BTO : Những Cuộc Hành Trình Xuyên Việt ( Trà Vinh)

Thảo luận trong 'Du lịch' bắt đầu bởi Thuốc Trừ Sâu, 13/10/10.

  1. Thuốc Trừ Sâu Thành viên mới

    Tiền:
    ₫0
    Chùa Mồng Rầy


    Đây là ngôi chùa Khmer cổ toạ lạc trên mảnh đất rộng 10 ha tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Tuy có tên Mồng Rầy (Kamponynikrodle) nhưng người dân ở đây vẫn quen gọi là chùa Hang vì kiến trúc cổng chùa giống cái hang.

    Sân chùa Mồng Rầy trước kia có đàn dơi đông vô kể. Tết Mậu Thân (1968), một quả bom rơi trúng chùa làm hàng trăm người chết và bị thương. Đàn dơi khiếp đảm bay đi mất. Sau hơn 40 năm trùng tu và xây dựng lại trên hoang tàn đổ nát, ngày nay từng đàn chim cò lại hội tụ về vườn chùa như một chốn bình yên. Du khách ghé thăm chùa bất kể giờ nào cũng có thể xem được.

    ---

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]
    Theo Blog Ricky

    1 people like this.
  2. Thuốc Trừ Sâu Thành viên mới

    Tiền:
    ₫0
    Chùa Sam Rông EK


    Xây dựng năm 1642 và đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, song chùa Sam Rông Ek ở thành phố Trà Vinh cơ bản vẫn giữ nguyên được kiến trúc truyền thống.

    Chùa có 4 cửa chính ở hai hướng đông, tây cùng 7 cửa sổ ở hai hướng nam, bắc tượng trưng cho ý nghĩa Phật ngự ở phía tây nhìn về phía đông ban phúc. Ngôi chính điện của chùa được quy vào một tam giác cân vì người Khmer quan niệm đây là hình ảnh chứa đựng vẻ đẹp hoàn mỹ và tuyệt đối. Mái chùa bao gồm ba lớp. Các góc mái hình đầu đao đuôi rồng cao vút uốn lượn tạo thành các dải giáp mí làm cho kiến trúc mềm mại, uyển chuyển, không gian thông thoáng và có nhiều ánh sáng lọt vào bên trong. Trong chính điện có pho tượng Phật Thích Ca cao 3m, ngồi bán già, tư thế thiền định. Tượng đặt trên bệ thờ cao, trang trí hoa văn hình học. Hai bên tượng Phật Thích Ca là 2 pho tượng chầu cao 2,5m, tư thế đứng, được mang về từ Angkor Wat. Rải rác khắp vườn chùa có 18 ngọn tháp, các tăng xá, thí xá viện, giảng đường, trường học, nhà thiền, phòng trụ trì, miếu Ông Tà…

    ---

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]
  3. aobaba_baohuyen Thành viên mới

    Tiền:
    ₫10
    Sâu được đi nhiều nơi quá ta. Thích nhỉ
  4. Thuốc Trừ Sâu Thành viên mới

    Tiền:
    ₫0
    Thíc đi hay thích mình
    hay bạn nói thích pài post??
    thích mà hok thanhk ..có nghĩa gì chứ?
  5. Thuốc Trừ Sâu Thành viên mới

    Tiền:
    ₫0
    Chùa Phướn

    Với người Khmer, nhà ở có thể đơn sơ, vách lá, mái lá nhưng chùa thì phải kiên cố, to đẹp, vì đây là nơi “sống gởi của, chết gởi xương”. Khu đất quanh chùa thường rất rộng, nhiều cây lớn, có khi um tùm như rừng. Chùa Phướn ở thành phố Trà Vinh là một trong những điển hình này.

    Người Khmer theo Phật giáo Tiểu Thừa nên trong chùa chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca và không có tiếng chuông, tiếng mõ. Chính điện là tòa nhà với bộ mái cong vút lên hình ngọn lửa nhiều tầng, viền ngói màu vàng rực. Tượng chim Krud trên các cột, tượng tiên nữ, tượng chằn Yeak hung dữ… đều mang dấu vết Ấn Độ giáo.

    Trong không gian chính điện, có nhiều tượng và tranh mô tả sự hóa thân của Đức Phật trong ba tư thế chính là: tu hành, đắc đạo và cứu vớt chúng sinh.

    ---

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

  6. aobaba_baohuyen Thành viên mới

    Tiền:
    ₫10
    thích là thích đi chơi. nếu coi mà bắt buộc người ta phải thanks thì tớ đây ko coi nữa đâu
    1 people like this.
  7. Thuốc Trừ Sâu Thành viên mới

    Tiền:
    ₫0
    Chùa Âng

    Chùa Âng (Angkorette Pali) là một trong số những danh lam cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Chùa toạ lạc trên khu đất rộng 4 ha giữa rừng cây cổ thụ ao Bà Om. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 10. Nhưng qua sổ sách lưu lại, chùa có trước năm 1715 và được trùng tu năm 1842.

    Cổng chùa trang trí tượng chằn Yeak, tiên nữ Ken Nar và chim thần Krud. Mái chùa có 3 tầng lợp ngói, được chống đỡ bởi 12 cây cột bằng gỗ quý sơn son thếp vàng vẽ hình rồng. Bên trong chính điện, tượng Phật Thích Ca cao 2m uy nghi tọa lạc giữa 50 tượng Phật khác nhỏ hơn. Vách và trần chính điện điểm tô hàng chục bức bích họa lớn với các chủ đề: Phật đản sinh, xuất gia, đắc đạo, nhập niết bàn…

    Giống như hầu hết những ngôi chùa Khmer khác, chùa Âng là nơi gửi gắm hài cốt các sư sãi sau khi mất. Chùa còn có phòng hốt thuốc nam chữa bệnh cho người dân địa phương và khách phương xa.

    Theo phong tục, thanh thiếu niên Khmer có vài năm tu ở chùa mới kể như thành nhân và thuận lợi cho việc kiếm vợ sau này. Việc tu hành của các nhà sư trẻ không bắt buộc về thời gian. Họ muốn tu bao lâu cũng được nhưng trừ ba tháng nhập hạ (từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 hàng năm) thì không được vào tu hoặc hoàn tục. Cộng đồng người Khmer tin tưởng rằng, sau một thời gian tu học tại chùa, các thanh thiếu niên sẽ được trang bị một kiến thức và nền tảng đạo đức căn bản để sống tốt hơn.
    ---
    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]
  8. Thuốc Trừ Sâu Thành viên mới

    Tiền:
    ₫0
    Ao Bà Om!



    Ao Bà Om (hay còn gọi là ao Vuông) ở phường 8, thành phố Trà Vinh là một thắng cảnh rất nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

    Ao có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m, xung quanh được bao bọc bởi các gò cát mấp mô và những hàng cây sao-dầu cổ thụ trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo thành nhiều hình thù kỳ thú. Mặt nước ao lúc nào cũng trong xanh, phẳng lặng và được phủ đầy bởi sen-súng.

    “Xưa kia, cô gái Khmer phải đi cưới chồng, hao tiến tốn sức. Bà Om cho vậy là bất công mới thách phái nam thi đào ao. Thời gian đào từ sẩm tối đến khi sao mai mọc. Phe đàn ông cậy khỏe, vừa đào vừa chơi cũng thắng. Bà Om nghĩ ra cách thả cây đèn gió, một loại đèn giấy, bay lên bằng sức nóng. Cánh đàn ông nhìn chấm sáng trên trời tưởng là sao mai đã mọc bèn về nhà ngủ. Phe nữ cắm cúi đào cho đến sáng thì toàn thắng. Bởi vậy ao có bên sâu bên cạn. Thua cuộc, phe đàn ông phải đi hỏi vợ, gian nan vất vả”.

    Cũng có một truyền thuyết khác kể rằng: “Ngày xưa, khi con người đặt chân đến đây thì ao đã có rồi. Mỗi năm vào mùa sa mưa, rau ngò om mọc đầy xung quanh, xanh tươi mơn mởn. Những đàn bò trên cánh đồng Lương Hòa, Nguyệt Hóa nhờ ăn nhiều rau om nên thịt thơm ngon nức tiếng một vùng. Do vậy, ao có tên là Ngò Om, qua thời gian biến âm thành Bà Om”.

    Ao Bà Om gắn liền với nhiều phong tục tập quán của bà con Khmer. Hàng năm, cứ đến ngày lễ Ok Om Bok, họ đều tổ chức cúng trăng, vui chơi, múa Rom Voong, thả đèn gió, mở hội thi chọn sắc đẹp... tô điểm cho cảnh ao thêm náo nhiệt nhưng cũng không kém phần lãng mạn.

    ---

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]

    [IMG]