Hoàng Văn Vi là con trai Đề Thám với bà Ba. Cuộc đời ông vẫn còn rất ít được biết đến.
Đề Thám sinh năm 1864, mất vào tháng 2/1913 do vụ ám sát thâm độc của thực dân Pháp và bọn phản bội, tay sai. Cuộc đời chiến đấu kháng Pháp của người anh hùng rừng núi Yên Thế ngót 30 năm trời (từ 1883 đến khi ông mất 1913) đã nổi tiếng trong lịch sử nước nhà.
Trong những người vợ của ông, chỉ có bà Ba là nổi danh nhất. Bà người làng Thổ Hà (Vạn Vân, Kinh Bắc), nổi tiếng đẹp người, đẹp nết. Bà Ba còn là một "nội tướng" của Đề Thám, mưu lược, vào sinh ra tử, can đảm, đến nỗi nhiều tướng tá, ký giả Pháp phải nể sợ. Nhiều trận đánh oanh liệt của nghĩa quân Yên Thế, có vai trò "tác giả" của bà. Khi Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị dập tắt hoàn toàn, bà Ba cũng trong số bộ tướng bị đưa đi lưu đày ở đảo Guyanne, nhưng bà đã tự vẫn ngay trên đường đi.
Về đời riêng, bà Ba sinh cho Đề Thám người nối dõi duy nhất: Hoàng Văn Vi và một người con gái là Hoàng Thị Thế.
Năm 1913, để xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, thực dân Pháp đưa bà Thế (lúc đó 10 tuổi) sang Pháp. Sau đó, bà dần nổi danh, ở tuổi 15 đã đóng phim Một Bức Thư, mà báo Pháp gọi bà là "công chúa Tàu". Bà lấy chồng người Pháp ở Toulouse đầu năm 1930 và có lúc sinh sống ở Bỉ. Sau này, vào cuối thập kỷ 60, bà về sống ở Hà Nội, đã mất cách đây ít năm ở khu Văn Chương.
Riêng ông Hoàng Văn Vi, tức Phồn, còn ít được biết.
Năm 1935, báo Ngày Nay của nhóm Tự lực Văn đoàn có cử phóng viên lên tận Bắc Giang, tìm gặp nhân vật này, đến tận làng Trũng nơi sinh trưởng của Đề Thám. Cuộc gặp gỡ thú vị này được chính Việt Sinh kể lại trong phóng sự dài Bóng người Yên Thế từ Hồ Chuối đến Đền Gồ, đăng tải hai kỳ liền trên Ngày nay. Bài báo cho biết, ông Vi sinh năm 1908 ngay tại đại bản doanh Phồn Xương của Đề Thám ở Yên Thế, nghĩa là khi cha mất, ông mới 5 tuổi. Thực dân Pháp bắt được ông, khi ông mới lên 7 tuổi. Chúng giao ông cho án Giáp Bắc Ninh nuôi và cho ông đi học trường tỉnh nhưng "mỗi bước đi tới trường đều có hai người lính đi kèm" sợ ông trốn... Khi ông 15 tuổi, người Pháp cho ông lên Hà Nội học trường bách nghệ. Ông mê nghề máy móc, nhưng người ta chỉ cho học nghề mô.c. Sau 3 năm, ông xin về quê nhà làm ăn, lấy vợ là con gái ông Thống Luận, một bộ tướng cũ của Đề Thám.
Vào những năm 20, 30 ở nước ta cũng như bên Pháp xuất hiện hàng loạt sách về Đề Thám. Trong những cuốn sách đó đã chứa đựng không ít sự cảm phục tài thao lược, trí lực dũng cảm, phong thái hào kiệt của người anh hùng áo vải đất Yên Thế hiểm trở, địa linh nhân kiê.t.
Tuy vậy, cũng có những trang viết của bọn bồi bút thực dân, của đám nhà văn sử gia Pháp có máu nhà văn thuộc "nhóm cao" bôi nhọ, bịa đặt về ngời anh hùng ấy... Ông Hoàng Văn Vi, vào thập kỷ 30, sống cuộc sống bình lặng giữa tỉnh lẻ Bắc Giang đìu hiu với những kỷ niệm về cha mẹ và núi rừng Yên Thế hơn 20 năm trước. Chắc hẳn khi đó ông cũng chưa biết rõ về cái chết của cha mình, thậm chí cả phần mộ của Đề Thám nữa... Chỉ đến ngày nay, khi những tư liệu lưu trữ được hé mở, người ta mới biết chính xác vụ mưu sát thâm độc, đê hèn đó của giới tình báo quân sư Pháp khi đó.
Nhưng ông Hoàng Văn Vi cũng làm được một việc hữu ích cho cha mình và lịch sử. Ông có gửi một bức thư cho báo Ngày Nay, phê phán những cây bút đương thời ăn phải bả của thực dân, dù lời lẽ khiêm nhường, bình tĩnh.
Bức thư được báo Ngày nay (1935) đăng như sau:
"Kính gửi ông Giám đốc báo Ngày nay, Hà Nô.i.
Thưa Ngài,
Nhân ông Văn Tước có ngỏ ý muốn viết một cuốn truyện dài về đời thầy tôi, ông Hoàng Hoa Thám, lại được ngài phái người lên hỏi tôi, tôi ấy làm cảm tạ tấm lòng tốt của ngài và ông Văn Tước. Đã có nhiều sách do mấy người Pháp viết về truyện của nhà tôi rồi. Song phần nhiều đều không nhằm hẳn vào sự thực và có ý coi thầy tôi như quân cường ba.o. Thực ra, ngay chính phủ bảo hộ cũng không nỡ coi thầy tôi như tác giả các sách kia. Tôi nói thế là dựa vào bằng cớ hẳn hoi. Sự hiểu nhầm đó đối với người ngoại quốc, là lẽ cố nhiên, tôi không lấy làm lạ. Sự lạ là nay lại có những người Annam lại cứ theo những cuốn sách của mấy người ngoại quốc đó mà dịch ra, rồi cứ cho là của mình. Người ấy đã không biết coi trọng sự thật cứ thấy truyện là viết, là dịch, là đăng báo. Đó, một chuyện mới xảy ra hơn vài chục năm nay, mà họ còn hồ đồ như thế. Tôi tuy sinh sau, không được chứng kiến những chuyện của nhà tôi ra sao, song tôi đã từng chung sống với những người luôn ở bên thầy tôi, chuyện nhà tôi ra sao, những người ấy đã kể cho tôi nghe rành ma.ch.
Vậy xin có lời nhờ ngài cải chính trên báo những chỗ sai lầm của ông Quan Viên hiện cũng đang dịch đăng chuyện nhà tôi trên tờ Ngọ Báo.
Ngài lại làm ơn công bố lên báo để mọi người biết cho rằng thầy tôi không hề nghiện thuốc phiện theo như các sách Tây nói và bài Cầu vồng Yên Thế của Quan viên trong Ngọ Báo. Thầy tôi vì sự thù tiếp, nhà phải có bàn đèn. Người Pháp nhầm nên cho là thầy tôi nghiện đấy thôi. Còn ông Quan Viên chỉ biết phỏng theo sách Tây, không chịu khảo xét, nên cũng nhầm là phải lắm.
Kính thư
Hoàng Văn Vi tức Phồn- Bắc Giang"
Câu chuyện của người con trai độc nhất của Đề Thám và nhất là bức thư trên của ông, rõ ràng không chỉ rọi thêm ánh sáng vào kho tàng câu chuyện dài về người anh hùng Yên Thế mà còn là bài học nghề nghiệp cho những người cầm bút. Rất tiếc chúng tôi còn chưa tìm hiểu được cuộc đời sau này của người con trai Đề Thám.
Đỗ Quang Hưng
Số Lần Chấm:
(để chấm điễm, xin bấm vào số sao)
|