Đà Lạt bỏ rơi lăng thân phụ của Nam Phương Hoàng hậu

Sự thờ ơ của các ngành chức năng địa phương khiến khu di tích này trở thành hoang phế.

- Lăng Nguyễn Hữu Hào được đánh giá là một trong những địa điểm khai thác du lịch đầy tiềm năng của thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Tuy nhiên, sự thờ ơ của các ngành chức năng địa phương khiến khu di tích này trở thành hoang phế.

Chỉ cách khu du lịch thác Cam Ly chưa đầy 200m, lăng Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương Hoàng hậu, cha vợ của cựu hoàng Bảo Đại) đã bị bỏ quên nhiều năm nay.

Người dân Đà Lạt cũng như du khách đã từng một lần đến đây ai cũng phải ngẩn ngơ vì một di tích khá đẹp, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi thông rộng 16ha hướng về trung tâm thành phố nay đã hoang tàn. 

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cho biết, toàn bộ khu lăng mộ này đã giao cho Công ty TSC quản lý, khai thác khoảng chục năm nay nhưng không hiểu sao cho đến nay khu di tích này ngày một xuống cấp.

Dưới đây là một số hình ảnh hoang tàn của khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào tại Đà Lạt:

 

Lăng Nguễn Hữu Hào được xây  dựng vào
Lăng Nguyễn Hữu Hào được xây dựng vào năm 1939. Cổng lăng có 4 trụ lớn trang trí bông sen và hai con chó ngao cách điệu
Sau cửa giữa là nhất chính  đạo  thẳng tắp, gồm 36  bậc  đá và  chiếu nghỉ dẫn  thẳng lên mộ
Sau cửa giữa là nhất chính đạo thẳng tắp, gồm 36 bậc đá và chiếu nghỉ dẫn thẳng lên mộ.
Cảnh lăng mộ hoang tàn, điêu linh
Cảnh lăng mộ hoang tàn, điêu linh
Phần mộ phu  thê  Nguyễn Hữu Hào
Phần mộ phu thê Nguyễn Hữu Hào
Toàn lăng mộ được xây bằng  gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép, tán xòe  rộng
Toàn lăng mộ được xây bằng gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép, tán xòe rộng
Một công  trình  có biểu tượng văn hóa cao
Một công trình có biểu tượng văn hóa cao
Khuôn viên  lăng  mộ trở  thành bãi đậu xe
Khuôn viên lăng mộ trở thành bãi đậu xe


Khắc Lịch

Clip đánh bắt cá cực hoành tráng

Bình luận(2)

Minh Hiền

Tống Đức Văn

Tống Đức Văn

Không chấp nhận được! Đề nghị Tỉnh Lâm Đồng sớm tu bổ lại khu di tích này

Minh Hiền

cột

cột

có thể là cố ý để khu di tích xuống câp để sau này dễ chiếm dụng. Ai biêt được, đúng không?

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

<!-- Kienthuc_160x600 -->
<ins class="adsbygoogle"
     style="display:inline-block;width:160px;height:600px"
     data-ad-client="ca-pub-1198251289541286"
     data-ad-slot="1921981451"></ins>