RSS

LĂNG HOÀNG GIA

28 Tháng 6

Lăng Hoàng Gia là nơi yên nghỉ của những người quá cố thuộc dòng họ Phạm Đăng nổi tiếng ở Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang ( Việt Nam )

Lăng Hoàng Gia được xây dựng năm 1826  trên gò Sơn Quy (có hình con rùa nên dân gian gọi là Gò Rùa, sau được vua Tự Đức đổi thành Sơn Quy) thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công TỈnh Tiền Giang .

LĂNG HOÀNG GIA - GÒ CÔNG

LĂNG HOÀNG GIA – GÒ CÔNG

 

 

 

 

Đây là khu lăng mộ và đền thờ  Phạm Đăng Hưng là ông ngoại của vua Tự Đức và thân phụ bà Từ Dũ Thái Hậu ( vợ vua Thiệu Trị ) .

Ông Phạm Đăng Hưng người Gò Công sinh năm 1764 tại Gò Rùa nay là ấp Lăng Hoàng Gia , xã Long Hưng , Thị xã Gò Công . Thưở nhỏ ông thông minh ham học , văn võ song toàn . Năm 1784 ông thi đỗ tam trường , tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng hiền đức , siêng năng . Sau được bổ về kinh làm lễ bộ thượng thư .

Ông đã qua các chức vụ cao quý như : Chưởng Trưởng Đả Sự (trông coi đê điều ) , Lập Xã Thương (lo cứu đói cho dân ) ,Quản Khâm Thiên Giám ( giám đốc đài thiên văn ) và Quốc Sử Quán Tổng Đài (chỉ huy viết sử ).

Ông có bốn người con làm quan to triều Nguyễn . Do tính tình trung trực và có tài đức nên vua Minh Mạng rất khâm phục , kết thông gia gả công chúa cho con trai của ông là Phạm Đăng Thuật và phong tước Phò Mã Đô Úy . Đồng thời vua cho thái tử Miên Tông kết hôn cùng con gái của ông tên là Phạm Thị Hằng ( Từ Dũ ) sinh năm 1810 tại Giồng Sơn Quy ,  Gò Công , về sau Miên Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị .

Mùa hạ năm 1825 Phạm Đăng Hưng mất vì bệnh thọ 61 tuổi được đưa về Sơn quy chôn cất .

Năm 1849 ông được vua Tự Đức truy phong tước “ Đức Quốc Công ‘’.

 

Người Gò Công kể rằng, ông Phạm Đăng Long tức Kiến Hòa tiên sinh, cha ông Phạm Đăng Hưng là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý của Lão học, đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu phát tích.

Lúc ông đến Gò Rùa (Sơn Qui), thấy thế đất rất đẹp nhưng toàn vùng Gò Công lúc bấy giờ không có chỗ nào đào được giếng có nước ngọt. Sau đó ông phát hiện ra mạch nước ngầm ở Gò Sơn Qui. Ông quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này.

 

Sau đó, ông sinh ra Phạm Đăng Hưng. Tương truyền trước khi sinh bà Phạm Thị Hằng (Từ Dũ) thì có một vầng trăng chiếu sáng lòa cả Gò Sơn Qui, nên bà ông Đăng Hưng đặt cho bà tên Hằng. Hiện nay, tại lăng Hoàng Gia, phía sau nhà thờ, nơi nền nhà xưa vẫn còn cái giếng cổ, nước trong vắt và ngọt lịm. Tục truyền rằng có năm, khi mọi cái giếng khác trong làng đều cạn nước thì giếng này vẫn đầy ắp nước ngọt. Dân trong làng đều đến đây xin nước về dùng. Đó cũng là năm Hoàng Thái hậu Từ Dụ chào đời.

 

 

 

Lăng mộ Hoàng gia do ông Phạm Đăng Tá – con trai trưởng của Phạm Đăng Hưng – xây dựng trên phần đất 3.000 m2, ngay trên nền nhà cũ của dòng họ Phạm Đăng.

Đã có 13 người qua đời được xây lăng mộ tại đây trong khoảng thời gian từ năm 1811 đến đầu TK 20 . Đặc biệt, trong đó có mộ của Phạm Đăng Hưng được xây dựng năm 1826 , là một kiến trúc tâm điểm, độc đáo với diện tích hơn 800 m2 cách nhà thờ khoảng 500 m phía bên phải. Tương truyền, ông Hưng được chôn ở tư thế ngồi và trong quan ngoài quách.

Mộ được xây dựng với kiểu kiến trúc hình bát giác mang dáng dấp của một chiếc mũ triều phục. Bốn trụ thấp cách điệu giữa búp sen và chiếc nón cùng biểu tượng đôi cá vượt vũ môn được đặt phía trước. Sau bức hoành phi là bốn con rồng ngự trị trên cao giương cặp mắt sáng quắc (hiện tại chỉ còn 3 con, một con bên phải đã bị hư hỏng vì thời gian). Phía dưới là hình tượng ngũ  lân (tượng trưng cho ngũ tước: công, hầu, bá, tử, nam; ngụ ý năm đời đều danh giá) khảm trai hình độc đáo (hiện con 3 con đã bị hư hỏng nặng phần đầu và chân).

 

Đặc biệt nơi đây có đến hai nhà bia ghi lại công trạng của Phạm Đăng Hưng, với lý do sau:

  • Nhà Bia phía bên phải mộ được làm bằng đá cẩm thạch trắng (đá Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng ) có khắc bia văn do Phan Thanh Giản soạn năm 1858. tấm bia bằng đá trắng Quảng Nam, đã mòn theo thời gian, nhưng thật kỳ lạ: phía trên có hình cây thánh giá màu đen, bên dưới là dòng chữ Pháp ghi “Đây là nơi an nghỉ của Trung úy Barbé”. Nhìn kỹ nằm ẩn phía dưới dòng chữ Pháp  là một bài văn bia chi chít chữ Hán . Chuyện kể rằng khi tấm bia được chuyển bằng thuyền từ Huế vào đến Sài Gòn thì bị đại úy  Barbé cướp tấm bia vào năm 1858 về đồn và 2 năm sau y chết, những người bạn của viên đại úy Barbé lấy tấm bia ấy làm mộ bia cho Đại úy Barbé vừa bị nghĩa quân Trương Định chém chết 1860  …….Về sau  lúc giải tỏa nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi (quận 1- TP Hồ Chí Minh) để xây dựng Công viên Lê Văn Tám . người ta thấy còn sót lại một tấm bia đá bỏ chỏng chơ. Có người phát hiện hàng chữ Nho sau hàng chữ Pháp mới báo với Bảo tàng Thành phố. Khi các nhà nghiên cứu giám định mới biết đó  là tấm bia ấy là của vua Tự Đức ban tặng cho ông ngoại Phạm Đăng Hưng. Tấm bia đã được chuyển về đúng vị trí của nó  .Tính ra tấm bia đá mang tên hai người chết một Pháp một Việt này đã luân lạc đúng 140 năm ( 1859 -1999 ) .

Trong tác phẩm “Scènes de la vie Annamite” (NXB P.Ollendorff Paris 1884) của 2 tác giả Le Vardier và De Maubryan có kể lại chuyện tình éo le của viên Trung úy Barbé với cô gái Bến Nghé tên Thị Ba, người của nghĩa quân Trương Định. Cô gái hẹn Trung úy Barbé ở đồn chùa Khải Tường (nay là Bảo tàng Cách mạng) đến đồn chùa Ô Ma (Pagode des Mares – Thị Nghè) vào đêm 7/12/1860. Trên đường đi, Barbé đã bị nghĩa quân Trương Định phục kích bất ngờ giết chết. Câu chuyện tình này đời nay được tái hiện trong vở cải lương nổi tiếng ở Nam Bộ có tên “Nàng Hai Bến Nghé” với diễn xuất tài năng của nữ nghệ sĩ Mỹ Châu.

 

Nhà bia phía bên trái mộ dựng tấm bia bằng đá hoa cương (đá Ganis) do vua Thành Thái  sai làm năm 1899 ,  sau khi tấm bia đầu đã bị quân Pháp chiếm đoạt. Nội dung tấm bia này giống y tấm bia trước.

 

Năm 1849, vua Tự Đức truy phong Phạm Đăng Hưng lên tước Đức Quốc công, cho trùng tu, mở rộng nhà thờ, xây thêm tam cấp, cổng tam quan, ban thần vị theo nghi thức cung đình

Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Đến năm Khải Định 1921, trùng tu một lần nữa.

Lăng Hoàng Gia còn được gọi là khu lăng mộ của “Thích lý” theo nghĩa là của “bà con nhà vua”. Nơi đây, đã được vua Bảo Đại cùng Hoàng Hậu Nam Phương đến viếng năm 1942 , và cựu hoàng Thành Thái cũng đã đến viếng sau khi về nước năm 1947.

Khu Lăng được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân địa phương cùng các nghệ nhân cung đình từ Huế  được phái vào, nên lăng mang những nét đặc trưng và phong cách của kiến trúc cung đình Huế .

Sau khi phải ký kết Hòa ước Nhâm Tuất (3 tháng 6  năm 1862) với thực dân Pháp , vua Tự Đức  đã sai Phan Thanh Giản  sang Pháp xin chuộc đất, một phần cũng vì lo sợ khu lăng mộ họ Phạm và khu lăng mộ họ Hồ (xem trang Hồ Văn Bôi ) ở Biên Hòa  bị đối phương xâm hại. Đến khi Hoà ước Giáp Tuất  (15 tháng 4 năm 1847) được ký giữa Pháp và Nam triều, việc bảo vệ khu hai đền mộ này được quy định tại điều khoản 5.

Ngày 2/12/1992, Bộ Văn hóa – Thông tin có quyết định công nhận Khu Lăng mộ Hoàng gia là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

 

Về Gò Công thăm lăng Hoàng gia, khám phá ra nhiều điều thú vị.

 

MỤC LỤC – GÒ CÔNG

MỤC LỤC TỔNG HỢP NHỮNG NẺO ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

 

 
Để lại bình luận

Posted by on Tháng Sáu 28, 2014 in Gò Công

 

Thẻ: , , , , , ,

Gửi phản hồi

Mời bạn điền thông tin vào ô dưới đây hoặc kích vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Log Out / Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Log Out / Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Log Out / Thay đổi )

Google+ photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Google+ Log Out / Thay đổi )

Connecting to %s

 
Theo dõi

Get every new post delivered to your Inbox.

Join 35 other followers

%d bloggers like this: