Chùa Cói
Chùa Cói, xưa thuộc làng Cói xã Hợp
Thịnh, huyện Tam Dương, nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên.
Tam Quan cột đá (có lạc khoản chữ
Hán: "Canh Tý mạnh xuân cát nhật")
Cây tháp
Di tích chùa Cói là một tổ hợp đầy
đủ của một Phật đường bao gồm: Tam quan, chùa và tháp.
Tam quan chùa Cói với kiến trúc gồm
3 gian nhỏ, gọn, có hệ thống chịu lực chính là 10 cột đá xanh nguyên khối được
đẽo gọt công phu, đường kính 0,25m, cao 2,0m, có 3 hàng chân cột, trong đó 2
cột cái gian chính giữa sử dụng cột gỗ lim kéo dài vượt lên làm cột chung cho 2
vì nóc theo lối kiến trúc kiểu chồng rường, thay cho hàng con rường dưới ngoài
cùng là đầu bẩy gỗ đua ra đỡ lấy tàu mái, 4 góc mái là các đầu đao cong vút,
uyển chuyển ẩn hiện trong vòm lá xanh hữu cảnh đa tình.
Các pho tượng Mẫu
Tượng Thích ca niêm hoa
Tượng An Nan
Đà
Trên 2 cột đá gian chính giữa được
vát phẳng một mặt, lần lượt có ghi lạc khoản, tuy qua năm tháng đã phai mờ
nhưng quan sát kỹ còn nhận đọc được “Canh Tý, mạnh xuân, cát nhật”. Theo tư
liệu của Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam
thì tam quan chùa Cói được xây dựng cùng với chùa Cói vào thế kỷ XIII. Chùa xưa
còn lưu đôi câu đối về cảnh đẹp và sự tích gốc của chùa, phiên âm:
“Quốc sắc thiên cung thiên hạ hữu
Anh linh thần nữ thế gian vô”
(Về điển tích và xuất xứ đôi câu đối
xin được các bậc túc nho, các nhà nghiên cứu cho ý kiến khảo cứu thêm)
Cột đá khắc chữ Hán
Giếng đá cổ
Chùa Cói nguyên gốc không còn, nay
chỉ còn 12 pho tượng cổ được lưu giữ tại ngôi chùa được xây dựng lại vào năm
cuối thế kỷ XX, gồm: 3 pho tam thế Phật, bộ Di đà Tam Tôn ( A Di đà, Quan thế
âm và Đại thế chí Bồ tát), tượng A Nan Đà Tôn Giả và Phật Tổ Thích Ca thuyết
pháp, tất cả đều bằng gỗ, sơn son thếp vàng, phong cách điêu khắc tượng tròn
cuối thế kỷ XVIII.
Tháp: Một loại hình kiến trúc Phật
Giáo, một trong những đặc trưng của đạo phật, tháp có thể là nơi chứa đựng Xá
Lị, tranh, tượng hoặc có ý nghĩa tượng trưng, ví như: 4 bậc thang lên tháp thể
hiện khái niệm là từ - bi - hỉ - xả hay 10 bậc là tượng cho thập địa,…Các tầng
tháp thể hiện các phương tiện hoằng hoá phật pháp. Nếu là tháp mộ thì tượng cho
mộ tăng hay ni, hoa sen 5 cánh tượng trưng cho “Ngũ Phật”.
Tháp Cói có 7 tầng, cao 7,70m, thu
dần từ đế lên đỉnh, cứ mỗi tầng thu rút 20cm cả mỗi cạnh vuông và chiều cao (1
cạnh vuông chân đế dài 1,70m) - gạch xây tháp là gạch Bát Tràng, loại gạch bìa
vuông, dày 3cm, các viên gạch ở 4 góc tháp đều được tạo vát lên làm cho cây
Tháp có dáng cong thanh thoát nhẹ nhàng, vữa kết dính được chế từ vôi vỏ sò
trộn mật mía - thân tháp được trát kín một lớp vữa bảo vệ.
Các pho tượng Mẫu
Tượng Ca Diếp
Tương truyền. tháp Cói được xây dựng
khoảng giữa thế kỷ XVIII, có liên quan tới sự kiện về cuộc khởi nghĩa của Quận
Hẻo (Nguyễn Danh Phương, 1740 - 1751) rằng: Chỉ qua một đêm, Nguyễn Danh Phương
cho quân xây xong cây tháp và cả quán Tiên, nhằm gây thanh thế và thu phục nhân
tâm chống lại triều đình Lê Trịnh, qua hàng trăm năm, một màu rêu phong cổ kính
bao trùm toàn bộ cây tháp càng tăng thêm sự gợi mở mong muốn tìm hiểu về một
loại hình kiến trúc phật giáo ở Vĩnh Phúc.
Như vây, chùa Cói được xây dựng từ
thế kỷ XIII, đến thế kỷ XVIII sau khi dựng 2 cây tháp (nay chỉ còn một, do
chiến tranh huỷ hoại) trở thành một tổng thể kiến trúc có giá trị nghệ thuật
được Viễn Đông Bác Cổ xếp hạng là di sản văn hoá có giá trị ở Việt Nam (năm
1939).
Nằm trong một quần thể các di tích:
Đình Đông Đạo, Quán Tiên, đình Tiên, chùa Hạ, cầu đá…và ở vị trí trung tâm của
thị xã Vĩnh Yên, chùa tháp Cói sẽ là điểm đến tham quan, nghiên cứu của đông
đảo du khách gần, xa trong và ngoài tỉnh.
Các tin khácMiếu ĐậuChùa Hoa DươngĐền Phú Đa Tháp Bình Sơn