Lăng Nguyễn Hữu Hào Đà Lạt
Lăng Nguyễn Hữu Hào Đà Lạt –Lăng Cha của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ vua Bảo Đại tại Đà Lạt là một công trình nằm trên đường Vạn Thành – Tà Nung, nằm trên một ngọn đồi ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt.
Đây là một di tích lịch sử nhưng chưa được đưa vào khai thác du lịch tại Đà Lạt, mà đến nay, di tích này trở thành một địa điểm hoang sơ, không được tôn tạo và trở nên hoang tàn.
Sơ lược về ông Nguyễn Hữu Hào, vốn là người Gò Công, Tiền Giang. Sau cưới vợ là bà Lê Thị Bình, và hạ sinh được một con gái mà sau này trở thành Nam Phương Hoàng Hậu của vua Bảo Đại.
2 vợ chồng được Nam Phương Hoàng Hậu đưa lên sống tại Đà Lạt, và khi mất, được con gái xây lăng chôn cất tại đây.
Di tích này mang đậm sắc thái Đông Phương, với những thiết kế có nết tương tự với các lăng mộ vua chúa ở Huế. Tại lăng hiện nay, tuy đã trở thành phế tích nhưng vẫn còn lưu lại 2 ngôi mộ, cùng những bàn thờ dùng cho việc cúng tế.
Một cặp câu đối bằng Hán Tự được đề chữ ngay trong lăng để tỏ lòng biết ơn của Nam PHương Hoàng Hậu với đấng song thân đã được tìm thấy và dịch nghĩa: Dữ Quốc Đồng Hưu Thiên Cổ Hà Sơn Thư Khoán Vĩnh – Dưỡng Thân Dục Đãi Bách Niên Phong Thụ Đỉnh Chung Bi ( tức là: “Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử – Nuôi dưỡng cha me, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh)
Câu đối còn lại đã khám phá ra được những chữ bị mất sau này là: “Chất Giáng Tru Thiên Phảng Phất Anh Linh Quy Thổ Lạc – Chung Trừ Túc Địa Uất Thông Vương Khí Hộ Giai Thành” (tức là: “Chót vót chống trời, phảng phất khí thiêng về nơi an lạc – Đất thiêng tốt lành, bao trùm vương khí bảo vệ chốn giai thành”
Việc nằm trong một khu rừng thông xanh mát tại thành phố Đà Lạt, khiến cho không khí nơi đây rất thoáng đãng, nhưng vì vậy cũng tạo nên không khí khá âm u, vắng lặng
Tuy nhiên, việc it người lui tới, cũng như không được sự chuyên trách của chính quyền, nơi đây cũng đã trở thành một địa điểm tụ tập của một số thành phần bất hảo.
Địa chỉ: Ngã 3 Hoàng Văn Thụ – Vạn Thành, Đà Lạt