hoàn thành thì đây là 1 trong 10 nhà thờ lớn nhất gíáo phận Bùi Chu lúc đó và là nhà thờ có tháp cao nhất hạt Tương Nam –Báo Đáp lúc đó. Lúc này tháp nhà thờ cao tới 45m (tháp cũ là 21m).

Ngày 11/12/1999 Đức giám mục Giuse Vũ Duy Nhất qua đời và gần 2 năm sau, ngày 8/8/2001 giáo phận mới có vị chủ chăn mới là Đức cha Giuse Hoàng văn Tiệm quê ở giáo xứ Nam Phương-Hải Hậu về coi sóc giáo phận, đúng 3 tháng sau ngày làm lễ phong chức đầu tay cho 6 linh mục là:

Stt Quý danh Năm sinh Quê quán

1 Ant Đinh Văn Đang 1958 GX Phú Nhai
2 GB Vũ Tiến Khang 1957 GX Giáo Lạc
3 Jos.Phạm Ngọc Đồng 1963 GX Quất Lâm
4 Jak.Nguyễn Văn Tường 1966 Gx Trung Linh
5 Tom Vũ Đức Thiên 1957 GX Ninh Mỹ
6 Dom.Nguyễn Văn Vàng 1960 GX Báo Đáp

Ngày 17/12 sau khi các tân linh mục dâng lễ tạ ơn tại Phú Nhai, tại quê hương các tân linh mục trên đã về dâng thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ giáo xứ Tương Nam với sự hiện diện của cha Pet Phạm Văn Cử ( trước khi thụ phong linh mục cả 6 thầy trên đã từng phục vụ tại Tương Nam, 2 thầy một đợtt và mỗi đợt kéo dài 2 tháng).

Ít ngày sau đó cha Dom Nguyễn Văn Vàng về phục vụ giáo xứ Tương Nam, kiêm thêm 2 giáo xứ nữa là Nam Lạng và Hưng Nhượng. Năm 2007 giáo xứ Nam Lạng do cha Mic Nguyễn Văn Tương phụ trách. Kể từ khi có linh mục trẻ về nhận giáo xứ Tương Nam đã có luồng sinh khi mới, đó không chỉ là sự thay đổi về co sở vật chất của giáo xứ mà đó còn là sự thay đổi về tâm hồn về đời sống đạo đức của giáo dân nữa, phục vụ 3 giáo xứ với 4000 nhân danh không phải là nhiều nhưng cũng đủ để người linh mục trẻ làm tròn bổn phận của mình đối với giáo dân là đoàn chiên mà các linh mục có bổn phận coi soc mà đánh bản quyền trao cho ngài.

Các công việc mà cha Vàng đã làm cho giáo xứ Tương Nam trong thời gian cha làn linh mục chánh xứ từ 2001 đến 2007 là :

Năm 2001 tu sửa tháp chuông cổ, tháp chuông là tháp của ngôi nhà thờ cổ ngày xưa xây dựng theo lối kiến trúc Á đông rất đẹp, cùng năm đó có 2 công trình nữa là hồi núi Đức mẹ, dâng kính Đức mẹ Lộ Đức, núi gồm ba ngọn cao 21m, đây là ngọn núi nhân tạo ngoài trời đầu tiên trong giá hạt có quy mô to lớn và khá bề thế. Công trình tiếp theo là nhà quán cư 5 gian phía cuối nhà thờ dung làm nơi hội họp và sinh hoạt chung cho giáo xứ. Ngoài ra còn có một loạt các công trình khác như đại tu trong và ngoài thánh đường.

Năm 2004 giáo xứ xây dựng nhà giáo lý 2 tầng và gồm nhiều phòng học, ngày 20/4 đức giám mục Hoàng Văn Tiệm cùng với 30 linh mục đã long trọng cắt băng khánh thành nhà giáo lý và chính thức đưa vào sửa dụng. Kinh phí do Hội đồng hương Tương Nam ở hải ngoại và Miền Nam đóng góp cùng với sự chịu khó lao động của giáo dân

Cuối năm 20005 sự kiện trọng đại diễn ra vào ngày 27/11/2005 mừng kỷ niệm 45 năm thánh chức linh mục của cha già Pet Phạm Văn Cử ( 27/11/1960-27/11/2005)-một cây cổ thụ của giáo phận. Đích thân Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm chủ tế thánh lễ tạ ơn có khoảng 50 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng đồng tế. Một ngày lễ mãi khắc ghi trong long bà conn giáo dân, một thánh lễ đầy ý nghĩa và mang nhiều niềm vui trong ngày Chúa nhật I mùa Vọng, trong ngày lễ cũng có đại diện chính quyền địa phương và UBMTTT các cấp tới chúc mừng cha già Cử. Khi ấy cha già Cử đã 93 tuổi đòi, 45 tuổi Linh mục

Tin vui đến với giáo phận Bùi Chu khi ngày 29/11 tại nhà thờ chính tòa Hà Nội Đức Hồng Y Sepe Bộ trưởng bộ rao giảng phúc âm cho các dân tộc đã công bố Tân giám mục phụ tá Bùi Chu là Đức cha Pet Nguyễn Văn Đệ.

Tháng 6 năm 2006 sau đợt tĩnh tâm linh mục thường niên tại TGM Bùi Chu Đức cha Hoàng Văn Tiệm đã công bố danh sách các linh mục quản hạt, trong đó lại một niềm vui nữa đến với giáo xứ Tương Nam khi cha Dom Nguyễn Văn Vàng được bổ nhiệm làm tân linh mục quản hạt Tương Nam, đây không chỉ là niềm vui của cha tân quản hạt mà còn là niềm vinh dự cho giáo xứ Tương Nam khi đức cha chỉ còn công nhận giáo phận có 6 giáo hạt là: Phú Nhai, Đại Đồng, Quần Phương, Tương Nam, Lạc Đạo, và Tứ Trùng. Các tân linh mục quản hạt sẽ chính xác nhận chức quản hạt vào Chúa nhật kế sau khi có quyết định bổ nhiệm của ĐGM

Dịp Lễ Tro năm 2006, giáo xứ đã xây dựng vườn đàng thánh giá phía may nhà thờ xứ, vào ngày thứ 4 tuần Thánh Đức cha phụ tá Phero Nguyễn Văn Đệ làm phép đàng thánh giá cách trong thể, đồng tế có cha quản hạt cũng là cha xứ, cha xứ Bách Tính, cha xứ Bình Hải, cha già cố và các thầy phó tế. Cuối năm 2006 là xây dựng hàng dậu sắt ở cuối nhà thờ và các công trình phụ khác nữa.

Trong 2 năm 2006-2007 có nhiều công trình như đại tu nhà xứ, xây dựng thánh địa nằm ở phía tây làng, xức dầu thánh hiến bàn thờ bằng đá, thánh lễ do Đức giám mục Hoàng Văn Tiệm cùng các linh mục trong giáo hạt đồng tế, tham dự trong thánh lễ cũng có 1 phái đoàn đại diện hội đồng hương Tương Nam tại miền Nam về dự. Thêm một công trình nữa là cây cột cờ bằng sắt cao 25m cạnh đài các đáng tử đạo. Đây là công trình của bà con trong giáo xứ góp công xây dựng.

Sáng ngày 25/7/2007 lễ kính thánh Giacobe tông đồ, cha Vàng được thuyên chuyển về giáo xứ Báo Đáp là quê hương của ngài, buổi chiều cùng ngày cha Paul Vũ Minh Hòa từ giáo xứ Phạm Pháo về phục vụ giáo xứ Tương Nam.Từ nay giáo xứ Tương Nam do cha Vũ Minh Hòa coi sóc và kiêm thêm giáo xứ Hưng Nhượng cho đến năm 2008 thì bàn giáo xứ Hưng Nhượng cho cha Ant Đinh Văn Đang, Từ khi nhận nhiệm sở mới là giáo xứ Tương Nam cha Vũ Minh Hòa đã bắt tay vào các công trình hoàn thiện khu vực nhà thờ và nhà xứ đó là xây 2 đài kính 2 thánh tông đồ Phê-rô và Phaolo bổn mạng cha chánh xứ và cha già cố, và hai công trình nữa là đài Thánh Gioan Baotixita bổn mạng họ nhà xứ ở phía Nam và phía Tây là quảng trường Chúa Phục Sinh đang dần được hoàn thiện và bước vào giai đoạn cuối.

CÁC LINH MỤC COI SÓC GIÁO XỨ:

Từ khi thành lập cho đến những năm 1900 Tương Nam do các cha thuộc hội thừa sai Paris và Dòng Đaminh coi sóc cho đến khi thành lập giáo xứ vào năm 1901 do các cha người Việt coi sóc. Tính từ năm 1945 giáo xứ Tương Nam do các cha coi sóc là:

Các cha coi sóc giáo xứ từ 1943 tới nay:

Stt Quý danh Thời gian Ghi chú

1 Dom Lê Hữu Cung 1943-1945 Sau làm GM Bùi Chu
2 GB Trần Quang Tuyến 1945-1948
3 Jos.Lại Văn Đoan 1948-1954
4 Jak.Nguyễn Kim Hinh 1954-1956
5 Pet.Phạm Văn Cử 1965-2001 Quản hạt Tương Nam
6 Dom.Nguyễn Văn Vàng 2001-2007 Quản hạt Tương Nam
7 Paul.Vũ Minh Hòa 2007-….

Các thầy từng giúp xứ Tương Nam là:

Stt Quý danh Thời gian Quê quán

1.Tom Vũ Đức Thiên 4-6/2001 GX Ninh Mỹ
2.Ant Đinh Văn Đang GX Phú Nhai
3.Jak.Nguyễn Văn Tường 6-8/2001 Gx Trung Linh
4.Dom.Nguyễn Văn Vàng GX Báo Đáp
5.Jos.Phạm Ngọc Đồng 8-10/2001 GX Quất Lâm
6.GB Vũ Tiến Khang GX Giáo Lạc
7.Pet Lương Trọng Thiệu 2001-2002 GX Tân Bình
8.Ant Đinh Thanh Hùng 2002-2004 GX Kiên Lao
9.Dom Nguyễn Văn Thiện 2004-2005 GX Liễu Đề
10.Vic Vũ Thanh Tùng 2005-2007 GX Báo Đáp

TƯƠNG NAM LỚN LÊN TRONG THỬ THÁCH

Giáo xứ Tương Nam cùng chung số phận như bao các xứ đạo khác tại miền Bắc, hàng trăm ngàn tín hữu công giáo Việt Nam đã đổ máu đào làm chứng cho tình yêu chúa và giáo hội. Nhiều giáo hữu bị bắt bớ và giam cầm hết sức khó khawn, nhất là vào 3 đời vua nhà Nguyễn khét tiếng trừ tả đạo là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, đã có biết bao lệnh cấm đạo ban hành, nhiều chỉ dụ và sắc chỉ được công bó, hết tha rồi lại cấm, cấm rồi lạ tha…

Trong thời kỳ cấm đạo, khi đó họ Tương Nam trực thuộc giáo xứ Bách Tính, khi số đình bị tịch thu, số tín hữu bị bắt là hơn 800 nhân danh, con số này chưa từng thấy có giáo xứ nào ở Miền Bắc Việt Nam lại có nhiều vị anh hùng tử đạo làm chứng cho Chúa đến vậy, tuy nhiên do các ngài bị sử nhiều hình phạt khác nhau, số ít bị gia nhập vào các làng lương dân khác để họ dạy dỗ và đa phần là bị buông sông, chủ yếu là hai con sông Hồng và sông Vị Hoàng tại pháp trường Nam Định, số khác thì bị lưu đày ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Hình phạt mà các ngài phải chịu đựng hết sức gian khổ như tùng sẻo, trảm quyết, lăng trì….ngoài ra các ngài còn chịu nhiều cực hình về tinh thần như bị lăng nhục, bôi nhọ, buộc phải bước qua Thánh giá Chúa...các sắc chỉ cấm đạo đó là:

- Chúa Trịnh Cương (1709-1729): 4 Sắc chỉ: năm 1709, 1712, 1721, 1722.
- Chúa Trịnh Giang (1729-1740): 1 Sắc chỉ: năm 1736.
- Chúa Trịnh Doanh (1740-1767): 2 Sắc chỉ: năm 1754, 1765.
- Chúa Trịnh Sâm (1767-1782): 1 Sắc chỉ: năm 1773.

Nhưng rồi chuyện gì đến rồi cũng rồi đi hết cơn song gió, bình yên trở lại và không còn cấm cách, các lễ nghi và phụng vụ thánh được tự do sinh hoạt và đây cũng là giai đoạn bắt tay vào khắc phục khó khăn gian khổ và đi vào xây dựng giáo xứ, xây dựng quê hương ngày càng đoàn kết và yêu thương trong tình thương Cháu.Chúa chúng ta quả là biết lắng nghe lời con cái của Ngài ở chốn trần gian ngày đêm kêu xin khi mà Đức trinh nứ Maria nhận lời cầu bầu của Ddức cha Vinh và cha Chính Hòa, các Ngài đã dâng giáo phận trong tay Mẹ Vô Nhiễm từ ái và ngôi thánh đường đền thánh Phú Nhai là minh chứng cho sự trung thành của giáo dân Bùi Chu trong cơn gian nan và thử thách.

Hiện nay tại phía cuối nhà thờ xứ Tương Nam có tượng đài xây dựng năm 1990 kính các thánh Tử Đạo quê hương, bên trong là nơi an nghỉ của 107 vị anh hung tử đạo, phía trên là hình cành vạn tuế và thánh giá Chúa, ở bên hông có bảng danh sách và tên tuổi các vị tử đạo đó. Thánh đài xây dựng để chuyển hài cốt 107 vị từ đầu nhà thờ phía giáp với cổng chuông về cuối nhà thờ.Thánh đài dài 10m, rộng 10m cao 15m

Giáo xứ Tương Nam quả là một mảnh đát đã thấm đẫm máu các vị anh hùng tử đạo và làm cho hạt giống tin mừng sinh hoa kết quả dồi dào dâng lên Chúa như đẻ cảm tạ và tri ân tình Chúa thương ban.

Kể từ khi khánh thành đài các thánh cho đến nay, hàng tuần vào ngày thứ 3 sau thánh lễ bà con giáo dân kéo nhau xuống viếng đài các đấng tử đạo là bach cha ông và tiền nhân của giáo xứ bắt kể thời tiết nắng hay mưa, ngày mùa bận rộn hay những ngày nông nhàn. Đặc biệt là vào dịp tuần chầu Thánh thể hàng năm của giáo xứ đều rơi vào ngày Chúa nhật trước lễ kính trọng thể các thánh tử đạo Việt Nam, vào dịp này đài các thánh mở cửa liên tục cho giáo dân các nơi đến kính viếng và cầu nguyện liên tục trong tuần chầu.

Tương Nam có 107 vị tử đạo được giáo hội gọi là tôi tớ Chúa, dược gia phả các gia đình trong giáo xứ ghi chép và để lại cho các thế hệ mai sau, danh sách này được khắc bia đá tại đài các đấng Tử Đạo quê hương Tương Nam khánh thành năm 1990, nằm ở cuối nhà thờ, công trình là do bà con giáo dân đồng hương Tương Nam tại Miền Nam phụ trách.

Các giáo họ:

1.Họ nhà xứ Tương Nam

Số nhân danh: 400
Bổn mạng: Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy giả 24/6
Thành lập:1700
Nhà thờ: dài 60m, rộng 20m, cao 45m

Họ nhà xứ là giáo họ lớn nhất trong giáo xứ, nới đó có là trung tâm của giáo xứ trong những ngày lễ lớn của giáo họ và giáo xứ, đường xá đi lại rất thuận tiện nhất là vào các ngày lễ lớn trong năm như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh và chầu lượt của giáo xứ. Với lòng đạo đức và mến Chúa thì hiện nay bà con gtrong giáo họ đã thay đổi khá nhiều, đời sống được nâng cao về mọi mặt vật chất cũng như là tinh thần. Với vai trò là giáo họ trụ cột trong giáo xứ, xin Chúa chúc lành cho giáo họ và giáo xứ nói chung ngày một thăng tiến hơn

2.Họ Thượng Lao

Số nhân danh: 350
Bổn mạng: thánh Giacobe 25/7
Thành lập: 1869
Nhà thờ: dài 40m, rộng 15m, cao 20m

Thượng lao là giáo họ lớn thứ 2 trong giáo xứ chỉ sau họ nhà xứ về mọi mặt, hiện nay giáo họ rất phát triển về cơ sở vật chất như xây nhà giáo lý, tượng đài đức mẹ mân côi ở cuối nhà thờ…những công trình đó đã chứng tỏ một Thượng Lao đang trên đà phát triển.Cá hội đoàn của giáo họ rất tích cực trong công tác xây dựng và bảo vệ giáo xứ ngày một thăng tiến hơn trong bình an của Chúa

3.Họ Xối Thượng

Số nhân danh: 200
Bổn mạng: thánh Gioan 27/12
Thành lập: 1869
Nhà thờ: dài 30m, rộng 12m, cao 13m

Xối Thượng là giáo họ thứ 3 trong giáo xứ và ta có thể gọi 2 giáo họ Thượng Lao và Xối Thượng như 2 anh em ruột thịt của nhau, người anh của Xối Thượng là Thượng Lao. Xối Thượng nằm ngay cạnh họ Thượng Lao và 2 họ này chỉ cách nhau 1con đường, bởi Thánh Gi-cô-bê bổn mạng họ Thượng Lao là anh của Gio-an bổn mạng họ Xối Thượng .Điều đặc biệt là 2 giáo họ này cùng chung 1 thánh địa.

4.Họ Bình Yên

Số nhân danh: 90
Bổn mạng: thánh Gioan Tẩy Gỉa trảm quyết 29/8
Thành lập: 1914
Nhà thờ: dài 24m, rộng 12m, cao 15m

Bình Yên là giáo họ lớn thứ 4 nằm ở phía tây nhà thờ xứ và là vùng giáo danh với giáo xứ Hưng Nhượng, tuy giáo dân ở đây không đông như họ nhà xứ hay Thượng Lao, Xối Thượng nhưng tinh thần mến Chúa thì ngang nhau, tuy ít dân nhưng nhà thờ không lúc nào vắng bóng giáo dân sớm tối đọc kinh cầu nguyện bên nhau, thật cảm động ở vùng đạo này

5.Họ Tráng Việt

Số nhân danh: 50
Bổn mạng: thánh Tô-ma tông đồ 4/7
Thành lập:1920
Nhà thờ: dài 27m,rộng 12m, cao 16m

Đây có thể coi là những giáo họ nhỏ trong giáo xứ, họ Tráng Việt nằm trên địa bàn xã Nam Hồng nhưng lại thuộc về giáo xứ Tương Nam. Kể từ khi thành lập tới nay giáo họ đã rất lỗ lực phát triển cũng như trong việc tu trì và bảo dưỡng nhà Chúa.Thánh bổn mạng của họ Tráng Việt được coi là cứng lòng nhất trong số các tông đồ nhưng con cháu của thánh nhân lại rất trung thành theo Chúa.

6.Họ Liên Tỉnh

Số nhân danh: 40
Bổn mạng: thánh Phê-rô tông đồ 29/6
Thành lập: 1930
Nhà thờ dài 20m, rộng 10m, cao 8m

Nếu ở trên họ Thượng Lao và Xối Thượng là 2 anh em ruột thì Tráng Việt và Liên Tỉnh cũng được gọi là anh em ruột vì 2 họ này cùng nằm trên địa bàn thôn Liên Tỉnh rộng lớn và người em Liên Tỉnh tách ra thành họ riêng năm 1930, do đa phần di cư vào Nam nên số tín hữu còn lại ở đây khá khiêm tốn nhưng không phải vì thế mà họ cảm thấy nhỏ bé, trong những ngày lễ lớn của giáo xứ, giáo họ cùng chung tay với các giáo họ anh em của mình làm lên ngày lễ ý nghĩa

7.Họ Thánh An-Tôn

Sô nhân danh: 70
Bổn mạng: thánh An-Tôn 13/6
Thành lập: 2007
Nhà thờ:hoàn thành năm 2008

Là họ trẻ tuổi nhất giáo xứ, giáo dân đa số là từ Tương Nam, Thượng Lao, Xối Thượng và Bình Yên ra khu vực này để sinh sống và làm ăn. Giáo họ nằm trải dài trên 2 khu phố Tân Giang và Thị trấn Cổ Lễ. Vùng đát này trước đây gọi là Đền Vàng nằm bên bờ sông Hồng, có đền kính thánh An Tôn nhưng do đát bị lỗ, xói mòn đã cuốn nhà thờ đi, nhà thờ hiện nay được xây lùi vào phía trong, đó là sự cố gắng ghi nhậ của giáo họ, từ khi thành lập năm 2007 đến 2008 giáo họ đã có nhà thờ để thờ phượng Chúa. Quả là một sự hy sinh lớn lao của giáo họ và cha xứ Nguyễn Văn Vàng đã xây dựng giáo họ hiện nay.

1.Linh mục chánh xứ: Paul Vũ Minh Hòa

Sinh 1940-quê quán: Gx Qũy Nhất Nghĩa hòa-Nghĩa Hưng-Nam Định. Thụ phong linh mục: 8/12/1963 tại đền thánh Phú Nhai, từng làm quản lý giáo phận, chánh xứ Phạm Pháo và Phạm Rị, nhận xứ Tương Nam ngày 25/7/2007 cho tới nay. Bổn mạng: 29/6

2.Linh mục nghỉ hưu: pet.Phạm Văn Cử

Sinh 1913-quê quán:Gx Ninh Sa Hải Ninh-Hải Hậu-Nam Định. Thụ phong linh mục: 27/11/1960 tại nhà thờ chính tòa. Quản xứ: Trung Lao, chánh xứ Tương Nam Quản hạt Tương Nam-Báo Đáp.
Nghỉ hưu: từ năm 2001 tại Gx Tương Nam. Bổn mạng: 29/6