Làng Cổ Am

Cổ Am là một làng cổ thuộc thành phố Hải Phòng, nổi tiếng bởi là nơi sinh ra nhiều nhân tài và học giả lớn của Việt Nam. Nơi đây từ xa xưa đã có câu “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện” để nói về Cổ Am và Hành Thiện là hai vùng đất khoa bảng nổi tiếng.

Cổ Am nằm ở tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, nơi giáp ranh với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, có diện tích 337ha, là nơi sinh sống của hơn một nghìn hộ dân. Tên cũ của Cổ Am là làng Úm Mạt. Xã Cổ Am do phù sa hai con sông lớn là sông Thái Bình và sông Hóa bồi đắp thành.

Xã Cổ Am xưa có tên là Úm Mạt thuộc tổng Đông Am, Hải Dương. 800 năm lịch sử sáng nghiệp, mảnh đất Cổ Am được biết đến “Cổ Am tiếng nhất xứ Đông” về truyền thống đất hiếu học, làng khoa bảng. Tọa lạc trên vùng hạ lưu sông Hóa, cách biển chừng vài dặm đường chim bay, đất và người Cổ Am tự thưở dựng ấp, lập thôn luôn luôn phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt. Đồng chua, nước mặn, đất chật, người đông, ấy cũng là cái duyên cơ mà người dân nơi đây, ngoài nghiệp trồng lúa còn có một thứ nghề: “Nghề học”.

Các công trình truyền thống

Công trình tôn giáo tín ngưỡng

  • Đình Làng

Theo các cụ cao niên trong làng, Cổ Am trước đây có 4 ngôi đình ở mỗi thôn, và không có đình chung của làng cho thấy sự đậm đặc của công trình tín ngưỡng ở nơi đây. Tuy nhiên bây giờ chỉ còn giữ lại được một ngôi đình là Đình Phần. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phần, công trình nghệ thuật độc đáo có niên đại gần 400 năm.

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phần toạ lạc trên thế đất cao rộng hơn 1000m2 ở thôn Thuận Hoà, với thế đất đắc địa “Minh đường, hậu chẩm”, tụ thuỷ, tụ phúc của vùng. Ấn tượng nhất của kiến trúc là sự liên kết giữa các toà được sắp xếp liên hoàn theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” tạo cho đình quy mô bề thế, không gian liên hoàn, thoáng đãng mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn kế thừa những giá trị kiến trúc cổ truyền thống vùng Bắc Bộ, pha trộn nhiều nét kiến trúc Trung và Nam Bộ. Phần con sơn đỡ mái, sử dụng gốm men lam được gắn kết với các loại vật liệu chính là hệ thống gỗ lim kiểu chồng rường, giá chiêng, con bẩy. Các nghệ nhân dân gian tinh tế sử dụng vôi với mật ong và bột giấy để tạo nên loại vật liệu gắn kết các mảnh gốm, trang trí câu đối, đại tự, phù điêu. So với những di tích khác trong vùng, hiện di tích kiến trúc đình Phần lưu giữ được nguyên vẹn một số kiến trúc nguyên bản thời khởi dựng như 2 toà tiền bái, đại bái, hậu cung, tả vũ, hữu vu, cùng một số di vật cổ thời Nguyễn như tượng, sắc phong, chấp kích, long ngai, khám thờ, nhang án, kiệu bát cống, lư hương…

  • Chùa
    a. Chùa Mét 

Chùa Mét được khởi công xây dựng vào cuối triều Trần (1226 – 1400). Tương truyền sau khi thất bại trong cuộc giao chiến với bọn giặc Minh xâm lược, vị tướng nhà Trần là Trần Khắc Trang đã đem gia đình vào khu rừng Mét mai danh ẩn tích. Trong thời gian ẩn cư, ông đã xây dựng ngôi chùa trên nền đất gia đình và có tên gọi chùa Mét.Chùa Mét là một công trình văn hóa – nghệ thuật cổ được xây dựng trên vùng đất Cổ Am giàu truyền thống yêu nước. Lịch sử chùa gắn liền với những bước phát triển thăng trầm của con người làng Cổ Am. Đến nay ngôi chùa này còn giữ được một tấm bia đá khá lớn dựng năm Tự Đức nhị niên (1849). Trong khu tháp tổ của chùa có một ngôi tháp chôn xá lị sư Trần Khắc Trang

b. Chùa Hà

Theo sử sách còn lưu lại, đình được xây dựng vào thời Triều Nguyễn, năm Tự Đức 1873, là nơi thờ Thái úy Trấn Hưng Phạm phủ quân có tên thật là Phạm Trấn – thành hoàng làng Gia Cát. trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược. Năm 1986, đình bị phá vỡ. Tháng 5-2006 Người dân cùng chính quyền khởi công xây dựng lại chùa Hà.

  • Miếu

Miếu Tràng, xã Cổ Am (hay còn gọi là Miếu Sanh vì có Cây Sanh cổ thụ rất to trong miếu) được xây dựng từ thế kỷ 14. Miếu Tràng là nơi thờ tự nhiều người có công trạng với đất nước, với nhân dân như: Đức vương Ngô Quyền; Tể tướng Tô Hiến Thành, nhân vật nổi tiếng dưới thời vua Lý Anh Tông; danh tướng Phạm Trấn. Ngoài ra nơi đây còn thờ Khổng Tử; Tống Thái Hậu, mẹ của vua Tống Đế Bích. Miếu Tràng nằm bên trục đường chính  giữa lòng Cổ AmTrải qua hơn 600 năm, miếu Trà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cùng nhiều cổ vật có giá trị. Năm 1999, miếu được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Hiện trên cổng tam quan còn giữ được 4 chữ “Chính – Khí- Hạo – Nhiên” (có nghĩa vùng đất này là nơi hội tụ khí thiêng của trời đất, sinh ra người tài). Các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định cả nước hiện có 2 nơi thờ tự có khắc 4 chữ như vậy. Một là trên cổng dẫn lên đền thờ các vua Hùng tại Phú Thọ; hai là tại miếu Tràng.

Bước qua cổng miếu rêu phong cổ kính như lạc vào một thế giới khác. Bức tường vây tróc từng mảng vữa để lộ những viên gạch đã xỉn màu. Gốc cây cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi xù xì tỏa ra những tán lá to rộng bao trùm ngôi miếu tạo nên một không gian thật u tịnh.

 

Về tổng thể, miếu Cây Sanh còn giữ được nguyên vẹn tổng thể kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Kiến trúc chính của miếu gồm hai tòa tiền đường, mỗi tòa năm gian, cấu trúc theo kiểu “trùng thềm điệp ốc” và một gian hậu cung luôn đóng kín bởi lớp cửa gỗ chạm thủng hình chữ “thọ” sơn son thếp vàng. Dẫn vào hai tòa tiền đường là hai lầu được xây nổi làm gác chuông, gác khánh. Mái lợp ngói vảy rồng, uốn cong bốn góc mềm mại, chạm trổ phượng long. Cửa gỗ lim theo lối “cửa tùng cung khách” quen thuộc trong kiến trúc dân gian của vùng Bắc bộ. Những nét điêu khắc, chạm trổ rất tinh tế, mềm mại. Hai bên tả hữu là hai dãy giải vũ năm gian đối xứng nhau qua sân tế, tạo thành khuôn viên khép kín với hai tòa tiền đường.

Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt, hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen

Cây Sanh cổ thụ và hồ bán Nguyệt

Công trình nhà ở cổng nhà ở

Theo số liệu thống kê sơ bộ ở Cổ Am còn khoảng hơn 20 ngôi nhà trên dưới trăm tuổi. Những ngôi nhà cổ ở Cổ Am đều được người dân chú ý tu bổ giữ gìn, một số được sử dụng như nhà ở thông thường còn lại đa phần đều được dùng làm từ đường.

Do cấu trúc đặc biệt nên nhà ở Cổ Am theo dạng chia lô, các nhà san sát nhau chỉ có một khoảnh sân nhỏ và hầu như không có vườn, theo như  dân làng ví von là “ Giọt tranh nhà này rơi xuống mai hiên nhà kia” .

Nhà ở chủ yếu ở làng vẫn theo lối nhà cấp bốn mái gạch đỏ thời xưa.  Nên nhìn từ trên cao tạo nên một khung cảnh làng quê rất mộc mạc và thân quen.

Từ Đường họ Lê Đức gần trăm năm tuổi. Từ Đường họ Đỗ Chung đã được sửa sang lại nhưng vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc Xưa.
Nhà cổ của Ông Giao – một trong những ngôi nhà hiếm hoi theo kiến trúc nhà vườn.

Nhà ở Cổ Am phát triển theo cấu trúc hình xương cá, một lối cấu trúc tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ. Nhưng điểm khác biệt ở nơi đây ( so với Ước lễ – cũng cấu trúc làng hình xương cá) là sự phát triển trật tự , ngăn nắp, của các nhánh đường nhỏ.

Dân cư sống  hai bên đường chính của làng theo chiều ngang từ 200-300m ( chiều dài khoảng 2km). Trước đây trục đường chính được ghép gạch chỉ ghép ngang rẻ về hai phía vỉa xương cá. Theo cụ Giao, là không nơi nào có được đường làng ghép gạch chỉ như làng của cụ. Từ trục đường làng chính tỏa đi nhiều nhánh vào lối xóm. Nhưng các nhánh đều thẳng tắp ngay ngắn rất trật tự. Các nhà san sát nhau  trên nhưng khoảnh đất vuông vắn được phân chia đều đặn.

Đường làng to rộng, sạch sẽ với những ngôi nhà cấp 4 mái ngói đậm chất nông thôn Việt Nam Ngõ xóm thẳng tắp khang trang hiện đại nhưng vẫn đậm chất nông thôn Việt Nam.

Cảnh quan tiêu biểu

Ao làng

Do vị trí địa lý nằm một bên sông và  cấu trúc đặc biệt, các hộ gia đình ở san sát nhau và diện tích đất nhỏ nên  Cổ Am hầu như không có ao làng, và ao hộ gia đình

Cây cổ thụ

Cổ am còn hai cây si cổ thụ nghìn năm tuổi ở miếu Xanh

Kênh mương

Làng nằm gần sông nên có một hệ thống mương nước dọc theo hai bên sườn làng

Cánh đồng thuốc lào bát ngát bao bọc xung quanh làng

Các Giá trị văn hóa phi vật thể

Từ rất lâu đời Cổ Am nổi tiếng là một vùng đất sản sinh ra rất nhiều danh nhân khoa bảng. Nơi đây từ xa xưa đã có câu “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện” để nói về Cổ Am và Hành Thiện là hai vùng đất khoa bảng nổi tiếng. Học Hành được coi là một nghề của làng.

Đánh giá cảm nhận chung nét nổi bật.

Tuy nằm ở Huyện Vĩnh bảo một huyện cách xa trung tâm thành phố Hải Phòng, nhưng Cổ Am là một làng phát triển trù phú. Tuy phát triển trù phú nhưng cổ Am vẫn giữ được những nét đậm chất làng quê Việt. Những mái nhà đỏ rêu phong, những tường gạch cũ, cổng nhà gỗ đậm chất xưa vẫn còn tồn tại ở nơi đây. Sự phát triển ở Cổ Am rất đồng đều và không ồ ạt, tuy phát triển nhưng không bị đô thị hóa quá nhiều. Những ngôi nhà cổ ở đây vẫn được người dân giữ gìn bảo vệ và tôn tạo, những công trình tín ngưỡng vẫn giữ được sự nguyên bản không bị biến đổi. Có thể thấy được sự ý thức của người dân Cổ Am trong việc giữ gìn được những di sản từ ngàn xưa của làng. Đây là một điều nên được phát huy học hỏi

Thanh Thúy

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC