Sau khi Sư Tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn (1334), Vua Trần Minh Tông cúng dường 10 lạng vàng xây tháp cho thiền sư, lấy tên là Đăng Minh Bảo Tháp, đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả. Trải qua thời gian tháp đã bị huỷ hoại. Năm Kỷ Hợi (1719), nhà sư Hải Ấn xây dựng lại Đăng Minh bảo tháp “…Một sớm khởi công, muôn người xúm lại, thay gạch ngói cổ bằng đá quý đẹp hơn”.
Sau khi Sư Tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn (1334), Vua Trần Minh Tông cúng dường 10 lạng vàng xây tháp cho thiền sư, lấy tên là Đăng Minh Bảo Tháp, đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả. Trải qua thời gian tháp đã bị huỷ hoại. Năm Kỷ Hợi (1719), nhà sư Hải Ấn xây dựng lại Đăng Minh bảo tháp “…Một sớm khởi công, muôn người xúm lại, thay gạch ngói cổ bằng đá quý đẹp hơn”.
Năm 1979, Bảo tàng Hải Dương đã phát hiện dưới chân tháp Đăng Minh kết cấu cây tháp bằng đất nung ba tầng. Theo các nhà khoa học đây là tháp Huyền Quang được dựng sau khi Thiền sư mất. Hiện nay trong nhà trưng bày Côn Sơn có hiện vật bảo tàng phục dựng lại ½ tầng tháp dưới, theo kiểu cắt dọc, qua đó có thể hình dung được toàn bộ ngôi tháp.
Đăng Minh Bảo Tháp hình chữ nhật, 3 tầng cao khoảng 5m được ghép bởi những phiến đá xanh, lên cao tháp thu nhỏ dần. Tầng giữa khắc nổi bốn chữ Đăng Minh bảo tháp, mặt sau khắc bài minh ca ngợi Huyền Quang. Trong lòng tháp đặt pho tượng Huyền Quang bằng đá ngồi kiết già, tay kết ấn tam muội (hiện pho tượng đã được chuyển về tổ đường chùa Côn Sơn ). Đăng Minh bảo tháp với dáng đậm, chắc, thế vững chãi uy nghi trong không gian bao la giữa đại ngàn Côn Sơn.