Mèo Vạc là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang. phía đông và phía bắc giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với hai huyện Đồng Văn và Yên Minh, phía nam giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Diện tích huyện là 573,84 km² với dân số 58.944 người[2].
Huyện được thành lập ngày 15 tháng 12 năm 1962 trên cơ sở tách 12 xã: Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Pù, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Thượng Phùng, Xín Cái thuộc huyện Đồng Văn.
Ngày 21 tháng 10 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) ban hành quyết định 179/HĐBT, tách 3 xã Niêm Sơn, Nậm Ban, Tát Ngà của huyện Yên Minh để sáp nhập vào huyện Mèo Vạc.[3]
Huyện này cùng với Yên Minh, Đồng Văn, Vị Xuyên là các huyện bị thiệt hại nặng trong 2 cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Huyện cũng là điểm sáng trong tinh thần đoàn kết dân tộc khi nhân dân xã Sơn Vĩ (hơn một nửa là dân tộc thiểu số) không sơ tán mà ở lại để chiến đấu và tiếp tế lương thực cho bộ đội.
Đèo Mã Pì Lèng, nối Mèo Vạc với Đồng Văn
|
Địa hình và kinh tế[sửa]
Địa hình chủ yếu của huyện là núi đá vôi, có sông Nho Quế chảy qua. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 12.100 ha. Sinh hoạt nông nghiệp là trồng trọt và khai thác các loại cây dược liệu, tam thất, hồ đào, v.v. Ngành chăn nuôi có những gia súc bò, dê, ngựa. Có Quốc lộ 2A chạy qua.
Phân chia hành chính[sửa]
Huyện Mèo Vạc chia thành 1 thị trấn và 17 xã:
Du lịch[sửa]
- Chợ tình Khâu Vai.
- Làng Du lịch dân tộc Lô lô.
- Hẻm núi Mèo Vạc.
Chú thích[sửa]
- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.7.
- ^ Huyện Mèo Vạc-(Theo sách Hà Giang thành tựu trong công cuộc đổi mới - Báo Đối ngoại Việt Nam 2004)
- ^ Quyết định 179-HĐBT năm 1982 về việc điều chỉnh địa giới giữa huyện Yên Minh và huyện Mèo Vạc