• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Tòa Đại Sứ Xưa

Ai về Toà Đại Sứ Xưa
Hỏi thăm cảnh sắc bi giờ ra sao?

Nhật báo The Washington Post, ngày 24 Tháng Hai, 2009, loan tin:

Hoa Kỳ sẽ xây Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bagdad, Irak. Toà Đại Sứ này sẽ là Toà Đại Sứ lớn nhất trên thế giới.

Viết thêm: Không phải chỉ là Toà Đại Sứ Hoa Kỳ Lớn Nhất trong số những Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở nước ngoài, mà là Toà Đại Sứ Lớn Nhất trong tất cả những Toà Đại Sứ của các quốc gia trên thế giới.
 
US Consulate
 
Bản tin người Mỹ khoe Toà Đại Sứ của họ lớn, không phải lớn xuông mà là Lớn Nhất Thế Giới, làm tôi trạnh niềm hoài cảm, tôi ngậm ngùi cảnh cũ, chuyện xưa.

gateMời quí vị nhìn ảnh Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, Thủ Đô Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, những năm trước năm 1975. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ quí vị thấy trong ảnh được xây lên khoảng năm 1965. Trong 10 năm có nó nằm ở đoạn đường đó, đoạn đường trung tâm thành phố thủ đô của tôi, có thể tôi đã đi qua đó cả ngàn lần, tôi đã nhìn thấy nó, cái Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ấy, ù cả ngàn lần, nhưng cho đến sáng nay, một buổi sáng đầu Xuân Kỷ Sửu Trâu Đánh Tránh Đâu, trời Virginia lạnh 2 Độ C, nhưng có nắng vàng, có mây trắng, gió nhẹ, trong phòng ấm xứ người, an ninh 500% , ngồi viết trước máy computer sáng choang, đèn vàng, 40 năm sau ngày có nó — Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn — tôi mới nhìn kỹ nó trong ảnh, mới đếm những tầng lầu của nó.

Mời quí vị cùng tôi đếm: Nó — Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn — có 6 tầng lầu. Tôi không biết nó dài, nó rộng bao nhiêu thước. Tôi chỉ có thể ước lượng trong 6 tầng lầu đó có cả ngàn văn phòng. Ta có thể cho cái Toà Đại Sứ đó là Toà Đại Sứ Hoa Kỳ Lớn Nhất Thế Giới được không? Có thể được lắm.

uy nhiemNăm 1989 xe tù Cộng sản đưa tôi, từ Nhà Tù Lớn Chí Hoà, đến Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, Ngã Ba Ông Đồn, Xuân Lộc, Đồng Nai. Tại đây tôi gặp lại Lê Vĩnh Xuân, bạn tôi. Xuân làm nhân viên Sở Mỹ nhiều năm, từng được cấp súng lục Smith-Wesson 5 viên hộ thân, trước Ngày 30 Tháng Tư 1975 Đen Hơn Mõm Chó bỏ nước chạy lấy người không kịp, bị Công An Bắc Cộng nó bắt, nó nghi là Gián Điệp My gài lại để hoạt động, nó cho tù mút chỉ cà tha kiêm mút mùa Lệ Liễu. Xuân bị Công An Bắc Cộng nó bắt ở Sài Gòn năm 1977, bị đưa lên Trại Z 30 A năm 1979. Như vậy đến năm 1989 Xuân đã ở trại này 10 năm. Xuân có chị đàn bà sống chung trước 1975 theo kiểu “già nhân ngãi, non vợ chồng.” Sau 1975 cả nước tan hàng, Xuân sống cu ky không vợ con, Xuân dzô tù VC không người thăm nuôi. 10 năm tù không một người đến thăm, không được người thân tiếp tế một đồng bạc Hồ Thổ Tả. Gặp tôi, Xuân nói:

– Mình cứ ở tù riết thôi, không có án, không biết ngày nào ra, chẳng thằng nào hỏi đến mình cả.

Xuân than:

– Mình 10 năm ở đợ cho Mỹ, mà nó tàn nhẫn bỏ rơi mình.

MartinTừ năm 1955 người Mỹ đến Sài Gòn, đến năm 1975 người Mỹ đi khỏi Sài Gòn, tôi có chừng 5 năm “ở đợ” cho Mỹ. “Ở đợ” theo nghĩa Lê Vĩnh Xuân dzùng đây là “làm bồi, làm đầy tớ” cho Mỹ. Tôi làm bồi cho Mỹ lần thứ nhất từ năm 1955 đến năm 1957 — nhân viên USOM, 35 Ngô Thời Nhiệm, tiền thân của USAID, tôi làm công cho Mỹ lần thứ hai từ năm 1973 đến Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, tôi làm trong ban biên tập — đúng ra là ban Dịch thuật – Tạp Chí Triển Vọng — Outlook — của USIS, Sở Thông Tin Hoa Kỳ.

Với tư cách là nhân viên USIS tôi có hai lần đến và vào bên trong Toà Đại Sứ Hoa Kỳ. Lần thứ nhất năm 1973, Hoa Kỳ giúp chính phủ VNCH bài trừ ma túy, một cuộc hoả thiêu Héroine, Cocaine — bạch phiến — bị cơ quan công lực VNCH bắt, tịch thu, được tổ chức ở Công Trường Con Ruà. Tôi và anh Lê Anh Tài, nhiếp ảnh gia quốc tế, nhân viên USIS, đến đó xem cuộc đốt những bao nylon bạch phiến, chụp ảnh, viết bài đăng trên Triển Vọng. Rồi tôi đến Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, vào Phòng Narcotics của Toà Đại Sứ, hỏi và lấy tài liệu về những chương trình Hoa Kỳ giúp VNCH bài trừ ma túy. Xếp Mỹ của tôi xin gặp, hẹn trước, tôi cầm giấy giới thiệu của USIS vào Toà Đại Sứ bằng cổng đường Mạc Đĩnh Chi, được một Thủy Quân Lục Chiến Mỹ dẫn đến trước Bureau Narcotics. Cửa vào Bureau này khoá, ngay cả nhân viên Mỹ không có việc cũng không được vào. Đến đây, tôi lại trình giấy giới thiệu, trình Thẻ Nhân Viên USIS, mới được mở cửa cho vào. Tài liệu tôi lấy được chẳng có gì nhiều. Tất nhiên chỉ là những con số. Dù là tạp chí chính thức của USIS. Toà Đại Sứ Mỹ cũng không tiết lộ những việc làm cần giữ bí mật trong cuộc bài trừ ma túy ở Việt Nam. Trong chừng một tiếng trong Phòng Narcotics, tôi thấy trên tường văn phòng tôi vào có một cái window, một khung kính, trong gắn một bộ bàn đèn thuốc phiện thật đẹp. Không chỉ thật đẹp mà đẹp quá là đẹp. Đủ dọc tẩu, đèn, tiêm,móc, hộp ngà voi đựng thuốc, hộp sừng đựng sái, tả-bô, tức tapis: khăn lau. Đủ bộ. Từng là đệ tử của Cô Ba Phù Dung, tôi có đủ tư cách để nói tôi biết thế nào là một bộ bàn đèn giá trị. Nhìn bộ bàn đèn quá đẹp đó tôi théc méc không biết viên chức Việt Nam nào đã làm cái window trong có bộ bàn đèn ấy làm tặng phẩm cho người Mỹ? 1973-2009, 39 năm trời đã qua, hôm nay nhớ lại chuyện Toà Đại Sứ Xưa, tôi théc méc không biết người Mỹ có mang bộ bàn đọi ấy đi với họ về Mỹ không, hay họ bỏ lại? Nếu Mỹ bỏ lại, bộ bàn đọi ấy về tay anh Bắc Cộng nào?

Em ơi.. Em đẹp qúa đi mất. Bi giờ Em ở đâu? Em ở ví ai? Thằng nào làm chủ em?

Lần thứ hai tôi vào trong Toà Đại Sứ Hoa Kỳ là dịp ông Đại Sứ Graham Martin, vị Đại Sứ Hoa Kỳ Cuối Cùng của Sài Gòn, trồng trong vườn hoa trước Toà Đại Sứ cái cây gọi là Freedom TreeCây Tự Do — cây này chắc đem từ Mỹ sang. Lần này có anh Lê Anh Tài cùng đi, anh chụp ảnh, tôi viết bài. Một số quan chức Việt Mỹ chừng 10 người đến dự cuộc trồng Cây Tự Do. Ông Đại Sứ đãi khách chầu champagne trong đại sảnh Toà Đại Sứ. Rồi chính ông đào đất trồng Cây Tự Do.

Cây Tự Do — Freedom Tree — chắc chưa bén rễ, chưa ra được cánh lá nào thì Đại Sứ Graham Martin cuốn cờ Mỹ, lên trực thăng phú lỉnh khỏi Sài Gòn.

Từ đấy không người Mỹ nào còn đến Sài Gòn như những người Mỹ đến Sài Gòn trước Ngày 30 Tháng Tư 1975. Người Mỹ đến Sài Gòn trước 1975 để sát cánh với người Việt đánh lại bọn Bắc Cộng, người Mỹ đến Sài Gòn sau 1975 là để bắt tay với bọn Bắc Cộng.

Nghe nói, và mới đây có tin, tin không rõ rệt lắm, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn ta thấy trong ảnh đã bị phá đi, phá thành đất bằng, phá trong êm đềm, phá mà chẳng có người Sài Gòn nào để ý. Tôi théc méc: có thật là Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã bị phá? Hay vẫn còn đó, vẫn trơ nóc mốc cùng tuế nguyệt? Nếu bị phá thì bọn Bắc Cộng phá nó bằng cách nào? Có cho nổ mìn làm đổ toà nhà lớn 6 tầng đó không? Nó chở sà bần: vôi gạch, đi đổ ở đâu? Ông bà Việt Kiều nào có dịp về Sài Gòn, xin tạt qua đường Thống Nhất, ghé mắt nhìn xem Toà Đại Sứ Hoa Kỳ còn đó không? Ông bà cho tôi biết, tôi cám ơn.

Cây Tự Do, Toà Đại Sứ Xưa, Sài Gòn Năm Tháng Cũ, tôi đi một đường cảm khái, tôi mần Thơ:

Ai về Toà Đại Sứ Xưa
Hỏi thăm cảnh cũ bi giờ ra sao.
Cây Tự Do trồng năm nào,
Năm nay, lá sám, lá đào, lá xanh?
Não nùng Đại Sứ Mác-tanh
Cuốn cờ làm cuộc lộn vành Uy-dza.
Tự Do.. Mình chẳng ra hoa.
Tự Do.. có biết rằng Ta nhớ Mình?

7 Responses

  1. toi vao trang VirtualTourist thi thay co 2 du khach cho biet ve toa Dai su My cu va Toa tong lanh su moi cua My nhu sau:”The new US consulate ,located inside the compound of the former US Embassy tn the then capital of SVN…..The Embassy,which has been sine DEMOLISHED…” chu thich ngay 31/8/2007 . “The US consulate occupies a huge building along Le Duan st.This is the exact site where the former US Embassy stood throughout the VN war” Chu thich ngay 20/1/2007. du khach nay cung cho biet toa lanh su My khanh thanh nam 1999,nhu vay co the hieu toa Dai su Cu da pha di de xay lai toa Lanh su moi tren cung dia diem ?

  2. I would like to share some U.S. Embassy, Saigon photos sent to me by Alex Acheimets, a gentleman who visited Ho Chi Minh City in 1992 and 1994 prior to The Embassy being torn down, and who was interested in sharing them with me since he had visited my association’s website – http://www.fallofsaigon.org – and was aware that I had served in Saigon during the evacuation. The Embassy had not been occupied or used since it was given back to the U.S. in 1994. Washington, D.C. and Hanoi normalized relations in 1995 and exchange ambassadors the following year. The Embassy, the site of a historic helicopter evacuation on April 30, 1975, where Americans and thousands of South Vietnamese fled before North Vietnamese took over, was eventually demolished. In 1997, the U.S. Government (State Department) opened a consulate in Ho Chi Minh City at a location separate from the old embassy

    http://www.saigonmac.org/11.html

    —————————————————————-

    DDoa.n va(n tre^n tra~ lo*`i hai ca^u ho?i cua~ nha` va(n HHT va` ddo^.c gia~ NPX.

  3. Thưa bác HHT và quý vị đọc giả,

    Để tiện cho xưng hô, anlocson xin mạn phép xưng “tôi/ tui”.
    Toà Đại Sứ Hoa Kỳ Saigon sau 1975 bị trưng thu làm trụ sở chính của công ty dầu khí Việt Nam. Khoảng đầu thập niên 90’s vc trả lại cho HK cái xác nhà cũ. Dĩ nhiên đồ đạc, thiết bị trong tòa nhà đã bị đem đi sạch bách trước khi bàn giao cho công ty dầu khí. Sau khi được trả lại, người Mỹ đã phá bỏ đi. Tôi thỉnh thoảng đi qua con đường này để đi từ nhà ra trung tâm Saigon nên gần như tháng nào cũng đi ngang nó ít nhất là một bận. Họ thi công cũng lâu lắm. Lúc đầu tôi tưởng công ty nước ngoài nào mua mãnh đất này rồi xây trụ sở gì của họ nên cũng không chú ý lắm. Chỉ ngạc nhiên vì thấy môt công trường lớn đang thi công nhưng không hề có gạch đá hay bụi bặm rơi vãi bên ngoài chút xíu nào.

    Tôi còn nhớ lúc phá bỏ, họ che chắn bít bùng bằng những thứ mà tôi tạm gọi là bức tường dã chiến. Theo phỏng đoán của tôi (nhờ hay ăn ốc nên đoán mò), có lẽ bức tường dã chiến khổng lồ kín mít và cao hơn tòa nhà cũ rất nhiều này được dùng cho nhiều mục đích: tránh bụi bặm, làm giảm ồn ào khi thi công và nhất là tránh mấy cặp mắt chó săn nhòm ngó bằng máy quét radar hay hồng ngoại, v.v…

    Không ai có thể biết giàn khung thép đỡ khổng lồ có những tấm che đính lên đó, bao quanh khuôn viên tòa đại sứ bằng chất liệu gì (bằng kim loại hoặc nhựa hay vật liệu đặc biệt gì đó để chống xoi mói bằng kỹ thuật cao) vì tất cả vật liệu, máy móc kể cả chuyên viên kỹ thuật đều được đưa thẳng từ Mỹ sang. Tôi phải nói phần này hơi dài vì nên nhớ sau khi Hoa Kỳ động thổ xây dựng lãnh sự quán Saigon thì vc cũng bắt đầu xây dựng rạp hát Bến Thành ở lề đường bên kia của đường Mạc Đỉnh Chi (phía bên phải nếu nhìn trực diện tòa lãnh sự) gần như cùng thời gian. Nhấn tiện cũng nói thêm về nhà hát Bến Thành. Tầng trên cùng của nhà hát là một khuôn viên bằng kính có thể nhìn một chiều sang mọi thứ ở bên kia đường. Chỗ này chác là vọng gác với đầy đủ dụng cụ tai mắt kỹ thuật cao của vc.

    Có một chi tiết nhỏ nhưng rất khó chịu đối với Tòa lãnh sự thành Hồ hiện nay là cái ụ gác cũ phía chính diện trên đường Lê Duẫn đã bị vc đập bỏ và thay thế bằng cái bia đá đỏ lòm để tưởng niệm mấy chú dép râu bị tiêu diệt hồi tết Mậu Thân. Chỗ đạt bia bia này xây hơi dịch về phía ngã tư Lê Duẫn và Mạc Đỉnh Chi. Hình như ngày nào vc cũng đặt bông cúng lên đó vì lúc nào đi ngang tui cũng thấy. Nhân tiện, mạn phép kể một câu “chiện” có thực mà tui chưng kiến về cái tấm bia này:

    Sau khi tới phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất, môt nhóm người nước ngoài mắt xanh mũi lõ được đưa bằng chiếc xe bus sang trọng tới khách sạn Sofitel trên đường Lê Duẫn. Khách sạn xa xỉ này nằm cùng bên đây lề đường với Tòa nhà British Council kiêm chức năng lãnh sự quán Anh. Đối diên bên kia đường là Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Sau khi “check in” phòng ốc, họ lang thang ra ngoài dạo phố chơi về hướng nhà thờ Đức Bà.

    Thấy trước Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở thành Hồ có một cái bệ đá đỏ gần góc ngã tư Lê Duẫn và Mạc Đỉnh Chi có ghi nhăng nhít chữ Việt. Trên bệ còn có một cái lư hương có thắp nhang nghi ngút và cạnh đó là một bó bông. Họ đứng xí xào chỉ trỏ rồi tranh cải coi bộ sôi nổi lắm. Bạn tui cũng khá English nên đứng gần nghe xem họ “bình lựng chiện gì”. À thì ra, tụi nó cãi nhau là Mẽo gì mà cho xây cái Tòa lãnh sự như cái pagoda! Đã vậy còn đốt nhang rồi cúng bông như dân Chinese. Hay là cái tòa nhà này bán cho china rồi nhưng chưa kịp đổi bảng hiệu,… Thình lình có môt cậu bé đánh giày lon ton chạy tới mời đánh giày. Cậu ta có dáng vấp đẹt người (nhỏ con) nhưng gương mặt coi bộ lanh lẹ. Một thằng tây trong đám hỏi thử cậu bé cầu may (hỏi với hy vọng không nhiều lắm): “What is this?”. Mắt cậu bé sáng lên. Thế là cậu ta bắt đầu giảng giải bằng ngôn ngữ đôi tay công với chút ít ngôn ngữ âm thanh. Chú nói “Việt Nam” rồi chĩa hai ngón tay phải ra hình dáng của cây súng lục. Sau đó nói: “À me ri căng” rồi chĩa hai ngón tay trái cũng làm thành hình cây súng. Chú cho hai cây súng bằng ngón tay chĩa vào nhau mà nói: “Pằng! Pằng!”. Cuối cùng, chú buông thẳng bàn tay phải, rồi chú chỉ ngón tay trỏ bên phải về cái bệ đá đỏ bên kia đường, còn miệng thì nói: “Việt Nam đai!”. Đám tây trắng há hốc ra rồi ồ lên nhìn cậu bé một cách nễ phục. Vài người trong đám họ dúi cho câu ta một vài tờ đô lẻ rồi vừa đi vừa gục gật ra chiều thấm ý lắm! Mấy chị Tây duyên dáng cũng lẩm bẩm: “Việt Nam, À me ri căng, Pằng! Pằng, Việt Nam đai” rồi chỉ tay về cái bệ đá đó…

    Nói tóm lại, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành Hồ được xây dựng trên khuôn viên đất của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ Saigon. Hiện tại mặt chánh diện của nó tọa lạc ở Lê Duẩn, sát bên phải là Tổng lãnh sự quán Pháp, bên trái nằm trên đường Mạc Đỉnh Chi và sau lưng là XVNT. Do hạ tầng kiến trúc Toà Đại Sứ Hoa Kỳ Saigon đã bị vc chiếm và bị nghiên cứu hết sức tỉ mỉ, có khi còn thả rệp “điện tử” vào hổng chừng; nhất là tòa nhà đã bị xuống cấp, một phần do muốn xóa đi hình ảnh quá khứ cho nên Mỹ đã xây hẳn tòa nhà mới cho chắc ăn. Còn với lối kiến trúc hiện nay thì theo thiển ý của tôi, họ đã làm theo một kiểu rất thực dụng (Mỹ mà!): Lối liến trúc mang âm hưởng Á đông nên có vẻ như một cái am cúng hay một cái đình bự. Không biết họ có xài phong thủy hông chứ lối kiến trúc này bít bùng và lùm tùm trông như một cái nhà tù, rất đặc trưng cho Vietnam ngày nay (Kể ra Mẽo cũng thâm ghê!).

    Ai muốn xem sơ lược tổng thể hình dáng của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở thành Hồ ư? Dễ ợt! Đợi khi nào có chương trình biểu diễn của nhà hát Bến Thành (không có chương trình biểu diễn mà lên đó có thể bị security đuổi ra), quý vị cứ tự nhiên vào cổng mà không cần mua vé( vì đâu có vào phía trong rạp để xem đâu), rồi lên trên ban công tầng hai mà dzòm qua. Ai thích thì đi thử cho thỏa chí tò mò thôi chứ cũng chẳng thấy gì hơn vì hầu hết khuôn viên đều có mái che!

  4. Xin co them may hang ve “thec mec” cua CTHD:ai pha,hoi nao,xa ban cho di dau ?Doc gia Anlocson chinh bay qua ro dzoi,nay xin trich email cua mot anh ban tu Saigon :”Moa vo trang HHT moi biet rang khi toa di(1994),My chua pha toa Dai su cu.Cong binh hay nha thau co RMK.No gai chat no,khi di qua toa chi nghe bup bup rat nho.con xa ban cho di dau moa khong biet”.

  5. Kính Chú Hoàng Hải Thủy,
    Cám ơn Chú rất nhiều vì đã nhắc lại những kỷ niệm đáng yêu, đáng nhớ , đáng ghi khắc trong tâm khảm của SAIGON đến hơi thở cuối cùng của moi người dân Vietnam yêu nước.

  6. Xin lam on cho biet Toa Lanh Su Phap o SaiGon truoc nam 1975 nam o nhung con duong nao
    .Cam On nhieu.

  7. Tôi ở SG, đúng là toà nhà cũ bị phá rồi anh ạ, nhưng Mỹ nó phá nhà cũ để xây toà nhà mới mà anh chê là nhỏ đó, 2 toà nhà cùng 1 địa điểm mà anh!

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out / Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out / Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out / Change )

Google+ photo

You are commenting using your Google+ account. Log Out / Change )

Connecting to %s

Follow

Get every new post delivered to your Inbox.

Join 156 other followers

%d bloggers like this: