(ĐCSVN) - Đình Chu Quyến, còn gọi là đình Chàng, thuộc địa phận xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, là ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam.
Đình Chu Quyến thờ Nhã Lang, con cả của Lý Phật Tử (thế kỉ VI) và bà thứ phi Lã Thị Ngọc Thanh, người làng Chu Quyến. Bên cạnh những giá trị về kiến trúc cổ, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia này còn độc đáo về quy mô, vật liệu sử dụng, sự kết hợp tài tình, hiệu quả giữa điêu khắc và kiến trúc...
|
Đình Chu Quyến có thiết kế kiểu "chữ Nhất", kết cấu khung gỗ chồng rường truyền thống với 6 hàng cột đối xứng nhau qua trục dọc nhà. |
|
Đình có phong cách kiến trúc gỗ dân gian truyền thống kết hợp với nghệ thuật điêu khắc. |
|
Các kiến trúc gỗ trong đình Chu Quyến là những tác phẩm chạm khắc tinh tế với nhiều đề tài phong phú. |
|
Một kiến trúc gỗ mô tả trích đoạn trong diễn tích cổ "Táng mả hàm rồng". |
|
Trên các xà, ván nong, cửa võng đều chạm trổ hoa văn rồng, phượng. |
|
Hệ thống cột cái ở gian chính điện đình Chu Quyến được làm bằng gỗ lim. |
|
Những họa tiết điêu khắc dân gian tinh xảo trang trí mái đình. |
|
Đình Chu Quyến đã góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa cho vùng đất Ba Vì, Hà Nội. |
|