Vừa qua mình về đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất, có thu thập được một số tư liệu, xin được gửi tới các bạn.
Đền thờ Quan Lớn Đệ Nhất còn gọi là Quan Đệ Nhất Linh Từ, thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đây là di tích được xây từ thời Vua Hùng Duệ Vương thứ 18. Đền Quan Lớn Đệ Nhất nằm ở phía phải và cách đền Vua Cha Bát Hải khoảng 200 m.
Theo sự tích thì vào thời Vua Hùng thứ 18, ngài giáng hạ làm Quan Lớn Thượng để giúp Vĩnh Công – Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh giặc ngoại xâm.
Theo như thần tích Đền Đồng Bằng thì: khi có giặc ngoại xâm, Hùng Duệ Vương đã sai sứ giả về Hoa Đào Trangđể truyền chỉ dụ triệu kỳ nhân dẹp giặc. Lúc đó có một Hoàng Xà hiện ra rồi bỗng hoá thành 1 chàng trai lực lưỡng, tuấn tú hơn người chính là Phạm Vĩnh, hay còn gọi là Vĩnh Công, tức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ngài nhận chỉ dụ, nhờ sứ giả báo với Vua Hùng là sẽ tuyển 10 tướng, chiêu mộ binh sĩ trong 10 ngày, rồi xuất quân đánh giặc trên cả 8 cửa biển nước Nam, hứa sau 3 ngày là giặc tan. Tương truyền ngay ngày tuyển mộ đầu tiên, Vĩnh Công đã chọn được 3 tướng là Quan Lớn Đệ Nhất, Quan Đệ Tam và Quan đệ Tứ, và sau 10 ngày thì chon đủ được 10 tướng. Trên 2 mũi tấn công chủ yếu bằng đường thuỷ của giặc phương Bắc là cửa sông Cái và cửa sông Bạch Đằng. Vĩnh Công đã cùng Quan Lớn Đệ Nhất chặn giặc ở cửa sông Cái, Quan lớn đệ Tam cùng Quân sư Nuồi và quan đệ Ngũ chặn giặc tại cửa sông Bạch Đằng, Quan Điều Thất phụ trách ứng chiến và phối hợp tác chiến cùng các cánh quân chặn giặc đường bộ của Sơn Thánh, các vị Quan lớn khác đều được phân công đánh giặc trên 6 cửa biển khác của Nước Nam. Đúng hẹn 3 ngày, Vĩnh Công cùng tướng sĩ đánh tan giặc dữ trên cả 8 cửa biển, đất nước trở lại thanh bình.
Khánh tiệc đản sinh của ngài vào ngày 10-1 âm lịch, còn khánh tiệc đản nhật của Ngài vào ngày 24-8 âm lịch.
Tương truyền Đền Quan Lớn Đệ Nhất là nơi Quan Lớn Đệ Nhất thường xuyên lui về nghỉ ngơi sau những ngày lo toan công việc trong triều đình thời bấy giờ. Nhân dân lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của ngài. Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, những khắc nhiệt của thiên nhiên di tích đã bị phong hóa một thời gian dài. Những năm gần đây Đền Quan Lớn Đệ Nhất đã được trùng tu xây dựng lại trên di tích nền cũ cảnh xưa. Hiện nay trong đền vẫn còn lưu lại một pho tượng cổ của Quan Lớn Đệ Nhất.
(Nguồn: sách Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và Thờ Thánh ở Việt Nam)
(link download: http://www.mediafire.com/?odeevw527i7sa)View more latest threads same category: