Có thể nói, Việt phủ Thành Chương là một vương quốc của những điều muôn năm cũ mà khi bước chân qua cổng phủ, dường như ta đã được đắm mình trong hơi thở văn hóa Việt từ ngàn xưa tụ về.

    Họa sĩ Thành Chương - chủ nhân Việt phủ đã làm nên một tác phẩm sắp đặt thật kỳ diệu trên 10.000 m2 vốn chỉ là triền đồi khô cằn và hoang hóa ở thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội… 

    Dường như những nét tinh túy nhất của văn hóa Việt đều được hội tụ tại đây. 

    Chạm vào bất cứ món đồ nào trong phủ, ta đều có cảm giác về một mối giao hòa tự nhiên với cha ông thủa trước. 

    Từ những nét rêu phong giếng cổ; đến đàn chó đá cả trăm con, mỗi con một vẻ, một thời; hay những nhà Thủy Đình, nhà Tường Vân, nhà Đại Khoa, tháp Sơn Tĩnh; rồi nhà đất xứ Bắc, nhà sàn xứ Mường, nhà rường xứ Huế… Hay bảo tàng của hàng nghìn món đồ cổ đắt giá, rất nhiều trong đó đã có niên đại cả ngàn năm.

    Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

    Họa sỹ Thành Chương: "Tôi sẵn sàng chào đón những nhà đầu tư 
    có cùng ý chí, tầm nhìn lớn vì một nền văn hóa Việt 
    đến chung tay bồi đắp Việt phủ quy mô hơn, tầm cỡ hơn" 

     

    Điều kỳ diệu là với hàng ngàn vạn cổ vật hiện diện trên từng m2 Việt phủ nhưng khi đến đây, người ta không thấy lạnh lẽo mà ngược lại, như được trở về gian nhà xưa. Tất cả như lạ như quen, nhuốm màu thời gian nhưng cũng rất gần gũi như khi ta bước chân vào cổng làng, những làn khói bếp tỏa ra trên mỗi mái nhà tranh buổi lam chiều.

    Hẳn khi nghe kể đến đây, bạn đọc sẽ không còn chê người viết “nổ” khi cho rằng, 10.000 m2 đất đồi và tài sản trên đó là “tư gia" đắt nhất Việt Nam. Nhưng nếu mục sở thị Việt phủ, ngắm nhìn những tạo tác thấm đẫm hơi thở ngàn xưa trong từng góc nhỏ thì hẳn mọi người sẽ lại cho rằng, công trình này là vô giá!

    Hỏi Thành Chương về giá cả xây dựng, ông cũng trả lời rằng, không thể đi cân đo đong đếm tâm huyết cả một đời. Thực tế hơn, Giám đốc điều hành Việt phủ, cũng là bà xã của hoạ sĩ Thành Chương, chị Ngô Hương kể, “thời gian đầu xây dựng, chúng tôi cũng lưu lại hóa đơn, chứng từ, nhưng rồi quyết định thoát khỏi sổ sách để không phát sốt lên vì tiền. Chúng tôi chỉ là nghệ sĩ tự đầu tư cho chính mình”.

    Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng, có rất nhiều lời nói sâu sắc của những nhân vật quan trọng, nhưng người viết ấn tượng nhất với cảm tưởng của ngài Raymond Burghard, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam: “Người ta thường nói, biến giấc mơ thành hiện thực. Nhưng với công trình này, ông là người đã biến hiện thực thành giấc mơ”.

    Nhưng nói gì thì nói, có những điều mà chủ nhân Việt phủ này phải chấp nhận, hiện thực vẫn là hiện thực. Đó là dù công trình tâm huyết cả một đời, nhưng sức (một) người bao giờ cũng hữu hạn. Dù nổi tiếng là họa sĩ đương đại Việt Nam có tranh bán nhiều nhất và đắt nhất, nhưng để dựng thành Việt phủ hôm nay, họa sĩ đại gia Thành Chương cũng phải thế chấp mọi tài sản để vay ngân hàng nhằm có kịp tiền xây dựng. Bởi công trình này dù được coi là điểm nhấn của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, từng được rất nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài coi là biểu tượng đậm đà nhất của hồn Việt, nhưng góp sức về vật chất thì chưa có ai hay tổ chức nào đã từng…, vả lại chính chủ nhân cũng muốn độc lập 100%.

    Chính vì vậy, sau 7 năm mở cửa miễn phí, Việt phủ Thành Chương đã bán vé tham quan, giá vé khá cao bởi như Thành Chương nói, ông không muốn kiếm tiền bằng mọi giá, điều đó có thể khiến “những xô bồ, ồn ã ảnh hưởng đến một không gian văn hóa cần sự lắng sâu”.

    Đầu tư lớn như thế, gia sản này có thể định giá tới vài chục triệu đô la Mỹ, nhưng giờ đây ông thanh thản. Và lại đau đáu với những kế hoạch, những dự định mở rộng khu văn hóa Việt này lên gấp năm, gấp mười hiện nay. Ý tưởng đã chín, những phác thảo đầu tiên của một công trình tầm cỡ hơn cũng đã hình thành, nhưng đã đầu tư, dù là đầu tư văn hóa thì không thể không nhắc đến tiền.

    Trước khi chia tay, tôi hỏi ông có sẵn sàng đón nhận sự đầu tư của người khác vào đây không? Thành Chương bảo, ông sẵn sàng cùng ai đó chung tay bồi đắp Việt phủ tầm cỡ hơn, quy mô hơn. Vì bản thân không gian văn hóa này khi hình thành đã là vì xã hội, của xã hội, mà bản thân ông và người vợ tháo vát chỉ là người quản lý, giữ gìn.

    “Chỉ có một điều kiện duy nhất và bất di bất dịch, đó phải là những nhà đầu tư có cùng ý chí, tầm nhìn lớn vì một nền văn hóa Việt”, Thành Chương trả lời. 

    Một số hình ảnh của Việt phủ Thành Chương: 

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

    Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia

     

     Theo Trọng Hiếu - Hoài Nam

    Đầu tư chứng khoán