balonguoc.com Balo Ngược xuôi ngược hành trình
Chào mừng bạn đến với Balô ngược Balô Danh bạ Bắc

Kì bí Lăng Dinh Hương

Kì bí Lăng Dinh Hương
ngày 07-08-2011 của Dưa hấu 0 0 0

Lăng Dinh Hương thuộc làng Dinh Hương, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà, là một quần thể kiến trúc điêu khắc đá hoành tráng, độc đáo thời Hậu Lê, được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ 1965.


Lăng Dinh Hương – Nguồn: Sưu tầm 


Lăng Dinh Hương được xây dựng từ năm 1727 (xuất hiện trước tất cả các lăng mộ vua Nguyễn ở Cố đô Huế). Trong lăng lưu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu. Ông sinh năm 1688 ở tại địa phương. Năm 1730 triều đại Lê Duy Phường ông được cử làm dịch quân thị hầu, thị đội, rồi làm thái giám. Dưới triều đại Lê Y Tông ông được cử hai lần đi sứ phương Bắc vào năm 1735 và 1739. Sang năm 1740 triều đại Lê Hiển Tông, ông cầm quân đi dẹp loạn ở các vùng thuộc đạo Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương. Ông mất mùng 9 tháng 6 năm Kỷ Tỵ (1749), thọ 61 tuổi. Năm 1754 vua phong ông là Phúc thần trung cẩn đại vương.  Lăng được chính Quận công xây dựng tại quê nhà khi còn sống.



Khu lăng – Nguồn: Sưu tầm


Lăng nằm trên một quả đồi hình tròn rộng khoảng một ha có tường gạch bao quanh (ngày xưa là tường đá ong bao quanh). Vào cổng là hai tượng quan hầu cầm dùi đồng. Quần thể lăng đá Dinh Hương chia làm ba phần chính: phần mộ táng ở giữa, phần thờ tự ở bên trái, phần bia ở bên phải. Tượng người và vật tại lăng làm bằng đá xanh được chạm khắc rất sống động, tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc và được tỉa công phu.



Bàn thờ và ngai thờ - Nguồn: Sưu tầm



Phần mộ - Nguồn: Sưu tầm


Phần mộ rộng khoảng 100 mét vuông có tường đá ong dày bao quanh là nơi lưu giữ thi hài Quận công La Quý Hầu, có hai võ quan dắt ngựa đứng canh. Cặp tượng quan hầu dắt ngựa được xem là những kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc đá, tượng chú trọng vào cách tạo khối trên thân, khiến con vật trở nên đậm chất hiện thực. Một số mảng chạm tỷ mỷ và mang tính cách điệu cao như phần yên cương, bờm con ngựa. Võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên phải có mặt to, hàm rộng. Võ quan đeo gươm dắt ngựa phía bên trái có râu dài, mặt nhỏ.



Tượng voi ở 2 bên – Nguồn: Sưu tầm



Võ quan dắt ngựa 2 bên – Nguồn: Sưu tầm


Khu thờ tự gồm hai voi nằm chầu, bàn thờ có hai con nghê to há mồm ngồi chầu, tiếp theo là ngai thờ làm từ hai khối đá lớn cùng hai quan hầu nữ và hai con nghê nhỏ trạm khắc tinh tế, sinh động. Quan hầu nữ bên trái bưng chiếc tráp khối hộp chữ nhật ngang bụng, bàn tay trái đỡ dưới hộp tráp, tay phải giữ ngang đầu hộp, để hở nửa bàn tay với những ngón thon dài. Quan hầu nữ bên phải ngai thờ tay cầm quạt, đầu đội mũ ni có chóp nhọn như một chiếc nón nhỏ, nửa phía sau mũ có bốn lớp vải trùm kín chân tóc, phủ xuống kín tai và gáy.



Quan hầu ở cổng – Nguồn: Sưu tầm


Nguồn: Tổng hợp


Tôi đã đọc và đồng ý với các điều khoảnquy định
Tin trong tuần

Trung Thu- tết của tình thân

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi ….

Lễ hội văn hoá trong năm ở Việt Nam

Các lễ hội từ tháng 8 đến tháng 12 tại các vùng miền Việt Nam

10 hoa viên cực lãng mạn

Cung điện, lâu đài hay biệt thự có lẽ sẽ trở nên tẻ nhạt...
 
Hunter bữa tiệc ý tưởng vietnamatoz
 
GP số 72/GXN-TTĐT Cấp ngày 15/08/2011. Vui lòng ghi rõ Nguồn BALONGUOC.COM khi phát hành lại thông tin từ website này
Đăng nhập