ĐỀN VÀ ( SƠN TÂY - HÀ NỘI)
Đền Và thuộc địa phận xã Vân Gia, thôn Trung Hưng ( nay là phường.Trung Hưng) thuộc thị xã Sơn Tây - Hà Nội. Đền là nơi thờ những người có công với nước được nhân dân suy tôn, phong thánh và lập đền thờ ( V.d : Đền Hùng). Đền Và là nơi thờ 1 trong tứ bất tử trong tâm linh của người Việt- Thánh Tản Viên - vị thánh thuộc hàng Thượng đẳng tối linh thần.
Đền Và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1964.
Đền Và có từ rất, rất lâu..theo Đại Việt sử ký toàn thư và Văn bia có tại đền, đền được dựng khá sớm sau thời đại Xích quỷ, Văn lang và Hồng Bàng...nhưng quy mô đền như ngày nay được hình thành từ thời Minh Mạng thứ 10 ( 1829) trải qua nhiều lần trùng tu các thời Thành Thái, Bảo Đại và gần nhất năm 2008.Đền vẫn giữ nguyên được dáng vẻ, đường nét kiến trúc vốn có và sự cổ kính, nguyên sơ mà không phải di tích nào sau trùng tu đều có được.
Điện thờ chính và gác chuông, gác trống.
Đền Và nằm trong khối quần thể thờ thánh Tản ( Xem " Đường lên non Tản " tại blog này) từ đền Thượng, đền Hạ và đền Và
Đền Và là 1 trong tứ đền : Đông cung ( Đền Và ) Nam cung (xã Tản lĩnh - huyện Ba Vì)Tây cung( xã Minh quang- Ba Vì) và Bắc cung ( xã Tam Hồng- Phú Thọ)nhưng vị trí và vai trò của đền và thì thật đặc biệt :
Vị trí : Đền nằm gần trung tâm Xứ Đoài- Thành cổ Sơn Tây, không xa trường quốc học Văn Miếu ( vị trí khu nhà 7 tầng- Khu chế biến thức ăn gia súc- ngày nay thuộc Phường Phú Thịnh- Sơn Tây ) và trong trục thần đạo có Đàn tế Xã Tắc - đàn tế trời đất xứ Đoài- Tứ trấn của kinh thành Thăng Long( khu vực cầu Cộng- cũng là trại giam phi công Mỹ nổi tiếng với vụ tập kích Sơn Tây- có thể nói ở Sơn Tây- di tích chồng lên di tích).
Địa lý : đền nằm trên một ngọn đồi nhỏ dáng mai rùa, trên một diện tích rộng 18 ngàn ha , trong cánh rừng Lim ngàn tuổi ( người dân nơi đây không gọi là cây Lim mà là cây Lem,
Sơn Tây với những con phố cổ, rợp những tán bàng , người ta có câu ví von về sự trường tồn của những cây bàng cổ : Bàng già bằng bà Lem ! )
Kiến trúc : Kiến trúc của đền từ xưa đã có quy mô và vẻ đẹp tinh tế, tại đền còn lưu giữ 50 câu đối cổ đủ các chất liệu và 18 đạo sắc phong các triều đại, nhiều tượng thờ và cổ vật quý báu.
Điều đáng nói , trên vùng đất của đá ong và mây trắng, ngôi đền cũng được xây bằng chất liệu bền vững, mộc mạc và độc đáo ấy. Xung qua bao bọc ngôi đền cực kỳ linh thiêng này là bức tường đá cao hơn 2m được xây theo lối thượng thu hạ thách vững trãi và uy nghi
Trấn trước của đền là bức bình phong " Long cuốn thủy" cổ kính, được ghép từ những mảnh sứ cổ, sau lưng bình phong là miếu thờ quan ngũ dinh.
Nét mền mại của bức bình phong cổ, hình cá luôn có trong trang trí của nền văn minh sông nước.
Theo truyền thuyết , khi Thánh Tản đánh cá, ngài bắt được 1 con cá trê có chửa, ngài thả xuống sông Tích, con cá biết ơn, sau khi sinh nở, cả đàn cá tụ về hướng trầu lên đền.Nơi ấy được gọi là làng cá trê ( làng Thanh Mỹ )giữa 1 vùng bình địa nổi lên 9 tảng đá xanh hình đàn cá trê thật lạ kỳ .Tục đánh cá theo phương pháp cổ truyền, gọi là đánh " dọc sào " đến nay vẫn còn.
Lễ hội : Tương truyền Thánh Tản mỗi lần hạ sơn đều ngự ở đây, nên ngai vị và kiệu thờ ngài cực kỳ linh, nhằm các năm : Tý, Ngọ, Mão , Dậu ( Xuân thu nhị kỳ ) là tổ chức rước lớn, kiệu thánh đi qua các con phố , nơi đâu cũng hàng trăm bàn thờ vọng, lũ trẻ tụi tôi thì háo hức đợi kiệu ngài đi qua để " chui kiệu" cầu mong sức khỏe, học hành giỏi giang..Kiệu đi ra cảng đến đền Giội( Vính Phú) thì dừng lại để lấy nước, dân các vùng Phúc Thọ, Ba Vì, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Phú Thọ làm lễ tế kín đặc cả bờ sông, nước sông như ngưng chảy !
Hai bên lối vào đền là dãy hàng quán giản dị , với những sản vật ẩm thực địa phương đã nổi tiếng: báng tẻ làng Phú Nhi; kẹo lạc, kẹo dồi làng Đường Lâm, uống cùng chè tươi làng đồi Trung Hưng, Kim sơn.
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 15:51 27/11/2011
Số lượt xem: 101
LỜI NHẮN THÂN THIỆN