Chùa Hoa Long và đền Trần Khát Chân thuộc địa phận Làng Trung, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng với địa thế được 5 dãy núi. Bao gồm Mông Cù, Hùng Lĩnh, Cô Sơn, Kim Sơn và Kim Âu bao quanh tạo thế tựa vững chắc. Đây là quần thể lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật độc đáo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Hoa Long Tự – Chùa Hoa Long – Xã Vĩnh Thịnh
Chùa Hoa Long: Tên chữ là Hoa Long Tự hay còn được gọi là chùa Bản Thủy. Chùa được xây dựng từ thời Trần. Khi khởi dựng, chùa quay mặt hướng Bắc, nằm bên cạnh hồ sen. Bố cục theo hình chữ nhị (=) gồm hai tòa nhà Tiền đường và Hậu cung. Liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất. Bên trái phía trước chùa là một dãy nhà ngang dùng làm nơi cho sư trụ trì và khách thập phương nghỉ chân. Hiện nay, chùa Hoa Long còn lưu giữ được đôi câu đối ghi lại sự kiện khởi dựng chùa thuở trước:
“Bắc khởi Hoa Long tam Phật tự
Hương lưu Bản Thủy tứ thôn dân”
Nghĩa là:
“Phía Bắc khởi tạo chùa Hoa Long thờ Tam Bảo Phật Hương thơm lưu ở đất Bản Thủy bốn thôn đều thờ”.
Chùa Hoa Long tồn tại đến nay cũng đã được trùng tu nhiều lần. Dòng chữ chạm nổi ở trụ gian giữa nhà tiền đường cho biết thời gian tôn tạo chùa vào năm Nhâm Tuất. Đời vua Lê Hy Tông: “Hoàng Thượng Chính Hòa tam niên, Nhâm tuất tạo Thử thiên cổ tích danh lam Hoa Long tự”. Nghĩa là: “Năm Chính Hòa thứ 3 (1683) đời vua Lê Hy Tông, tức năm Nhâm Tuất tạo lập kiến trúc chùa Hoa Long thuở xưa”.
Dòng chữ trên thượng lương nhà tiền đường cũng cho biết thời gian di chuyển chùa đến địa điểm. trên khu đất ngày nay là năm Thành Thái thứ 4 (1892).
Cấu Trúc Của Chùa Hoa Long
Hiện nay nhà Tiền đường gồm 3 gian 4 mái uốn cong, lợp ngói mũi hài. Có kích thước: dài 9,3m; rộng 6,3m; kiến trúc gỗ gồm 4 cột cái, 2 cột quân ở hai vì kèo giữa. Ở hai trụ chính gian giữa chạm hình 2 tiên nữ có cánh như đang bay lên. Giữa hai trụ là bức chạm vân hóa long chầu mặt nguyệt. Hình ảnh long, ly, quy, phượng và còn rất nhiều mảng hoa văn đẹp khác trong chùa.
Đáng chú ý là bức cửa võng được chạm khắc chủ đạo trong nhà Tiền đường. Làm nền cho phật điện với lối chạm bóng đôi rồng được uốn thành 3 khúc đầu ngẩng lên. Chầu đỡ viên ngọc quý, những tia sáng tỏa ra xung quanh.
Hai bên tả và hữu của nhà tiền đường còn có các bức chạm khắc độc đáo khắc nổi 5 chữ Hán. “Xuân thời lạc Cảnh Thịnh” nghĩa là “Mùa xuân cảnh vui đẹp”. Cũng có thể người xưa muốn ghi khắc niên hiệu tạo nên tác phẩm nghệ thuật. “Vui mùa xuân năm Cảnh Thịnh” từ năm (1793- 1802).
Phần hậu cung gồm 3 gian nhà xây cuốn vòm với chiều dài 6m, rộng 4,3m. Hậu cung thông với tiền đường bằng 3 cửa. Phía trong xây bệ thờ Tam Bảo Phật bằng đá gọi là “Bệ tam thế” đặt 3 pho tượng quá khứ, hiện tại, vị lai được chạm bằng gỗ giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt trái xoan, tai phật chảy, mũi dọc dừa, mắt hơi nhìn xuống, miệng hé nở nụ cười.
Chân Bệ Tam Thế Của Chùa
Chân bệ Tam thế được trang trí hoa văn hình sóng nước, phía trên là 2 hàng cúc dây mềm mại uốn lượn nhịp nhàng.
Thân bệ được trang trí theo kiểu bổ ô dọc, kích thước không đều nhau mặt trước là 7 ô. Ô chính giữ chạm một bình hoa đang tỏa ngát hương thơm. 6 ô còn lại chạm hình 6 cô tiên nữ trong điệu múa dâng hoa. Phần trên của thân bệ chạm những cánh sen nổi. Gồm 4 lớp tạo thành một bông sen lớn rất độc đáo. Có thể nói những bức chạm khắc trên đá và trên gỗ ở chùa Hoa Long. Khẳng định tính độc đáo của di tích được kết tinh từ một bộ óc sáng tạo. Khiếu thẩm mỹ tinh tế và những đôi bàn tay tài hoa của cha ông chúng ta thuở trước. Nhân dân trong vùng lưu truyền sự linh ứng của ngôi chùa khi đến đây cầu tự.