Theo tin tức, sau khi làm lễ ở sân đình vua, chúa và quan lại được các thanh niên trai tráng trong làng rước lên đền Sái làm lễ. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm. Chốc chốc nhóm trai làng lại reo hò nhộn nhịp.
Sáng ngày 10/2, hàng nghìn người dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã tưng bừng lễ hội rước "vua sống" được duy trì cả nghìn năm nay diễn ra ở đền Sái.
Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi. Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước "vua sống" diễn ra vào 11/1 âm lịch.
Mỗi một năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai "Vua, Chúa" và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Năm nay, ông Trần Văn Chương (72 tuổi) có vinh dự làm vua.
Còn người đóng vai Chúa là ông Lê Quang Hân (70 tuổi). Ông Hân cho biết, có được vinh hạnh này là rất may mắn, phải mở tiệc khao cả làng.
Bốn vị "quan tứ trụ triều đình" gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi.
Trước khi màn rước "Vua" là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái với màn quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn.
Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống hùng hồn, trang nghiêm.
Kiệu chúa đi trước dẹp đường cho kiệu vua.
Chúa trên tay cầm thanh gươm, lộ vẻ mặt oai vệ.
Người khiêng kiệu cho vua, chúa đều là những trai trẻ trong làng.
Đi được một đoạn, nhóm trai làng lại hô vang. Vua nhiều khi nghiêng ngã khi bị hất lên.
Quân lính "nhí" tháp tùng vua, chúa, quan lại.
Theo sau nhà vua là các kiệu chúa.
Sau khi làm lễ đón vua về đền làm lễ, chúa thực hiện nghi lễ chém ma gà. Năm nay chỉ chém tượng trưng đó là tự tay chém 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá và đổ bát tiết gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà.
Vua cùng con cháu kính cẩn vái lại tại đền. Sau đó vua sẽ trở về nhà vái lại tổ tiên, dòng tộc.
Văn Định
> Tết ế của khu dân cư vùng ven đô
> Đèn lồng đỏ rực phố phường Hà Nội dịp Tết
> Video toàn cảnh cánh đồng hoa rực sáng lúc 0h
>Đàm Vĩnh Hưng - Mỹ Tâm chúc Tết bạn đọc báo Người đưa tin
>Tết Nguyên đán: Mr Đàm tiết lộ kế hoạch 'hoành tráng' năm Giáp Ngọ
>Ca sĩ Tùng Dương chúc Tết, 'mừng tuổi' độc giả Người đưa tin
>Clip: Tiếp viên hàng không nhảy múa tưng bừng tại sân bay
Văn Định
Mời quý độc giả đọc báo qua RSS để có thêm nhiều thông tin hơn.
Tin khác
-
Tây đến Việt Nam lấy vợ kiểu du lịch sex
-
Ngựa - hình ảnh đặc biệt trong đời sống văn hóa Việt Nam
-
Phong tục đón tết Trung thu tại Việt Nam
Đua theo nước ngoài, Việt Nam 'sính' đám cưới… sex
Ảnh, clip: Đồ Sơn, Quất Lâm mại dâm vẫn nhộn nhịp
Hai lão ngư mù bám biển mưu sinh
Về 'thành phố ma' xem người chết 'nuôi' người sống
Lễ hội của tục lệ “tắt đèn” độc đáo (kỳ 1)
Phận đời những 'bóng hồng' mưu sinh nơi cảng cá Cửa Sót
Khốn khổ xóa hình xăm tiền triệu để... đi xin việc
Những phong tục kỳ lạ trên đảo Long Sơn
Thương nhớ mùa Trung thu xưa