(Kien thuc.net.vn) - Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá được mệnh danh là chốn linh thiêng nhất xứ Thanh. Từ bụi tre theo truyền thuyết kể lại được cụ già trong làng trồng bằng một gậy tre, đến những báu vật trong ngôi đền bị kẻ gian lấy cắp nhưng thời gian sau được trả lại...
Bụi tre thần
Ông Mai Văn Sự (63 tuổi) người đã gắn bó lâu năm với Đền Sòng Sơn cho biết: Trước đây người dân chúng tôi chỉ biết ngôi đền cũ nằm ở khu vực trong này, chứ không biết chính xác ở vị trí nào. Việc xây đền mới cũng hết sức khó khăn. Ông Sự được các cụ trong làng kể lại rằng: Có một cụ già ở làng Cổ Đam (bên khu Đền Thánh Mẫu) một đêm nằm ngủ mơ thấy Thánh Mẫu báo mộng về bảo dân làng phải xây dựng ngôi đền thì mới được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Bụi tre thần
Qua đền phải "Hạ Mã" |
Ông Xuyên kể rằng, trước đây Quốc lộ 1A cũ đi qua sát cửa Đền Sòng Sơn, trước cửa đền có đặt 1 tấm biển bằng tiếng Hán cổ với hai chữ là: Hạ Mã (Xuống ngựa). Ngày xưa quan quân từ Kinh thành Thăng Long không kể chức sắc lớn nhỏ, khi hành quân qua đây đều phải xuống ngựa vào đền để làm lễ. Vì có tục lệ như thế nên ngày nay nhiều người dân, đặc biệt là những người có chức tước mỗi khi có dịp đi qua đây đều phải xuống xe vào lễ Thánh Mẫu, cầu cho chuyến đi được bình an, làm ăn phát đạt. Chỉ tiếc rằng tấm bảng chỉ dẫn đó không còn nữa. Kẻ xấu lấy cắp về chỉ để nấu vôi. |
Chính vì thế mọi người trong làng cho cụ già đó cắm chiếc gậy tre của mình ở vị trí bất kỳ trong khu đất của ngôi đền cũ. Mọi người bảo nhau rằng, nếu chiếc gậy đó mà mọc được thành cây sẽ lấy đúng vị trí đó để xây dựng Đền Sòng Sơn. Quả nhiên một thời gian sau, chính chiếc gậy tre đó đã nảy mầm và mọc lên cành lá sum suê. Sau này người dân đã lấy vị trí đó để làm nơi xây dựng đền.
Theo ông Sự thì không biết thực hư câu chuyện này thế nào, vì ông chỉ nghe kể lại. Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh khu đền có bụi tre rất um tùm. Người dân đã đặt tên là bụi tre thần, dân làng cho rằng nó liên quan đến truyền thuyết mọi người hay kể.
Bụi tre huyền thoại của Đền Sòng Sơn. |
Ông Sự cho hay, cách đây 2 năm, vào đêm giao thừa người dân trong vùng vào đền bẻ cây hái lộc. Được những người bảo vệ nơi đây nhắc nhở nên nhiều người chỉ vào đền vãn cảnh. Có một thanh niên cố tình trèo lên cây sung bên Đền thờ Thánh Mẫu để bẻ cành. Khi bị nhắc nhở người thanh niên đó còn chửi tục. Không biết sự trùng hợp hay ngẫu nhiên mà chàng trai vừa bẻ cành sung, chưa kịp trèo xuống thì bị ngã đập đầu xuống đất và đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
"Trước đây đền có mất một tấm bia khắc từ thời Pháp, nghe nói họ lấy về để làm miếng kê xay đậu phụ. Đến những bức tượng quý hình hổ, báo, trâu cũng bị đánh cắp. Người ta lấy về làm cảnh trong nhà. Nhưng điều kỳ lạ thay, những đồ vật đó chỉ mất một thời gian, sau đó thì lại được hoàn trả lại", ông Xuyên xác nhận.
Nhiều người cho rằng, những người lấy cắp đồ đạc trong đền, thời gian sau gia đình họ làm ăn gặp nhiều bất trắc, con cái họ cũng gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống. Vì thế, họ bí mật mang trả đồ vật đó về chỗ cũ trong Đền Sòng Sơn.
Những đồ vật quý như hổ, trâu sau thời gian mất cũng được trả lại vị trí cũ. |
Ông Vũ Văn Xuyên, Trưởng ban Ban Quản lý Di tích Đền Sòng Sơn cho biết: Đền Sòng Sơn trước đây được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương - Bà Chúa Liễu Hạnh (Thánh Mẫu Liễu Hạnh - PV). Ngôi đền được người dân đánh giá là nơi linh thiêng nhất Xứ Thanh. Trước đây, do bom đạn chiến tranh tàn phá và sự huỷ hoại vô thức của con người, ngôi đền cũ đã không còn nữa. Đến năm 1998, chúng tôi đã trùng tu tôn tạo lại theo vóc dáng uy nghi và linh thiêng thủa xưa.
Nói về sự linh thiêng của ngôi đền mà không ít người thừa nhận, ông Xuyên cho hay: "Điều đó cũng có lý của mọi người. Khi con người gặp trắc trở, người ta tìm đến đấng siêu nhiên để cầu khấn, mong sự bình an. Người thì đến cầu sức khoẻ, người cầu chức tước... Nhiều người đến làm lễ cầu thấy điều đó linh ứng, sau đó truyền tai nhau dần dần nhiều người biết đến".
Vừa rồi có người khách ngoài Hà Nội về viết giấy cầu khấn cho con cái khoẻ mạnh, mình được thăng quan tiến chức mau. Ông Xuyên cho rằng như thế thì tham lam quá, cầu khấn là quyền tự do của mỗi người nhưng đừng cầu khấn những thứ không phải của mình. Không làm việc đừng mong mọi thứ tự nhiên đến với mình. Điều đó có cầu cả đời cũng không được.
Trong giới đồng bóng thì họ có cách nghĩ riêng về tâm linh. Đền Cô Chín thì mọi người đến cầu chữa khỏi bệnh, Đền ông Hoàng Bảy cầu về đường cờ bạc lô đề, Đền ông Hoàng Mười cầu về đường quan chức. Khác với những đền trên, Đền Sòng Sơn thờ Thánh Mẫu, nên mọi người đến lễ họ cầu nhiều điều trong cuộc sống. Trong lòng mọi người thì ai cũng hướng về người mẹ của mình. Vì Mẫu thường có đức độ và lòng vị tha. Mẫu ban phúc lành cho người tốt, trừng trị kẻ ác.
Có người đầu năm đi cầu cho việc làm ăn buôn bán được thuận lợi, cuối năm làm ăn được, mọi người thấy điều đó linh nghiệm, nên dần trở thành đức tin. "Tôi cho rằng đức tin vào tín ngưỡng tâm linh là tốt nhưng cái gì cũng nên có chừng mực. Đừng quá cuồng tín là được", ông Xuyên cho biết.
Ông Mai Văn Sự bên những tấm bia được kẻ gian trả lại Đền Sòng Sơn. |
Sự linh thiêng của Đền Sòng Sơn là sự cảm nhận ở mỗi người, vì nó không hiện hữu, cầm nắm được. Có thể linh thiêng với người này nhưng không linh thiêng với người khác. Về tâm linh tín ngưỡng, nó là sự chiêm nghiệm của tùy từng người. Đền Sòng Sơn vốn nổi tiếng từ lâu và được nhiều người biết đến là linh thiêng. Hệ thống thờ Mẫu của Việt Nam xuất hiện song song với đạo Phật nên được mọi người rất coi trọng. Đền Sòng Sơn cũng là đền lớn nằm trong hệ thống đền thờ Mẫu của của nước ta. Chính vì thế nên mọi người thường nói: Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh. Bà Bùi Thị Tuyết (Phó phòng Di sản, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Thanh Hóa) |